Thuốc Biseptol: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Thuốc biseptol có tên gốc là trimethoprim là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Thuốc trimethoprim có dạng viên nén với hàm lượng 100mg hoặc có hàm lượng 480mg. Những thông tin được cung cấp dưới đây không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.

1. Tác dụng của thuốc trimethoprim là gì?

Trimethoprim là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn. Thuốc kháng sinh này chỉ dùng điều trị nhiễm khuẩn. Thuốc sẽ không hiệu quả với chứng nhiễm virus (ví dụ như cảm lạnh thông thường, cúm). Việc sử dụng không cần thiết hoặc sử dụng quá mức bất kỳ kháng sinh nào có thể dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc.

Thuốc này cũng có thể được dùng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng phổi (viêm phổi Pneumocystis carinii) và ngăn ngừa nhiễm trùng thận cho một số bệnh nhân.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ được sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

2. Liều dùng thuốc trimethoprim dành cho người lớn

Liều dùng cho người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu

  • Nhiễm trùng cấp tính không biến chứng: Bạn uống 100mg cách mỗi 12 giờ hoặc dùng 200mg mỗi 24 giờ trong vòng 10 ngày.
  • Liều dùng dự phòng viêm bàng quang: Bạn uống 100mg trước khi đi ngủ trong vòng từ 6 tuần đến 6 tháng.

Liều dùng cho người bị viêm phổi do nhiễm trùng bào tử Pneumocystis cariniiBệnh nhân nhiễm HIV: bạn dùng 15mg/kg/ngày chia làm 3 lần (dùng thêm 100mg mỗi ngày) trong vòng 21 ngày.Trimethoprim với dapsone được khuyến cáo là phương thuốc điều trị thay thế cho chứng viêm phổi do nhiễm trùng bào tử Pneumocystis jiroveci mức nhẹ đến trung bình.

Nhiễm trùng phổi
Trimethoprim được dùng trong điều trị một số bệnh nhiễm trùng phổi

3. Liều dùng thuốc trimethoprim cho trẻ em

Liều dùng cho trẻ bị viêm tai giữa:

Nhiễm trùng cấp tính: Trẻ em 6 tháng tuổi trở lên: bạn cho trẻ uống 5 mg/kg mỗi 12 giờ trong vòng 10 ngày.

Liều dùng cho trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu:

Nhiễm trùng cấp tính không biến chứng:

  • Trẻ em từ 12 đến 18 tuổi: bạn cho trẻ uống 100mg cách mỗi 12 giờ hoặc 200mg mỗi 24 giờ trong vòng 10 ngày.
  • Trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 12 tuổi: dùng 2 – 3 mg/kg cách mỗi 12 giờ trong vòng 10 ngày.
trẻ uống thuốc
Liều dùng thuốc trimethoprim cho trẻ em cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ

4. Cách dùng thuốc trimethoprim

Bạn đo liều dùng cẩn thận bằng muỗng thuốc/cốc thuốc. Bạn uống thuốc khi bụng trống ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể dùng thuốc chung với thức ăn nếu bạn bị đau bao tử. Liều dùng dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và sự thích ứng với việc điều trị.

Thuốc kháng sinh hoạt động tốt nhất khi lượng thuốc trong cơ thể được giữ ở mức ổn định. Vì vậy, bạn hãy uống thuốc với khoảng cách đều nhau và tiếp tục dùng thuốc này cho đến khi dùng đủ số thuốc quy định, ngay cả khi các triệu chứng biến mất sau một vài ngày. Việc ngưng dùng thuốc quá sớm khiến vi khuẩn tiếp tục phát triển, trong đó có thể dẫn đến nhiễm trùng tái phát. Thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn vẫn tồn tại hoặc xấu đi sau vài ngày.

5. Tác dụng phụ

Hãy dừng dùng thuốc và đến ngay cơ sở y tế khi có bất cứ dấu hiệu dị ứng như: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm, lở loét trong miệng và cổ họng;
  • Tái da, dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường (ở mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng), có đốm tím hoặc đỏ dưới da;
  • Mức kali tăng cao (tim đập chậm, mạch yếu, yếu cơ, cảm giác tê);
  • Nhức đầu dữ dội kèm chuột rút cơ bắp, lú lẫn, suy nhược, mất phối hợp, cảm giác không ổn định, thở yếu hoặc thở nông.

Tác dụng phụ thường gặp khác bao gồm:

  • Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy;
  • Đau hoặc sưng lưỡi;
  • Ngứa nhẹ hoặc phát ban da.

Đây không đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác, nhưng không được đề cập tới do tính phổ biến của nó. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

đau bụng
Tác dụng phụ của thuốc có thể gây đau bụng

6. Trước khi dùng thuốc trimethoprim, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý.

7. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc trong trường hợp đặc biệt ( khi mang thai, cho con bú, phẫu thuật,...)

Hiện nay, vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến của bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

8. Thuốc trimethoprim có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem.

Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc trimethoprim gồm:

STT Tên thuốc STT Tên thuốc STT Tên thuốc
1 Bepridil 21 Benazepril 41 Erythromycin
2 Cisapride 22 Bretylium 42 Flecainide
3 Dofetilide 23 Candesartan Cilexetil 43 Fluconazole
4 Levomethadyl 24 Captopril 44 Fluoxetine
5 Mesoridazine 25 Chloral Hydrate 45 Foscarnet
6 Pimozide 26 Chloroquine 46 Fosinopril
7 Terfenadine 27 Chlorpromazine 47 Gemifloxacin
8 Thioridazine 28 Clarithromycin 48 Halofantrine
9 Acecainide 29 Desipramine 49 Haloperidol
10 Ajmaline 30 Dibenzepin 50 Halothane
11 Amiloride 31 Disopyramide 51 Hydroquinidine
12 Amiodarone 32 Dolasetron 52 Ibutilide
13 Amisulpride 33 Doxepin 53 Imipramine
14 Amitriptyline 34 Droperidol 54 Irbesartan
15 Amoxapine 35 Eltrombopag 55 Isoflurane
16 Aprindine 36 Enalapril 56 Isradipine
17 Arsenic Trioxide 37 Enalaprilat 57 Leucovorin
18 Astemizole 38 Enflurane 58 Lidoflazine
19 AzilsartanMedoxomil 39 Eplerenone 59 Lisinopril
20 Azimilide 40 Eprosartan 60 Lorcainide
61 Losartan 71 Pirmenol 81 Risperidone
62 Mefloquine 72 Prajmaline 82 Sematilide
63 Mercaptopurine 73 Probucol 83 Sertindole
64 Methotrexate 74 Procainamide 84 Sotalol
65 Moexipril 75 Prochlorperazine 85 Spiramycin
66 Nortriptyline 76 Propafenone 86 Spironolactone
67 Octreotide 77 Pyrimethamine 87 Sultopride
68 OlmesartanMedoxomil 78 Quinapril 88 Tedisamil
69 Pentamidine 79 Quinidine 89 Telithromycin
70 Perindopril Erbumine 80 Ramipril 90 Telmisartan
91 Trandolapril 97 Zofenopril 103 Fosphenytoin
92 Triamterene 98 Zotepine 104 Phenytoin
93 Trifluoperazine 99 Amantadine 105 Repaglinide
94 Trimipramine 100 Anisindione 106 Rosiglitazone
95 Valsartan 101 Didanosine 107 Tolbutamide
96 Vasopressin 102 Digoxin

9. Thuốc có thể tương tác với thực phẩm và đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

10. Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc trimethoprim?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Thiếu máu: bệnh nhân bị thiếu máu có nguy cơ bị tăng tác dụng phụ ảnh hưởng đến máu;
  • Bệnh thận: bệnh nhân mắc bệnh thận có thể nguy cơ cao mắc tác dụng phụ;
  • Bệnh gan: bệnh nhân mắc bệnh gan có thể có nguy cơ cao mắc tác dụng phụ.

11. Cách bảo quản thuốc trimethoprim

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh những nơi ẩm ướt và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá.Hãy nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Do đó, nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc không sử dụng được vào toilet hay đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vào đó, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng được. Có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

516K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan