Công dụng trị bệnh của thuốc Bisolvon

Thuốc Bisolvon chứa hoạt chất Bromhexin, được dùng trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp do khó long đờm và tăng tiết đàm như viêm phế quản cấp và mãn tính... Cùng tìm hiểu công dụng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Bisolvon qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Bisolvon có tác dụng gì?

Thuốc Bisolvon chứa hoạt chất Bromhexin, được chỉ định trong các trường hợp bệnh phế quản phổi cấp và mạn tính có kèm theo sự tiết chất nhầy bất thường.

Hoạt chất Bromhexin được tổng hợp từ hợp chất thảo dược Vasicine. Các nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy, Bromhexin có tác dụng làm tăng tỷ lệ thanh dịch của phế quản, tăng sự vận chuyển chất nhầy thông qua việc hoạt hóa biểu mô có nhung mao và làm giảm độ quánh của chất nhầy. Trong các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, Bromhexin còn có tác dụng vận chuyển chất tiết, phân hủy chất tiết ở đường phế quản giúp thuận lợi cho quá trình ho và khạc đờm được dễ dàng.

Sau quá trình điều trị bằng Bromhexin, nồng độ các kháng sinh Erythromycin, Amoxcilin, Oxyretracyclin... trong dịch phế quản và đờm tăng lên.

Về dược động học có trong thuốc Bisolvon như sau:

  • Hấp thu: Sau khi dùng bằng đường uống, hoạt chất bromhexin được hấp thu một cách nhanh chóng và hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Sinh khả dụng (SKD) của thuốc khi uống ở dạng rắn và dạng dung dịch là tương đương nhau. Trong đó, sinh khả dụng tuyệt đối của Bromhexine Hydrochloride khoảng từ 22.2 ± 8.5% ở dạng rắn và 26.8 ± 13.1% ở dạng dung dịch. Tỷ lệ thuốc chuyển hóa lần đầu khoảng từ 75 – 80%. Uống bromhexin cùng với thức ăn có thể dẫn đến tăng nồng độ thuốc trong huyết tương.
  • Phân bố: Bromhexin dùng bằng đường tĩnh mạch sẽ được phân bố nhanh và rộng rãi đến các mô trong cơ thể với thể tích phân bố (Vd) khoảng 1209 ± 206L (19L/kg). Các nhà khoa học lâm sàng đã nghiên cứu sự phân bố vào mô phổi (phế quản, nhu mô) sau khi dùng 32mg, 64mg bromhexin. Kết quả cho thấy, nồng độ bromhexin tại mô phổi sau 2 giờ dùng thuốc cao hơn so với nồng độ tại mô phế quản – phổi khoảng 1.5 – 4.5 lần và cao hơn so với nồng độ trong huyết tương khoảng 2.4 – 5.9 lần. Khoảng 95% lượng bromhexin liên kết với protein huyết tương dưới dạng không đổi.
  • Chuyển hóa: Bromhexin chuyển hóa hoàn toàn thành Axit dibromanthranilic và chất chuyển hóa Hydroxy hóa đa dạng. Bản thân brohexim và tất cả các chất chuyển hóa của nó được liên hợp hầu hết dưới dạng O – glucuronides và N – glucuronides. Hiện chưa có bằng chứng ý nghĩa về việc thay đổi phương thức chuyển hóa do Oxytetracycline, Sulphonamide hay Erythromycin. Vì vậy, các tương tác do chất nền CYP 450 2C9 và 3A4 không thể xảy ra.
  • Thải trừ: Tỷ lệ chiết xuất của Bromhexin trong phạm vi dòng máu đến gan cao hơn (khoảng 843 – 1073ml/phút), dẫn đến sự khác biệt giữa các người bệnh và trên cùng một người bệnh (CV > 30%). Nồng độ của Bromhexin giảm theo cấp số mũ trong huyết tương, cụ thể liều thuốc uống từ 8 – 32mg có nửa đời thải trừ cuối nằm trong khoảng từ 6.6 – 31.4 giờ. Nửa đời thải trừ có thể dự đoán dược động học đa liều là 1 giờ, vì vậy không có sự tích lũy khi dùng đa liều.
Thuốc Bisolvon
Thuốc Bisolvon chỉ định trong các trường hợp bệnh phế quản phổi cấp và mạn tính

2. Liều dùng thuốc Bisolvon

Thuốc Bisolvon được dùng bằng đường uống với liều dùng cụ thể phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng cụ thể của người bệnh như sau:

  • Người lớn, trẻ em trên 12 tuổi: Uống 8mg một lần và dùng 3 lần mỗi ngày;
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Uống 4mg một lần và dùng 3 lần mỗi ngày;
  • Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: Uống 4mg một lần và dùng 2 lần mỗi ngày.

Trong một số trường hợp, khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Bisolvon có thể cần phải tăng tổng liều mỗi ngày lên 48mg ở người trưởng thành. Bác sĩ cần thông báo cho người bệnh về khả năng gia tăng bài tiết chất nhầy khi điều trị bằng Bisolvon.

Đối với chỉ định của thuốc trong trường hợp bệnh hô hấp cấp tính, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ nếu các triệu chứng bệnh không được cải thiện hoặc xấu đi trong thời gian điều trị bằng Bisolvon.

Thuốc Bisolvon
Thuốc Bisolvon được dùng bằng đường uống với liều dùng cụ thể

3. Tác dụng phụ của thuốc Bisolvon

Bên cạnh những tác dụng của thuốc Bisolvon trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp thì loại thuốc này cũng gây ra một số tác dụng phụ như sau:

4. Lưu ý khi dùng thuốc

Chống chỉ định dùng thuốc Bisolvon cho các đối tượng sau đây:

  • Người bệnh quá mẫn với Bromhexin hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc;
  • Người mắc các bệnh lý di truyền hiếm gặp, vì có thể không dung nạp với các tá dược của thuốc.

Thận trọng khi dùng thuốc:

  • Hoại tử biểu bì nhiễm độc tạm thời (TEN) và tổn thương da nghiêm trọng như hội chứng Stevens – Johnson được chứng minh là có liên quan đến việc dùng thuốc long đờm như Brohexine. Phần lớn người bệnh gặp phải tình trạng trên được giải thích là do bệnh lý mắc kèm và/hoặc thuốc dùng cùng. Ngoài ra, trong giai đoạn sớm của hội chứng Stevens – Johnson hoặc hội chứng TEN người bệnh sẽ có triệu chứng tương tự với cúm không đặc hiệu như đau nhức người, sốt, ho, viêm mũi và đau họng. Sự nhầm lẫn triệu chứng có thể làm người bệnh bắt đầu điều trị triệu chứng bằng thuốc cảm cúm, ho. Vì vậy, khi xuất hiện tổn thương mới trên niêm mạc hoặc da, người bệnh cần đi khám bác sĩ, ngưng việc điều trị bằng thuốc Bisolvon.
  • Thuốc viên Bisolvon chứa tá dược lactose, vì vậy người mắc các bệnh di truyền hiếm gặp và không dung nạp galactose như loạn chuyển hóa Cacbon hydrat bẩm sinh thì không nên sử dụng thuốc Bisolvon.

Tác động của thuốc trên các đối tượng đặc biệt:

  • Phụ nữ đang mang thai: Các nghiên cứu về tính an toàn của thuốc Bisolvon trên phụ nữ có thai còn hạn chế. Tuy nhiên các nghiên cứu trên động vật không cho thấy tác dụng gây hại gián tiếp hoặc trực tiếp liên quan đến độc tính sinh sản. Mặc dù vậy cần thận trọng và hạn chế dùng thuốc Bisolvon cho phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Hiện vẫn chưa có minh chứng về sự bài tiết của bromhexin và các chất chuyển hóa của nó và sữa mẹ. Vì vậy không khuyến cáo sử dụng thuốc Bisolvon ở phụ nữ đang cho con bú.
  • Người vận hành máy móc, lái xe: Thuốc Bisolvon không gây tác động đến khả năng vận hành máy móc, lái xe của người bệnh.

Tương tác thuốc:

  • Chưa ghi nhận các tương tác không có lợi giữa Bisolvon và các thuốc khác trên lâm sàng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị, người bệnh cần thông báo với bác sĩ tất cả những loại thuốc đang sử dụng, không tự ý ngưng hoặc thay đổi liều thuốc Bisolvon khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Tóm lại, thuốc Bisolvon được chỉ định trong các bệnh lý đường hô hấp do khó long đờm và tăng tiết đàm như viêm phế quản cấp và mãn tính. Để dùng thuốc hiệu quả và an toàn, người bệnh cần có chỉ định sử dụng từ bác sĩ hoặc dược sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

220.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan