Thuốc Ayuna: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều biện pháp tránh thai khác nhau, các biện pháp này có thể phân thành 2 dạng: chứa nội tiết tố hoặc không có nội tiết tố. Trong đó biện pháp tránh thai dạng nội tiết tố kết hợp được rất nhiều chị em tin dùng, điển hình là thuốc Ayuna. Vậy thuốc tránh thai Ayuna là gì và lưu ý những gì khi sử dụng?

1. Thuốc Ayuna chữa bệnh gì?

Hoạt chất chính của thuốc Ayuna: Levonorgestrel và Ethinyl Estradiol. Đây là thuốc tránh thai dạng nội tiết tố dạng kết hợp. Cơ chế tránh thai của thuốc Ayuna chủ yếu là ngăn chặn quá trình rụng trứng của chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, thuốc còn các tác dụng khác giúp tăng khả năng tránh thai như:

  • Làm dày lớp dịch âm đạo, ngăn cản tinh trùng gặp trứng;
  • Thay đổi niêm mạc tử cung để ngăn cản hợp tử (trứng thụ tinh với tinh trùng) bám vào làm tổ.

Bên cạnh việc tránh thai, thuốc Ayuna còn có thể điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giúp chu kỳ đều đặn hơn, hạn chế lượng máu mất và tình trạng đau bụng khi hành kinh, giảm nguy cơ u nang buồng trứngđiều trị mụn trứng cá. Thuốc Ayuna không có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục (như HIV, lậu, chlamydia).

2. Cách sử dụng thuốc Ayuna

Tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử thuốc, đặc biệt thời điểm uống thuốc và phải làm gì khi bỏ lỡ một liều. Thuốc tránh thai Ayuna sử dụng đường uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là một lần mỗi ngày. Người sử dụng nên chọn một thời điểm dễ nhớ trong ngày và uống thuốc vào thời điểm đó đều đặn mỗi ngày. Một số yêu cầu quan trọng khi sử dụng thuốc Ayuna:

  • Uống thuốc đều đặn mỗi ngày theo lịch trình quy định sẵn;
  • Lượng nội tiết tố estrogen và progestin trong mỗi viên thuốc Ayuna sẽ có hoạt tính khác nhau vào mỗi thời điểm của chu kỳ. Do đó, người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tìm và uống viên thuốc đầu tiên, sau đó sử dụng các viên thuốc còn lại theo đúng thứ tự;
  • Không bỏ qua bất kỳ liều thuốc nào.

Nôn ói hoặc tiêu lỏng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tránh thai. Nếu bị nôn hoặc tiêu lỏng, người sử dụng thuốc tránh thai Ayuna có thể cần các biện pháp ngừa thai dự phòng (như bao cao su, thuốc diệt tinh trùng) để đảm bảo không mang thai ngoài ý muốn.

buồn nôn 1
Người bị nôn ói khi sử dụng thuốc nên sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ

Sử dụng thuốc Ayuna sau bữa ăn tối hoặc trước khi đi ngủ là lựa chọn tốt cho người bị đau bụng hoặc buồn nôn do thuốc. Tuy nhiên, không bắt buộc cố định mà có thể lựa chọn bất cứ thời điểm nào miễn sao dễ ghi nhớ và uống thuốc vào đúng thời điểm đã chọn mỗi ngày, đều đặn cách nhau 24 giờ. Thuốc tránh thai nội tiết tố kết hợp Ayuna có thể gồm 21 viên nội tiết tố hoặc 28 viên (21 viên có và 7 viên không có chứa nội tiết tố) mỗi chu kỳ. Khi sử dụng, uống mỗi viên thuốc có hoạt tính một lần mỗi ngày trong 21 ngày liên tiếp sau đó không dùng thuốc 7 ngày, riêng đối với loại 28 viên thì sau khi hết 21 viên vẫn tiếp tục uống 7 viên không hoạt tính trong 7 ngày tiếp theo.

Người sử dụng thuốc tránh thai Ayuna sẽ có kinh vào tuần thứ tư của chu kỳ uống thuốc. Sau khi kết thúc chu kỳ uống thuốc 28 ngày, người sử dụng hãy bắt đầu một gói mới vào ngày hôm sau cho dù có hành kinh hay không. Nếu không có kinh đúng như dự đoán, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Nếu đây là lần đầu tiên sử dụng thuốc Ayuna và không chuyển đổi từ một hình thức tránh thai nội tiết tố khác (như miếng dán hoặc thuốc tránh thai khác), người sử dụng hãy uống viên thuốc đầu tiên vào ngày chủ nhật đầu tiên sau khi hành kinh hoặc ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.

Đối với chu kỳ sử dụng thuốc Ayuna đầu tiên, người sử dụng nên áp dụng thêm một hình thức tránh thai không nội tiết tố (như bao cao su, thuốc diệt tinh trùng) trong 7 ngày đầu để tăng hiệu quả tránh thai để đợi đến khi thuốc Ayuna có đủ thời gian phát huy tác dụng. Tham khảo ý kiến bác sĩ về cách chuyển đổi các hình thức ngừa thai nội tiết tố khác (như miếng dán, thuốc tránh thai khác) sang thuốc Ayuna.

3. Phản ứng phụ của thuốc Ayuna

Các tác dụng hay xảy ra của thuốc Ayuna:

  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Đau đầu;
  • Đầy bụng;
  • Căng tức ngực;
  • Sưng phù mắt cá chân, sưng phù bàn chân do hiện tượng giữ nước;
  • Thay đổi cân nặng;
  • Chảy máu âm đạo lượng ít giữa chu kỳ kinh, trễ kinh hoặc kinh nguyệt không đều, đặc biệt là trong vài tháng đầu sử dụng.

Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào kéo dài hoặc trầm trọng hơn khi dùng thuốc Ayuna, hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức. Nếu người sử dụng bị trễ kinh 2 lần liên tiếp (hoặc 1 lần nếu sử dụng thuốc chưa đúng cách), hãy tìm các biện pháp thử thai.

Đau đầu chóng mặt.
Phản ứng phụ của thuốc Ayuna có thể khiến người dùng bị đau đầu

Các tác dụng hay xảy ra của thuốc Ayuna:

  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Đau đầu;
  • Đầy bụng;
  • Căng tức ngực;
  • Sưng phù mắt cá chân, sưng phù bàn chân do hiện tượng giữ nước;
  • Thay đổi cân nặng;
  • Chảy máu âm đạo lượng ít giữa chu kỳ kinh, trễ kinh hoặc kinh nguyệt không đều, đặc biệt là trong vài tháng đầu sử dụng.

Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào kéo dài hoặc trầm trọng hơn khi dùng thuốc Ayuna, hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức. Nếu người sử dụng bị trễ kinh 2 lần liên tiếp (hoặc 1 lần nếu sử dụng thuốc chưa đúng cách), hãy tìm các biện pháp thử thai.

Một số tác dụng không mong muốn khác của thuốc Ayuna:

Thuốc tránh thai Ayuna có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến huyết khối (như huyết khối tĩnh mạch sâu, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi, nhồi máu não). Nhận biết các triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng do huyết khối như:

  • Đau nặng ngực;
  • Lú lẫn, chóng mặt, ngất xỉu đột ngột;
  • Đau, sưng, sờ nóng ở vùng bẹn hoặc cẳng chân;
  • Nói khó, khó thở đột ngột, thở nhanh;
  • Đau đầu bất thường bao gồm đau đầu với thay đổi thị lực, mất phối hợp, đau nửa đầu, đau đầu dữ dội;
  • Đổ mồ hôi bất thường;
  • Yếu liệt một bên cơ thể;
  • Thay đổi thị lực (như nhìn đôi, mù một phần hoặc hoàn toàn).
Đau ngực nhưng siêu âm chưa thấy khối sau sinh 26 ngày có phải áp-xe vú không?
Phụ nữ có thể gặp tình trạng đau nặng ngực khi sử dụng thuốc

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai Ayuna

Người sử dụng thuốc tránh thai Ayuna cần báo với bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn về các tình trạng sau đây trước khi bắt đầu sử dụng thuốc:

  • Tiền sử dị ứng với estrogen và các dẫn xuất của estrogen (như ethinylestradiol, mestranol) hoặc các loại progestin khác (như norethindrone, desogestrel);
  • Các tiền sử dị ứng khác;
  • Đã từng bị huyết khối, cục máu đông (như ở chân, mắt, phổi);
  • Rối loạn đông máu (như thiếu hụt protein C hoặc thiếu hụt protein S);
  • Tăng huyết áp;
  • Tiền sử thăm khám vú bất thường;
  • Các bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư vú);
  • Rối loạn mỡ máu như cholesterol hoặc triglyceride máu cao;
  • Bệnh trầm cảm;
  • Đái tháo đường;
  • Tiền sử gia đình hoặc cá nhân mắc một chứng rối loạn phù mạch;
  • Bệnh lý túi mật;
  • Đau đầu nghiêm trọng, đau nửa đầu;
  • Bệnh lý tim mạch (như bệnh van tim, nhịp tim không đều, nhồi máu cơ tim trước đó);
  • Tiền sử vàng mắt, vàng da trong khi mang thai hoặc trong khi sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố (như thuốc viên, miếng dán);
  • Bệnh ở thận, bệnh lý ở gan (kể cả các khối u);
  • Đột quỵ;
  • Các vấn đề về tuyến giáp;
  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.

Đối với người bị tiểu đường, thuốc Ayuna có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường khi sử dụng thuốc tránh thai Ayuna cần kiểm tra đường huyết thường xuyên và chia sẻ kết quả với bác sĩ. Nhận biết các dấu hiệu của tăng đường huyết như khát hoặc đi tiểu nhiều. Bác sĩ có thể cần điều chỉnh thuốc tiểu đường, chương trình tập thể dục hoặc chế độ ăn uống của bệnh nhân.

Thông báo với bác sĩ nếu người sử dụng thuốc vừa hoặc sẽ phẫu thuật hoặc phải bất động trong thời gian dài (chẳng hạn như một chuyến bay dài trên máy bay). Những tình trạng này làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, đặc biệt khi đang sử dụng thuốc tránh thai nội tiết tố như thuốc Ayuna. Khi đó, bác sĩ có thể cần chỉ định ngừng thuốc một thời gian hoặc thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt.

Thuốc Ayuna có thể gây tình trạng da sậm màu trên mặt (nám da), việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này. Vì vậy, người dùng thuốc Ayuna cần hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nên sử dụng kem chống nắng và mặc thêm các loại quần áo bảo vệ da khi phải ra ngoài ánh nắng mặt trời.

Có thể mất nhiều thời gian hơn để mang thai sau khi người dùng ngừng uống thuốc tránh thai Ayuna. Thuốc Ayuna không nên sử dụng trong thời kỳ mang thai, khi phát hiện mình có thai hoặc người dùng là đối tượng có khả năng mang thai cao, hãy trao đổi với bác sĩ ngay lập tức. Nếu người dùng vừa sinh con hoặc vừa bị sảy thai/phá thai trong 3 trở lại, hãy trao đổi với bác sĩ về các hình thức kiểm soát sinh sản khác đáng tin cậy hơn và tìm hiểu thời điểm an toàn để bắt đầu sử dụng các biện pháp tránh thai có chứa estrogen như thuốc Ayuna.

Thuốc Ayuna có thể làm giảm sản lượng sữa mẹ và một lượng nhỏ thuốc có khả năng đi vào sữa mẹ và gây ra các tác dụng không mong muốn đối với trẻ bú mẹ, vì vậy cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng thuốc tránh thai cho các bà mẹ đang cho con bú.

Kê đơn, bác sĩ chỉ định uống thuốc
Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào

5. Tương tác thuốc của thuốc Ayuna

Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc Ayuna hoặc làm gia tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số thuốc có thể gây tương tác với thuốc Ayuna bao gồm:

  • Chất ức chế aromatase (như anastrozole, exemestane);
  • Ospemifene;
  • Tamoxifen;
  • Tizanidine;
  • Axit tranexamic;
  • Các sản phẩm kết hợp sử dụng để điều trị viêm gan C mãn tính (ombitasvir/paritaprevir/ritonavir có hoặc không có dasabuvir).

Một số loại thuốc có thể khiến việc sử dụng hormon tránh thai hoạt động kém hiệu quả hơn do làm giảm lượng hormone kiểm soát sinh sản trong cơ thể, từ đó dẫn đến hiệu quả tránh thai thất bại như: griseofulvin, modafinil, rifamycins (rifampin, rifabutin), thuốc điều trị động kinh (barbiturat, carbamazepin, felbamate, phenytoin, primidone, topiramate), thuốc điều trị HIV (nelfinavir, nevirapine, ritonavir)...

Thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến một số xét nghiệm như các yếu tố đông máu, tuyến giáp... dẫn đến kết quả xét nghiệm sai, vì vậy cần báo với kỹ thuật viên xét nghiệm và bác sĩ về việc sử dụng thuốc Ayuna. Khi sử dụng quá liều thuốc Ayuna có thể gây các triệu chứng như buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng, chảy máu âm đạo đột ngột và bất thường.

Người dùng thuốc Ayuna nên thường xuyên đi thăm khám sức khỏe định kỳ bao gồm kiểm tra huyết áp, thăm khám vú, thăm khám vùng chậu, phết tế bào cổ tử cung... để theo dõi sức khỏe và kiểm tra các tác dụng phụ của thuốc Ayuna. Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm tra vú và báo bác sĩ ngay lập tức nếu xuất hiện bất kỳ cục u nào. Tham khảo thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc tránh thai Ayuna để được tư vấn khi quên một liều thuốc. Các cặp đôi cần sử dụng thêm các biện pháp ngừa thai dự phòng (như bao cao su, chất diệt tinh trùng) để tránh thai khi quên liều thuốc. Nếu người dùng không thể tuân thủ điều trị và thường xuyên quên uống thuốc theo chỉ dẫn cần liên hệ với bác sĩ để chuyển sang hình thức ngừa thai khác.

Để đảm bảo an toàn và theo dõi tình trạng bệnh sau khi sử dụng thuốc Ayuna, người bệnh nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc tái khám lịch hẹn theo chỉ định của bác sĩ. Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện nay có đầy đủ tất cả các xét nghiệm và thăm khám lâm sàng để kiểm tra tình trạng sức khỏe, theo dõi thời gian sau khi sử dụng thuốc của người bệnh. Toàn bộ quy trình thăm khám và xét nghiệm tại Vinmec đều được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm và cơ sở vật chất y tế hiện đại đạt chuẩn nên có thể cho kết quả chính xác, giúp bác sĩ tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

468 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan