Tác dụng của thuốc Lunesta

Thuốc Lunesta có thành phần chính là Eszopiclone, thuộc nhóm thuốc hướng thần kinh. Lunesta công dụng trong điều trị các triệu chứng mất ngủ, kiểm soát và cải thiện khả năng duy trì giấc ngủ... Tìm hiểu các thông tin cơ bản của thuốc Lunesta sẽ mang lại cho bệnh nhân và người thân hiệu quả điều trị tốt nhất.

1. Lunesta là thuốc gì?

Thuốc Lunesta được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, hàm lượng 1 mg, 2 mg và 3 mg tùy theo loại, với thành phần chính bao gồm:

  • Hoạt chất: Eszopiclone
  • Tá dược: Vừa đủ 1 viên thuốc hàm lượng 1 mg, 2 mg và 3 mg.

Cơ chế tác dụng:

Eszopiclone là một đồng phân lập thể Dextrorotatory hoạt động của chất Zopiclone, thuộc nhóm thuốc Cyclopyrrolon. Cơ chế hoạt động của Eszopiclone như một chất hướng thần kinh chưa được hiểu chính xác. Tuy nhiên, tác dụng của Eszopiclone có thể liên quan đến sự tương tác của nó với các phức hợp thụ thể GABA tại các vùng liên kết nằm gần hoặc liên kết dị lập thể với các thụ thể Benzodiazepine.

2. Thuốc Lunesta có tác dụng gì?

Thuốc Lunesta được chỉ định điều trị cho các trường hợp:

  • Bệnh nhân mắc chứng mất ngủ.
  • Giảm thời gian đi vào giấc ngủ và cải thiện khả năng duy trì giấc ngủ.

Tuy nhiên, thuốc Lunesta không được khuyến cáo sử dụng trong những trường hợp sau đây:

  • Người bệnh bị ứng quá mẫn với bất cứ thành phần của thuốc Lunesta.
  • Dị ứng quá mẫn với các loại thuốc khác có chứa Eszopiclone, Zaleplone hay Zolpidem.
  • Người có tiền sử bị mộng du khi dùng Eszopiclone, Zaleplone hay Zolpidem.

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Lunesta

Lưu ý: Luôn cân nhắc sử dụng liều thấp nhất nhưng có hiệu quả cho tất cả đối tượng bệnh nhân.

Người lớn

  • Liều khởi đầu: Khuyến cáo uống 1 mg trước khi đi ngủ.
  • Tăng liều: Có thể tăng liều lên 2 - 3 mg tùy vào đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân.
  • Liều duy trì: Uống 1 – 3 mg x 1 lần/ngày trước khi đi ngủ.
  • Liều tối đa: Uống không quá 3 mg/ngày.

Bệnh nhân lớn tuổi hoặc suy nhược cơ thể:

  • Khuyến cáo sử dụng liều duy trì 1 – 2 mg x 1 lần/ngày trước khi đi ngủ.
  • Liều tối đa: Uống không quá 2 mg/ ngày.

Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng, hoặc đang dùng thuốc ức chế mạnh CYP3A4:

  • Bệnh nhân suy gan, suy thận nhẹ hoặc vừa: Không cần điều chỉnh liều, tuy nhiên nên sử dụng cẩn thận.
  • Liều tối đa: Uống không quá

4. Lưu ý khi sử dụng Lunesta

Điều trị bằng thuốc Lunesta với liều cao hoặc kéo dài, có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Thường gặp: Đau nửa đầu, đau ngực, phù ngoại vi.
  • Ít gặp: Dị ứng, phù mặt, sốt, viêm mô tế bào, chứng hôi miệng, say nắng, khó chịu, cứng cổ, thoát vị, nhạy cảm với ánh sáng. Thiếu máu, nổi hạch. Tăng huyết áp. Tăng cholesterol, tăng hoặc giảm cân. Viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, chuột rút ở chân, rối loạn khớp, nhược cơ, co giật. Kích động, thù địch, cảm xúc không ổn định, mất phối hợp vận động, suy giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh, mất ngủ, rung giật nhãn cầu, giảm phản xạ, dị cảm, chóng mặt. Hen phế quản, viêm phế quản, chảy máu cam, khó thở, nấc cục, viêm thanh quản. Mụn trứng cá, rụng tóc, khô da, chàm, viêm da tiếp xúc, đổi màu da, đổ mồ hôi, mày đay. Viêm kết mạc, khô mắt, viêm tai ngoài, đau tai, ù tai, viêm tai giữa, rối loạn tiền đình. Vô kinh, vú to, viêm tuyến vú, tăng tiết sữa, u vú, đau vú, đái buốt, đái rắt, són tiểu, đái ra máu, viêm bàng quang, sỏi thận, đau thận, rong kinh, xuất huyết tử cung, xuất huyết âm đạo, viêm âm đạo.
  • Hiếm gặp: Viêm tắc tĩnh mạch. Viêm đại tràng, viêm dạ dày, khó nuốt, loét dạ dày, viêm miệng, viêm gan, gan to, tổn thương gan, phù lưỡi, xuất huyết trực tràng. Mất nước, tăng lipid máu, hạ kali máu, bệnh gút. Bệnh khớp, bệnh cơ. Dáng đi bất thường, hưng phấn, giảm vận động, bệnh thần kinh, viêm dây thần kinh, sững sờ, run. Hồng ban đa dạng, nhọt, rậm lông, phát ban dát sần, herpes zoster, phát ban dạng mụn nước. Viêm mống mắt, sợ ánh sáng, giãn đồng tử. Thiểu niệu, viêm niệu đạo, viêm bể thận.

Bệnh nhân nên ngừng sử dụng thuốc Lunesta khi xuất hiện các triệu chứng trên hoặc bất kỳ các triệu chứng bất thường khác. Bệnh nhân và người nhà nên báo cáo với bác sĩ về việc sử dụng Lunesta hoặc đến ngay bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.

5. Lưu ý sử dụng thuốc Lunesta ở các đối tượng

  • Thận trọng khi dùng thuốc Lunesta ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận nặng, bệnh nhân có tiền sử thực hiện hành vi trong giấc ngủ (mộng du), bệnh nhân cao tuổi.
  • Phụ nữ có thai: Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chưa xác định chính xác ảnh hưởng của hoạt chất Eszopiclone trong thuốc Lunesta lên thai nhi khi dùng ở phụ nữ có thai. Vì thế, chỉ sử dụng thuốc Lunesta trong thai kỳ khi lợi ích lớn hơn những rủi ro liên quan đến điều trị.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Hiện nay có một vài nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt chất Eszopiclone có trong Lunesta không phát hiện qua sữa mẹ. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng Lunesta trên đối tượng này.
  • Người làm nghề lái xe hay công nhân vận hành máy móc có thể gặp dấu hiệu đau đầu, chóng mặt... sau khi sử dụng thuốc Lunesta. Hạn chế sử dụng thuốc Lunesta trước và trong lúc làm việc.

6. Tương tác thuốc Lunesta

Tương tác với các thuốc khác:

  • Thuốc Lunesta làm tăng tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh trung ương.
  • Các thuốc như kháng sinh Macrolid, Nefazodone, thuốc ức chế protease HIV, thuốc kháng nấm azole như Ketoconazole, Itraconazole... có thể làm tăng nồng độ hoạt chất Eszopiclone trong máu và làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ của thuốc Lunesta.
  • Thuốc Olanzapine làm tăng tác dụng phụ của Lunesta như buồn ngủ, chóng mặt, lú lẫn, mất tập trung.
  • Rifamin làm giảm hiệu quả của thuốc Lunesta.

Trên đây là những thông tin khái quát về thành phần, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Lunesta. Để đạt được hiệu quả điều trị cao khi sử dụng thuốc Lunesta, bệnh nhân và người thân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc, đồng thời tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ hay dược sĩ.

Nguồn tham khảo: drugs.com, webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

827 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan