Sumamigren: Thuốc chống đau nửa đầu

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Cao Thanh Tú - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Một số người có cơn đau nửa đầu thường xuyên có thể bị đau đầu do thuốc. Đau đầu do thuốc thường gây ra bởi dùng thuốc giảm đau hoặc các triptan quá thường xuyên. Nếu thường xuyên phải sử dụng Sumamigren hoặc thuốc giảm đau nhiều hơn hai ngày trong một tuần, bạn sẽ có nguy cơ bị tình trạng này. Trong trường hợp này, nên thông báo với bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một loại thuốc khác dùng hàng ngày để dự phòng cơn đau đầu xảy ra.

1.Thuốc Sumamigren là thuốc gì? Chỉ định trong trường hợp nào?

Thuốc Sumamigren có thành phần chính là Sumatriptan là một chất thuộc nhóm triptan được sử dụng để điều trị đau nửa đầu. Đau nửa đầu là dạng đau đầu mạn tính, cơn đau có thể kéo dài vài giờ tới vài ngày, thường ở một bên đầu, kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.

Khi người bệnh nằm nghỉ trong phòng tối, yên tĩnh, triệu chứng có thể giảm. Ngay trước khi xuất hiện cơn đau nửa đầu khoảng 10 đến 30 phút, một số bệnh nhân có triệu chứng báo trước như thấy các điểm đen, thấy chớp sáng, nhấp nháy ánh sáng hoặc các vầng hào quang.

Không dùng sumamigren khi bị đau đầu thông thường.

2.Dạng thuốc và hàm lượng Sumamigren

Thuốc Sumamigren được bào chế dưới dạng viên nén dùng để uống với hàm lượng 50 mg hoặc 100 mg.

hàm lượng Sumamigren
Thuốc Sumamigren hàm lượng 50mg

3.Thuốc Sumamigren có tác dụng gì?

Một trong những nguyên nhân gây đau nửa đầu là sự giãn nở tạm thời của mạch máu trong đầu. Thuốc Sumamigren làm co các mạch máu này, do đó giúp giảm đau. Tác dụng giảm đau bắt đầu khoảng 30 phút sau khi uống thuốc.

4.Liều lượng dùng thuốc Sumamigren cho người lớn và trẻ em

Không khuyến cáo sử dụng thuốc cho người dưới 18 tuổi hoặc trên 65 tuổi.

Chỉ sử dụng thuốc chống đau nửa đầu Sumamigren nếu có chỉ định của bác sĩ. Liều thông thường cho người lớn từ 18 – 65 tuổi là 1 viên Sumamigren 50mg ngay khi khởi phát cơn đau nửa đầu.

Một số người có thể cần dùng liều 100 mg (theo chỉ định của bác sĩ). Nếu triệu chứng xuất hiện trở lại sau những đáp ứng ban đầu, có thể dùng viên thứ 2 sau ít nhất 2h kể từ khi dùng viên thứ nhất. Không dùng liều thứ hai nếu thuốc không có hiệu quả sau liều đầu tiên vì sẽ không có tác dụng. Không dùng quá 300 mg trong 24h (tương đương 6 viên Sumamigren 50mg hoặc 3 viên Sumamigren 100 mg).

Nếu Sumamigren không có hiệu quả sau liều đầu tiên vẫn có thể dùng tiếp những thuốc giảm đau khác như aspirin hoặc các thuốc giảm đau nhóm NSAID như ibuprofen, diclofenac...

Không dùng Sumamigren để dự phòng cơn đau đầu.

Thuốc điều trị tăng huyết áp, vì sao phải uống lâu dài?
Người bệnh chỉ uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

5.Lưu ý trước khi dùng thuốc Sumamigren

Uống càng sớm càng tốt ngay sau khi cơn đau đầu xảy ra. Nuốt nguyên viên với nước, không nhai, nghiền.

Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang dùng hoặc gần đây có dùng bất cứ một loại thuốc nào khác, kể cả các thuốc không kê đơn, thuốc có nguồn gốc từ thảo dược hoặc các sản phẩm/phương thuốc từ thiên nhiên, thực phẩm chức năng.

Phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng thuốc chống đau nửa đầu Sumamigren nếu có chỉ định của bác sĩ. Thuốc thải trừ qua sữa mẹ, không nên cho trẻ bú mẹ trong vòng 12h sau khi dùng thuốc.

Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc:

  • Chóng mặt, buồn ngủ, ngủ gà: nếu gặp, không lái xe, vận hành máy móc hoặc thực hiện các công việc đòi hỏi sự tập trung khác
  • Cảm giác nghẹt, cảm giác nặng đặc biệt ở họng và ngực (nếu còn đau nặng, không tiếp tục dùng thuốc và thông báo với bác sĩ càng sớm càng tốt)
  • Cảm giác buồn nôn hoặc nôn, có thể vừa là triệu chứng của bệnh vừa là tác dụng phụ của thuốc
  • Đau, cảm giác đau nhói dây thần kinh, nóng bừng, cảm giác yếu, mệt mỏi
  • Tăng huyết áp rất sớm trong thời gian ngắn ngay sau khi dùng thuốc

Nhìn chung, những triệu chứng này thường mất đi nhanh. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng hơn nên thông báo với bác sĩ. Đồng thời thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng như phát ban, ngứa, khò khè, sưng mi mắt, mặt, môi sau khi dùng thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc zengesic
    Công dụng thuốc Zengesic

    Thuốc Zengesic 500mg được sử dụng chủ yếu để hạ sốt và giảm đau mức độ nhẹ đến trung bình. Trong suốt quá trình điều trị bằng Zengesic, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo của bác ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • thuốc ascriptin
    Công dụng thuốc Ascriptin

    Thuốc Ascriptin hay Aspirin thuộc nhóm thuốc giảm đau không steroid (NSAID) được sử dụng để giảm đau, chống viêm, giảm nguy cơ đau tim ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành mạn tính, đau thắt ngực. Ngoài ra, thuốc ...

    Đọc thêm
  • kelarole
    Công dụng thuốc Kelarole

    Thuốc Kelarole là thuốc kê đơn, thuộc nhóm thuốc giảm đau, chống viêm không steroid. Vậy cụ thể thuốc Kelarole có công dụng và liều dùng như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm thông tin về ...

    Đọc thêm
  • Vinocam 20mg
    Công dụng thuốc Vinocam 20mg

    Thuốc Vinocam 20mg chứa thành phần là tenoxicam, thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Thuốc Vinocam 20mg được sử dụng để giảm đau và giảm viêm trong các tình trạng thấp khớp, cũng như để điều trị các ...

    Đọc thêm
  • fusamix
    Công dụng thuốc Fusamix

    Thuốc Fusamix được bào chế dưới dạng viên đạn đặt trực tràng, có thành phần chính là Piroxicam. Thuốc được sử dụng điều trị chống viêm, giảm đau cho các bệnh viêm khớp dạng thấp, gút, viêm cột sống dính ...

    Đọc thêm