Công dụng thuốc Zuplenz

Zuplenz là 1 loại thuốc hỗ trợ buồn nôn và nôn do bệnh ung thư hay phẫu thuật. Theo dõi bài viết dưới đây để biết thuốc Zuplenz là thuốc gì?

1. Thuốc Zuplenz là thuốc gì?

Thuốc Zuplenz có thành phần chính là Ondansetron, bào chế dưới dạng viên bao tan trong miệng.

Ondansetron có thể được sử dụng 1 mình hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để ngăn ngừa buồn nôn và nôn do điều trị ung thư hoặc khi phẫu thuật.

Ondansetron chống nôn bằng cách ngăn chặn 1 trong những chất tự nhiên của cơ thể như serotonin có thể gây ra phản ứng nôn mửa .

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Zuplenz

Chỉ định:

  • Thuốc Zuplenz được sử dụng để ngăn ngừa triệu chứng buồn nôn và nôn do phẫu thuật, hóa trị ung thư hoặc xạ trị.

Chống chỉ định:

Bạn không nên sử dụng thuốc Zuplenz nếu:

  • Đang sử dụng thuốc apomorphine (Apokyn);
  • Bị dị ứng nghiêm trọng với ondansetron hoặc các loại thuốc tương tự (dolasetron, granisetron và palonosetron).
  • Trẻ dưới 4 tuổi.

3. Cách sử dụng và liều dùng thuốc Zuplenz

Cách dùng thuốc:

Thuốc Zuplenz được bào chế để có thể hòa tan trên lưỡi của bạn. Bạn không nhai mà để cho viên bao phim này tự tan trong miệng. Dùng Zuplenz đúng cách theo các bước sau:

  • Dùng tay khô để mở túi giấy bạc bảo vệ ngay trước khi sử dụng thuốc. Sau đó loại bỏ một lớp phim và đặt Zuplenz lên trên lưỡi của bạn.
  • Để Zuplenz hòa tan hoàn toàn (thường thì trong 4 đến 20 giây), sau đó nuốt nó trực tiếp hoặc với chất lỏng. Nếu liều lượng dùng thuốc nhiều hơn, bạn hãy để cho mỗi bộ phim tan hoàn toàn trước khi lấy bộ phim tiếp theo. Rửa tay sạch ngay sau khi dùng thuốc này.

Thời gian dùng thuốc:

  • Để ngăn ngừa buồn nôn do hóa trị, bạn hãy dùng thuốc Zuplenz theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là dùng 30 phút trước khi bắt đầu điều trị.
  • Để ngăn ngừa buồn nôn do điều trị bằng xạ trị, hãy dùng thuốc Zuplenz từ 1 đến 2 giờ trước khi bắt đầu điều trị.
  • Để ngăn ngừa buồn nôn sau khi phẫu thuật, hãy uống thuốc Zuplenz 1 giờ trước khi bắt đầu thực hiện.
  • Liều lượng dùng thuốc Zuplenz có thể được sử dụng tùy vào tình trạng sức khoẻ của bạn. Ondansetron có thể được dùng đến 3 lần một ngày trong vòng 1 đến 2 ngày sau mỗi đợt điều trị hóa trị hoặc xạ trị. Để giúp ghi nhớ dùng thuốc Zuplenz, bạn hãy uống thuốc vào những thời điểm giống nhau mỗi ngày.

4. Tác dụng phụ của thuốc Zuplenz

  • Các tác dụng phụ của thuốc Zuplenz thường gặp có thể bao gồm: Tiêu chảy, táo bón, đau đầu, buồn ngủ, hoặc cảm giác mệt mỏi.
  • Nhận trợ giúp y tế khẩn cấp nếu như bạn có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng với thuốc Zuplenz như: Phát ban, nổi mày đay, sốt, ớn lạnh, khó thở; sưng ở mặt, sưng môi, lưỡi hoặc cổ họng.
  • Ngừng thuốc Zuplenz và gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu như bạn có: Táo bón nặng, đau dạ dày, đầy hơi, nhức đầu, đau ngực, chóng mặt dữ dội, ngất xỉu, nhịp tim nhanh hoặc đập mạnh, nhịp tim nhanh hoặc cảm giác tim đập thình thịch, vàng da hoặc vàng mắt, mờ mắt hoặc bị mất thị lực tạm thời nhưng thường chỉ kéo dài từ vài phút đến vài giờ, nồng độ serotonin cao trong cơ thể gây ra kích động, ảo giác, phản ứng sốt, nhịp tim nhanh, phản xạ hoạt động quá mức, buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy và mất phối hợp.

Một số tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra khi bạn dùng thuốc Zuplenz. Nếu các tác dụng phụ đó nghiêm trọng hay kéo dài thì bạn nên nói ngay với bác sĩ để được tư vấn.

5. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Zuplenz

  • Trước khi dùng thuốc Zuplenz, bạn hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với nó hoặc bất kỳ dị ứng nào khác.
  • Trước khi sử dụng thuốc Zuplenz, bạn cũng cần nói với bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử bệnh, đặc biệt là: Nhịp tim không đều, các vấn đề bệnh lý của gan, dạ dày và ruột (chẳng hạn như phẫu thuật bụng gần đây, hồi tràng).
  • Thuốc Zuplenz khi dùng có thể gây ra tình trạng ảnh hưởng đến nhịp tim (kéo dài QT), điều này dẫn đến nhịp tim không đều nghiêm trọng (hiếm khi gây tử vong), các triệu chứng khác có thể gặp như chóng mặt nghiêm trọng, ngất xỉu và có thể cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Nguy cơ gặp phải QT kéo dài có thể tăng lên nếu bạn mắc một số bệnh lý hoặc đang dùng các loại thuốc khác có thể gây kéo dài QT.
  • Mức độ kali thấp hoặc magiê thấp trong máu cũng có thể làm tăng nguy cơ kéo dài QT. Nguy cơ này có thể tăng lên nếu bạn sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc bị đổ mồ hôi nhiều, tiêu chảy và nôn mửa. Bạn cần đảm bảo việc cung cấp đủ điện giải khi dùng thuốc để tránh tình trạng giảm kali hay magie trong máu.
  • Thuốc Zuplenz có thể làm gây ra chóng mặt hoặc buồn ngủ. Nên dùng rượu hoặc cần sa thì có thể khiến bạn chóng mặt hoặc buồn ngủ hơn. Không nên lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ việc nào cần sự tỉnh táo cho đến khi bạn có thể làm điều đó một cách an toàn. Tránh sử dụng đồ uống có cồn. Nên nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng cần sa hay uống rượu thường xuyên.
  • Trong thời kỳ mang thai, không nên dùng thuốc Zuplenz, chỉ nên được sử dụng khi thật sự rất cần thiết. Nó có thể gây hại cho thai nhi khi mẹ bầu sử dụng.
  • Vẫn chưa có đủ dữ liệu chứng minh thuốc Zuplenz có thể đi vào sữa mẹ hay không. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của ​​bác sĩ trước khi dùng Zuplenz cho người đang cho con bú.
  • Tương tác thuốc có thể xảy ra khi kết hợp cùng với Zuplenz gồm: Thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị ung thư, sốt rét, bệnh HIV hoặc AIDS. Để an toàn, bạn hãy cho bác sĩ biết về tất cả các sản phẩm đang sử dụng, bắt đầu uống hoặc ngừng sử dụng trong quá trình điều trị với Zuplenz.
  • Bảo quản thuốc Zuplenz trong bao bì kín và ở nhiệt độ phòng khi chưa sử dụng. Để thuốc xa tầm với của trẻ em.

Hy vọng với những thông tin trên về thuốc Zuplenz sẽ giúp sử dụng sản phẩm này an toàn và hiệu quả hơn. Bạn cần đảm bảo dùng thuốc theo chỉ định để hạn chế tối đa nguy cơ gây ra các tác dụng phụ và nếu có bất thường cần báo ngay với bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

60 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan