Thế nào là thuốc lợi tiểu giữ kali?

Thuốc lợi tiểu giữ kali có tác dụng ở ống lượn xa, ức chế khả năng tái hấp thu natri bằng cách trao đổi với kali, trực tiếp lên các tế bào (triamteren, amilorid) hoặc bằng cách đối kháng với aldosteron.

1. Thuốc lợi tiểu giữ kali có tác dụng gì?

Thuốc lợi tiểu giữ kali có tác dụng giảm bài tiết kali và tăng bài tiết natri (muối), có tác dụng làm giảm thể tích chất lỏng mà không làm mất lượng kali trong cơ thể và thường được kê toa cho những người có nồng độ kali máu thấp, ví dụ như những người đang sử dụng những thuốc khác làm suy giảm lượng kali trong cơ thể.

Thuốc lợi tiểu giữ kali gồm chất đối kháng aldosterone (spironolactone) và chất không đối kháng aldosterone (amilorid). Đối với spironolactone, thuốc tác dụng chậm, phải 2 - 3 ngày sau khi uống mới có tác dụng lợi tiểu tối đa và kéo dài thêm 2 - 3 ngày sau khi ngừng thuốc. Đối với amilorid bắt đầu tác dụng khoảng 2 giờ sau khi uống thuốc lợi tiểu, đạt tối đa khoảng 6 - 10 giờ và kéo dài trong khoảng 24 giờ. Bạn nên uống thuốc lợi tiểu amilorid cùng với thức ăn để giảm tác dụng không mong muốn đường tiêu hóa.

Uống thuốc tránh thai hàng ngày vì không biết có thai, phải làm sao?
Người bệnh nên uống thuốc lợi tiểu amilorid cùng với thức ăn

2. Tác dụng không mong muốn của thuốc lợi tiểu giữ kali

Thuốc lợi tiểu giữ kali có thể gây ra các tác dụng không mong muốn bao gồm:

  • Với hệ tim mạch, thuốc lợi tiểu giữ kali làm hạ huyết áp, phù, suy tim sung huyết, nhịp tim chậm.
  • Toàn thân: Mệt mỏi, đau đầu, liệt dương, ngủ gà.
  • Nội tiết: Tăng prolactin, to vú đàn ông, chảy sữa nhiều, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, chảy máu sau mãn kinh.
  • Tiêu hóa: Ỉa chảy, buồn nôn.
  • Da: Ban đỏ, ngoại ban, mày đay.
  • Chuyển hóa: Tăng kali – huyết, giảm natri – huyết. Tăng creatinin huyết thanh.
  • Thần kinh: Chuột rút/co thắt cơ, dị cảm.
  • Máu: Mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.

Thông thường tác dụng không mong muốn của thuốc lợi tiểu giữ kali nhẹ và hết khi ngừng thuốc. Nếu bạn điều trị với thuốc lợi tiểu giữ kali trong thời gian dài cần phải được giám sát dấu hiệu mất cân bằng điện giải; nếu tăng kali huyết, phải ngừng thuốc ngay. Có thể giảm triệu chứng buồn nôn bằng cách uống thuốc sau bữa ăn.

Dị ứng
Ban đỏ là dấu hiệu của tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

2.1 Chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu giữ kali

  • Cổ trướng do bệnh xơ gan.
  • Phù gan, phù thận, phù tim khi các thuốc phù giảm triệu chứng phù khác kém tác dụng hặc không đáp ứng.
  • Để bổ trợ cho các thuốc ức chế enzym chuyển và các thuốc lợi tiểu khác trong điều trị suy tim sung huyết nặng
  • Hội chứng thận hư; cổ trướng do u ác tính.
  • Tăng aldosteron tiên phát trong trường hợp không thể phẫu thuật.

2.2 Chống chỉ định thuốc lợi tiểu

Chống chỉ định dùng thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali cho những trường hợp:

  • Suy thận nặng hoặc suy thận đang tiến triển;
  • Bệnh gan nặng;
  • Tiền sử mắc chứng kali huyết cao hoặc do sử dụng thuốc, hoặc mẫn cảm với thuốc;
  • Người mắc chứng tăng acid uric huyết hoặc bệnh gout;
  • Người có tiền sử sỏi thận;
  • Tránh dùng thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali cho những trường hợp nặng vì có nguy cơ nhiễm toan hô hấp hoặc nhiễm toan chuyển hóa; nhiễm toan làm kali huyết tăng nhanh.

Thận trọng với người phải dùng thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali trong một thời gian dài, phải giám sát dấu hiệu mất cân bằng điện giải, đặc biệt với những trường hợp có tiền sử mắc bệnh suy tim, bệnh thận, xơ gan. Bạn cũng cần phải kiểm tra định kỳ nồng độ kali huyết thanh, đặc biệt ở người cao tuổi, người bị xơ gan, đái tháo đường, suy giảm chức năng thận hoặc khi thay đổi liều. Khi xét nghiệm thấy nồng độ kali huyết tăng, cần ngừng thuốc ngay.

Đối với phụ nữ mang thai chỉ dùng thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali trong thời kỳ mang thai khi lợi ích do thuốc đem lại hơn hẳn rủi ro cho thai nhi. Với phụ nữ cho con bú không dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú do thuốc có khả năng đào thải qua sữa mẹ. Nếu cần phải dùng thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali thì không nên cho con bú.

Biện pháp tránh thai cho con bú vô kinh được nhiều chị em áp dụng
Phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc lợi tiểu giữ kali

  • Nếu dùng phối hợp các thuốc thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin như enalapril, captopril... sẽ có nguy cơ cao tăng kali huyết.
  • Khi dùng đồng thời thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali với thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là indomethacin có thể có hại tới chức năng thận.
  • Dùng kết hợp thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali với bổ sung kali hay các thuốc có chứa kali như benzylpenicilin kali, các chế phẩm khác có chứa kali có nhiều nguy cơ tăng kali huyết hơn. Vì vậy, bạn cần tránh dùng kết hợp với các thuốc này trong điều trị.
  • Không dùng kết hợp lithi với thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali do làm giảm độ thanh thải lithi ở thận và tăng độc tính của lithi trên cơ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan