Kháng sinh viêm đường tiết niệu cho trẻ em

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở trẻ em chỉ tình trạng viêm nhiễm chung, có thể là đường tiết niệu trên (viêm bể thận) hoặc đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang). Trẻ bị viêm đường tiết niệu có các biểu hiện như sốt, đái buốt, đái dắt và khi làm xét nghiệm thấy lượng vi khuẩn trong nước tiểu lớn. Điều trị viêm đường tiết niệu cho trẻ bắt buộc phải dùng kháng sinh, loại kháng sinh và liều lượng còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như mức độ mắc bệnh hoặc độ tuổi của trẻ.

1. Những loại kháng sinh viêm đường tiết niệu cho trẻ em thường dùng

Tùy vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị với các loại thuốc phù hợp. Ở giai đoạn bệnh nhẹ, có thể sử dụng kháng sinh thông thường như amoxicillin, bactrim, trimethoprim... còn khi bị nhiễm khuẩn nặng cần kết hợp 2 loại kháng sinh tiêm trong 3-5 ngày đầu để đạt hiệu quả điều trị.

Kháng sinh dùng trong viêm đường tiết niệu trẻ em thường là kháng sinh có ưu thế về diệt vi khuẩn gram âm. Kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3 với các biệt dược gồm: cefepim, cefoperazon, cefotaxim, ceftriaxon, cefazolin, ceftriaxone,... là nhóm kháng sinh tác dụng lên thành vi khuẩn có tác dụng diệt khuẩn với liều cao ít độc và ít tác dụng phụ nên thường được tin dùng.

cefotaxim
Thuốc kháng sinh cefotaxim

Đường dùng kháng sinh có thể là tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp với liều lượng được tính toán phù hợp với cân nặng và tuổi của trẻ. Thuốc tiêm phối hợp có thể được sử dụng là cephalosporin hoặc amoxicillin tiêm phối hợp với aminosid. Lưu ý cần phải thận trọng khi sử dụng aminosid vì thuốc có thể gây độc cho thận, thần kinh thính giác và thần kinh thị giác.

Nhóm kháng sinh fluoroquinolon thuộc nhóm chống chỉ định vì gây ảnh hưởng xấu đến sụn xương và gây độc thận.

Trong viêm đường tiết niệu, chỉ viêm bàng quang đơn thuần thì bác sĩ có thể lựa chọn clotrimazol với biệt dược là bactrim, biseptol là thuốc phối hợp sulfamethazol (SMZ) với trimethoprim (TM) được chỉ định cho trẻ với liều phụ thuộc vào tuổi, giới và cân nặng của trẻ.

2. Một số lưu ý khi sử dụng kháng sinh cho trẻ em

Thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp trẻ em được phụ huynh cho sử dụng kháng sinh nhưng không cần thiết hoặc không theo đơn của bác sĩ. Việc sử dụng mà không có hướng dẫn sẽ dễ dẫn tới các nguy cơ về tác dụng phụ của thuốc hoặc kháng kháng sinh trong tương lai. Do đó khi sử dụng kháng sinh cho trẻ em cần chú ý một số đặc điểm sau:

  • Kháng sinh là thuốc chỉ có tác dụng với bệnh do vi trùng chứ không tác dụng với bệnh do virus, vì vậy cần phải xác định nguyên nhân gây bệnh trước khi sử dụng, muốn như vậy thì cần nhờ vào sự thăm khám của các bác sĩ chuyên khoa.
  • Phụ huynh tự ý dừng kháng sinh trong những ngày điều trị cuối cùng của trẻ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng kháng sinh phát triển.
  • Tự ý giảm liều thuốc hoặc cắt thuốc sẽ khiến kháng sinh không đủ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh còn sót lại, khiến chúng có thể sinh sản và tái tạo lại quần thể, dẫn tới phát bệnh trở lại sau một thời gian.
Trẻ uống thuốc, thuốc trẻ nhỏ,
Phụ huynh không nên tự ý dừng kháng sinh

  • Sử dụng kháng sinh bừa bãi có thể gây nên các tác dụng phụ như tiêu chảy, ói, dị ứng, sốc phản vệ hay thậm chí tử vong.
  • Sử dụng kháng sinh phải tuân theo đơn thuốc của bác sĩ vì trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, mọi thành phần thuốc đưa vào cơ thể đều phải được tính toán theo cân nặng và độ tuổi của trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan