Lưu ý khi dùng thuốc Cefotiam 0,5g

Cefotiam 0,5g có thành phần chính là Cefotiam thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm và virus. Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng máu, viêm phế quản, nhiễm trùng phổi.

1. Cefotiam 0,5g có tác dụng gì?

Bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc điều trị trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn máu;
  • Viêm túi mật;
  • Viêm thận, viêm bọng đái, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt;
  • Viêm màng não, viêm tai giữa;
  • Viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản, người bệnh nhiễm khuẩn phổi;
  • Viêm cột sống, viêm khớp khớp nhiễm khuẩn;
  • Vết thương trước phẫu thuật, nhiễm khuẩn vết bỏng, áp xe dưới da, nhọt độc dưới da do nhiễm khuẩn, sinh mủ, đinh nhọt;
  • Nhiễm khuẩn màng bụng, nhiễm khuẩn bên trong tử cung, viêm khung chậu, viêm dây chằng, viêm phúc mạc, viêm thận bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo.

Không sử dụng thuốc cho các trường hợp sau:

  • Người có tiền sử phản ứng sốc với thành phần Cefotiam.
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Beta lactam.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Cefotiam 0,5g

Cách dùng thuốc Cefotiam 0,5g:

  • Tiêm truyền: Dùng ngay sau khi pha chế hoà tan với thuốc tiêm Bifotirin trong nước cất pha tiêm, dung dịch dung dịch glucose 5% và dung dịch natri clorid đẳng trương
  • Tiêm tĩnh mạch: Hòa tan liều 0,25 – 2g vào dung dịch tiêm truyền như glucose, acid amin, điện giải và thời gian tiêm truyền kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ, khi hòa tan không cần dùng nước cất pha tiêm.

Liều lượng sử dụng được điều chỉnh theo độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Liều tham khảo như sau:

Người lớn:

  • Sử dụng để tiêm tĩnh mạch với mức liều lượng từ 0,5 - 2g/ ngày, ngày chia làm 2-4 lần;
  • Đối với người bệnh sử dụng để điều trị nhiễm trùng máu có thể lên đến 4g/ ngày;
  • Với bệnh nhân suy thận cần điều chỉnh liều lượng thuốc phụ thuộc vào độ thanh thải creatinin. Cụ thể như:
    • Độ thanh thải creatinin >=16,6ml/ phút có thể dùng chế độ liều như những bệnh nhân có chức năng thận bình thường.
    • Độ thanh thải creatinin <16,6ml/ phút, cần phải giảm liều xuống còn 75% so với liều dùng cho bệnh nhân có chức năng thận bình thường với khoảng cách liều là cách mỗi 6 hoặc 8 giờ.

Với trẻ em:

  • Sử dụng để tiêm tĩnh mạch với mức liều lượng từ 40 – 80mg/ kg thể trọng/ ngày chia làm 3 - 4 lần;
  • Liều điều trị nhiễm trùng nặng hoặc kéo dài như nhiễm trùng máu, viêm màng não có thể tăng đến 160mg/ kg/ ngày.

3. Tác dụng phụ thuốc Cefotiam 0,5g

Một số tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng thuốc như:

  • Phản ứng sốc có thể xảy ra và nếu có biển hiện này người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc ngay;
  • Mẫn cảm với thành phần của thuốc gây ra phản ứng như phát ban, nổi mề đay, đỏ da, ngứa hoặc sốt. Nghiêm trọng hơn có bị nhiễm độc hoại tử da và gặp hội chứng Steven – Johnson, tuy nhiên trường hợp này ít gặp hơn;
  • Máu: Giảm tiểu cầu, tăng tế bào ưa Eozin, gây thiếu máu, giảm bạch cầu hạt;
  • Thận: Nên có kế hoạch kiểm tra định kỳ về chức năng thận vì thuốc Cefotiam 0,5g làm cho bệnh thận trở nặng hơn;
  • Dạ dày ruột: Đau bụng và tiêu chảy, ăn không ngon miệng, buồn nôn/ nôn. Một số trường hợp ít gặp dẫn đến viêm kết mạc ruột nghiêm trọng như viêm ruột kết màng giả, biểu hiện rõ trong phân có máu nếu gặp tình trạng này cần ngưng sử dụng thuốc;
  • Thiếu vitamin: Người bệnh có thể bị thiếu vitamin K nguyên nhân dẫn đến hiện tượng máu không đông và có xu hướng chảy máu hoặc thiếu vitamin nhóm B nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm lưỡi, chán ăn hoặc viêm dây thần kinh, tuy nhiên phản ứng phụ này cũng ít khi xảy ra;
  • Hô hấp: Phản ứng hiếm gặp là hội chứng PIE với biểu hiện sốt, ho, khó thở, kết quả chụp X-quang bất thường hoặc có tế bào ưa eozin xảy ra. Nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng nào như trên phải ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và có cách điều trị thích hợp như cho sử dụng các hormon tuyến thượng thận;
  • Một số phản ứng phụ khác như: Viêm miệng hoặc nấm candida, đau đầu, hoa mắt.

4. Các lưu ý khi dùng thuốc Cefotiam 0,5g

  • Không sử dụng thuốc đối với người bệnh nhân có tiền sử quá mẫn Cefotiam hoặc bất cứ kháng sinh nào của thuộc nhóm Cefalosporine và Penicillins;
  • Không dùng hoặc cẩn trọng dùng thuốc với người bệnh bị suy thận nặng;
  • Cẩn trọng với người bệnh bị hoặc người thân bệnh nhân có cơ địa dị ứng như hen suyễn, phế quản, phát ban hoặc mề đay;
  • Cẩn trọng dùng thuốc với bệnh nhân gặp vấn đề về suy dinh dưỡng hoặc trong tình trạng suy nhược cơ thể. Bởi họ có thể gặp phản ứng phụ bị thiếu hụt vitamin K hoặc vitamin B;
  • Người bệnh cần kiểm tra định kỳ chức năng gan, thận, huyết học trong suốt thời gian điều trị;
  • Với phụ nữ mang thai chỉ thực sự dùng khi cần thiết, cân nhắc giữa lợi ích và tác hại mà thuốc mang lại vì chưa có nghiên cứu lâm sàng chứng minh nó thực sự an toàn cho bà bầu;
  • Khi sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh họ Cephalosporin, lợi tiểu Furosemid có thể gây độc trên thận.

Bài viết đã cung cấp thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Cefotiam 0,5g. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Cefotiam 0,5g theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

607 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan