Hướng dẫn dùng liều thuốc viêm họng

Thời tiết chuyển mùa với các đợt không khí lạnh tràn về, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều bệnh lý, trong đó bệnh viêm họng. Viêm họng gây ra các tình trạng đau, ngứa, rát họng... khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi nuốt và nói chuyện. Vì vậy cần phải sử dụng liều thuốc viêm họng hiệu quả, an toàn.

1. Các triệu chứng của bệnh viêm họng

Ngoài các triệu chứng thường gặp chung như ngứa, đau, rát ở vùng họng, gặp khó khăn khi nói chuyện,... thì viêm họng còn có một số triệu chứng khác như:

Nếu do nhiễm khuẩn: Nhức đầu, sốt, nổi hạch ở cổ,... các triệu chứng này thường hay tái phát.

Nếu do virus: Hắt hơi, sổ mũi, ho, đau nhức toàn thân,... các triệu chứng này thường có thể tự biến mất đi trong một khoảng thời gian ngắn mà không cần phải điều trị.

2. Hướng dẫn dùng liều thuốc viêm họng

2.1. Chữa viêm họng bằng thuốc kháng sinh

2.1.1. Sử dụng nhóm thuốc Beta-lactamin để chữa viêm họng

Penicillin

Là một trong những loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm thuốc kháng virus, chống nấm, điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn. Thuốc được chỉ định điều trị cho những người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm amidan, viêm họng, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn ở họng/ miệng, viêm phổi nhẹ do Pneumococcus, nhiễm khuẩn da và mô mề, phòng ngừa bệnh thấp khớp tái phát.

Penicillin gồm có hai loại: Penicillin V ở dạng đường uống, điều chế dưới dạng viên nén và dạng tiêm dùng để tiêm tĩnh mạch.

Nên sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ: dùng thuốc trước bữa ăn 30 phút hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Thời gian điều trị kéo dài khoảng 10 ngày. Nếu sau 10 ngày vẫn không có tiến triển gì, người bệnh cần phải thông báo ngay cho bác sĩ.

Lưu ý: khi sử dụng Penicillin dài ngày hoặc sử dụng ở liều cao thì có thể gây ra một số tác dụng phụ như nổi mề đay, thiếu máu, sốc phản vệ, làm giảm tiểu cầu,...

Amoxicillin

Là loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh viêm họng. Thuốc được chỉ định cho những trường hợp bị nhiễm khuẩn do có sự tác động của một số loại vi khuẩn nhạy cảm như viêm họng, viêm màng não, sốt thương hàn, nhiễm khuẩn sản khoa, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm nội mạc, ...

Người bệnh nên sử dụng thuốc Amoxicillin theo đúng sự chỉ định của bác sĩ, không được dùng nhiều hoặc ít hơn, không được tự ý ngưng sử dụng thuốc đột ngột hoặc dùng quá lâu này. Lưu ý, nên sử dụng thuốc vào cùng một khoảng thời gian trong một ngày để tránh quên uống thuốc.

Đối với Amoxicillin dạng dung dịch, người dùng cần lắc đều thuốc trước khi sử dụng và đo dung dịch thuốc bằng dụng cụ chia liều chuyên nghiệp. Lưu ý, nên sử dụng hết thuốc trong những lần uống, không được để chừa lại cho những lần sau.

Đối với Amoxicillin dạng viên nén, khi uống người bệnh không nên nhai, nghiền nát hoặc phá vỡ mà hãy nuốt toàn bộ viên thuốc với một lượng nước vừa đủ.

Tuyệt đối không được tự ý ngưng dùng thuốc mặc dù các triệu chứng nhiễm trùng đã được thuyên giảm, nên tiếp tục sử dụng hết liều lượng thuốc được kê để làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Khi sử dụng thuốc Amoxicillin để điều trị bệnh viêm họng, người bệnh còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: viêm gan, vàng da ứ mật, giảm bạch cầu thoáng qua, tiêu chảy, viêm kết mạc, nổi mề đay, hoại tử da, nôn và buồn nôn, ....

Cephalexin

Là loại thuốc kháng sinh Beta-lactamin, được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị bệnh viêm họng. Thuốc có tác dụng ức chế khả năng hoạt động gây viêm của vi khuẩn gây hại, đồng thời có tác dụng giảm đau nhẹ, giảm ho và cải thiện cảm giác nóng rát vùng cổ họng.

Lưu ý, nếu sử dụng thuốc Cephalexin dài ngày, người bệnh gặp phải một số tác dụng phụ nghiêm trọng không mong muốn như: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, giảm bạch cầu trung tính, ....

Ceftriaxone

Là thuốc kháng sinh có tác dụng làm dịu nhanh chóng cảm giác đau rát vùng cổ họng, chống khuẩn, giảm viêm, đồng thời làm giảm ngứa và có thể kiểm soát cơn ho.

Khuyến cáo không được sử dụng thuốc này cho những người bị dị ứng với các thành phần của thuốc, người có tiền sử bị dị ứng với Penicillin, phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú, trẻ sơ sinh thiếu tháng, người bị suy gan, suy thận.

2.1.2. Sử dụng thuốc Macrolid để chữa viêm họng

Macrolid là nhóm thuốc kháng sinh, được dùng trong điều trị với tên thuốc Erythromycin. Nhóm thuốc này có rất nhiều biệt dược dạng uống thông dụng, thường được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm khuẩn da, mô mềm, ...

Nhóm thuốc này được phân chia thành 3 loại:

  • Nhóm 1: Erythromycin, Roxithromycin, Dirithromycin, Oleandomycin
  • Nhóm 2: Azithromycin
  • Nhóm 3: Josamycin, Spiramycin

Nhóm thuốc này được sử dụng thay thế chữa bệnh viêm họng khi người bệnh bị kháng Penicillin.

Clarithromycin

Được điều trị cho những người bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn như viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi cộng đồng, nhiễm khuẩn bội nhiễm, ...

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian điều trị, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ nghiêm trọng như: viêm lưỡi, viêm miệng, nhức đầu, rối loạn vị giác, rối loạn chức năng gan, viêm đại tràng giả mạc, ...

Azithromycin

Được sử dụng để điều trị cho những bệnh liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn như: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn đường sinh dục,...

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh thường gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chướng bụng, ...

Erythromycin

Được sử dụng để điều trị các bệnh như viêm họng, nhiễm khuẩn mô mềm, các dạng mủ mề, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da, bị mụn trứng cá, nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục.

Không được sử dụng thuốc cho những người bị mẫn cảm, người bị viêm gan, người bị rối loạn porphyrin, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: phát ban, tiêu chảy, ngứa da, buồn nôn, đau bụng, vàng da, viêm gan, rối loạn nhịp tim, ...

3.2. Chữa viêm họng bằng thuốc hạ sốt, giảm đau

Aspirin

Aspirin thuộc nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc kháng viêm không Steroid. Thuốc có tác dụng cải thiện được tình trạng đau rát nhẹ đến trung bình. Vì vậy, thuốc thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng đi kèm do bệnh viêm họng gây ra như: đau cơ, sốt, đau đầu, đau rát cổ họng,...

Nếu người bệnh sử dụng thuốc với liều thấp và điều trị ngắn ngày thì thông thường sẽ không gặp tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc Aspirin với liều cao, dài ngày thì có thể sẽ gặp phải một số phản ứng nghiêm trọng như: sưng môi, mặt, lưỡi, họng; khó thở; phát ban; đau đầu; buồn ngủ; đau dạ dày.

Paracetamol

Là loại thuốc giúp giảm đau và hạ sốt. Thuốc có thể điều trị bệnh viêm họng khi có một số triệu chứng như: đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau răng, cảm sốt, cải thiện được các cơn đau ở người bệnh bị viêm khớp nhẹ.

Khi sử dụng Paracetamol trong một khoảng thời gian ngắn sẽ giúp cho người bệnh giảm đau hiệu quả, mang đến cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, khuyến cáo người bệnh không nên lạm dụng sử dụng thuốc Paracetamol quá liều.

3.3. Chữa viêm họng bằng nhóm thuốc kháng viêm NSAID

Diclofenac

Thuốc được điều trị để giảm đau và cải thiện được tình trạng sưng viêm hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh viêm họng.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, ngoài công dụng chính của thuốc, người bệnh còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: đau đầu, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, căng thẳng, ngứa da, phát ban, ợ nóng, đau bụng, khó chịu dạ dày, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, ợ chua, ...

Ibuprofen

Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh viêm họng kèm theo sốt và đau nhức nhẹ. Thuốc có khả năng ức chế quá trình sản sinh ra các chất gây viêm trong cơ thể, giúp giảm sưng, giảm đau và giảm sốt.

Khuyến cáo không được sử dụng thuốc cho người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ đang mang thai ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: căng thẳng, ngứa da, chóng mặt, đầy hơi, dạ dày khó chịu, ợ nóng nhẹ, ...

Hy vọng với những thông tin về hướng dẫn dùng liều thuốc viêm họng trên sẽ giúp cho bạn có thêm thông tin bổ ích. Từ đó biết cách sử dụng thuốc trị viêm họng sao cho đúng và hiệu quả, mang lại kết quả tốt, giúp cho sức khỏe sớm trở lại bình thường.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan