Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng nấm đường uống trong thai kỳ

Nấm âm đạo là bệnh lý thường gặp, đặc biệt trong thời kỳ mang thai tình trạng này rất dễ bùng phát, gây khó chịu cho thai phụ và ảnh hưởng đến trẻ khi sinh bằng phương pháp đẻ thường. Các trường hợp nhiễm nấm nặng có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng nấm đường uống, tuy nhiên, liệu đây có phải là biện pháp vẹn toàn khi nguy cơ sảy thai tiềm ẩn có thể xảy ra?

1. Nguy cơ nhiễm nấm trong thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, việc nhiễm nấm là vấn đề nhỏ nhưng thường gặp, hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nhiễm nấm có nguy cơ sảy thai, tuy nhiên, nếu không điều trị thì khi sinh, có khả năng cao trẻ cũng sẽ bị nấm.

Những nguyên nhân chính gây ra nấm ở phụ nữ mang thai:

  • Khi mang thai hoặc dùng thuốc kháng sinh cho bà bầu, nấm Candida Albicans có điều kiện thuận lợi để sinh sôi do tính kiềm trong âm đạo tăng lên nhiều hơn tính axit, trở thành nguồn thực phẩm cho vi khuẩn men gây bệnh;
  • Dịch tiết âm đạo thường tăng lên trong thời kỳ mang thai, đây là môi trường lý tưởng cho nấm sinh sản;
  • Nồng độ estrogen tăng lên trong thời kỳ mang thai cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm nấm.

Những triệu chứng thường gặp khi nhiễm nấm:

  • Ngứa dữ dội vùng âm đạo;
  • Đau nhức âm đạo;
  • Đi tiểu thấy rát, môi âm đạo có hiện tượng sưng;
  • Tiết dịch nhờn màu trắng đục;
  • Đau rát khi quan hệ tình dục.

Hiện nay, có nhiều loại thuốc kháng nấm sử dụng được cho cả phụ nữ đang mang thai, Amphotericin B là thuốc sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch, tiêm tủy sống, đặt âm đạo không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra thiếu máu hoặc hạ kali máu, khi sử dụng cần phải theo dõi chặt chẽ, tránh gây ảnh hưởng đến thai phụ.

Những loại thuốc kháng nấm chủ yếu dùng qua đường uống và có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi như: Griseofulvin, Metronidazol, Nistatin, Fluconazol và itraconazol:

Nhiễm nấm trong thai kỳ
Trong thời kỳ mang thai, việc nhiễm nấm là vấn đề nhỏ nhưng thường gặp

2. Có nên sử dụng thuốc kháng nấm đường uống trong thai kỳ?

Hiện nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra ảnh hưởng của nấm đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu người mẹ bị nấm mà sinh em bé bằng phương pháp đẻ thường thì trẻ cũng sẽ bị nấm và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thông thường, khi thai phụ được chẩn đoán bị nấm, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe để kê thuốc bôi và đặt âm hộ, đây là cách an toàn để điều trị nấm trong thời điểm này. Nếu tình trạng nhiễm nấm quá phức tạp thì bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh cho bà bầu để điều trị nấm. Tuy nhiên, dùng thuốc kháng sinh cho bà bầu thường hạn chế sử dụng bởi những ảnh hưởng nhất định đến thai nhi.

Việc sử dụng thuốc kháng nấm đường uống trong thai kỳ thường không được khuyến cáo sử dụng bởi nguy cơ sảy thai, thai chết lưu cao.

sảy thai
Việc sử dụng thuốc kháng nấm đường uống trong thai kỳ thường không được khuyến cáo sử dụng bởi nguy cơ sảy thai, thai chết lưu cao

3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng nấm đường uống trong thai kỳ

  • Trong trường hợp sử dụng thuốc kháng nấm đường uống trong thai kỳ, thai phụ cần lưu ý không nên sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ;
  • Chỉ được sử dụng thuốc kháng nấm đường uống trong thai kỳ khi được bác sĩ chuyên khoa chỉ định, uống thuốc đúng liều lượng và thời gian quy định;
  • Trong thời gian sử dụng thuốc nếu thấy các hiện tượng bất thường như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn thai phụ cần đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra;
  • Một vài loại thuốc kháng nấm đường uống có tương tác với các loại thuốc khác, vì vậy thai phụ nên mang theo toa thuốc đang sử dụng cho bác sĩ kiểm tra;
  • Thuốc kháng nấm cho phụ nữ mang thai qua đường uống có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi, có nguy cơ sảy thai và dị dạng thai nhi cao, cần cân nhắc kỹ càng trước khi sử dụng.

Tóm lại, nếu bị nấm vào thời điểm mang thai, thai phụ nên điều trị sớm và tích cực phối hợp với bác sĩ để đạt được kết quả tối ưu nhất. Trong trường hợp phải sử dụng thuốc kháng nấm đường uống trong thai kỳ, nên cân nhắc lợi và hại trong đó, thai phụ có thể lựa chọn sinh mổ để tránh lây nhiễm cho con và điều trị sau khi sinh em bé. Đặc biệt, để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.

khám tiền sản
Để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai

Người vợ nên:

Người chồng nên:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan