Công dụng thuốc Zolinza

Thuộc nhóm thuốc chống ung thư, Zolinza được các bác sĩ kê đơn chỉ định sử dụng cho các biểu hiện trên da của một loại ung thư được gọi là u lympho tế bào T đối với da (CTCL). Vậy để tìm hiểu cụ thể xem Zolinza có tác dụng gì? Cách sử dụng ra sao? Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Zolinza có tác dụng gì?

Thuốc Zolinza là tên thương mại của hoạt chất Vorinostat, thuốc được sử dụng để điều trị bệnh ung thư tế bào T trên da. Zolinza hoạt động bằng cách làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của các tế bào ung thư.

2. Cách sử dụng của thuốc Zolinza

2.1. Cách dùng thuốc Zolinza

  • Sử dụng thuốc Zolinza bằng đường uống, sau ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là 1 lần mỗi ngày. Khi sử dụng cần nuốt toàn bộ viên thuốc Zolina, không được nghiền nát, nhai hoặc mở viên nang.
  • Nếu da hoặc mắt tiếp xúc với bột thuốc bên trong viên nang thuốc Zolinza, người bệnh hãy rửa sạch da bằng xà phòng và nước hoặc rửa mắt bằng nước, sau đó gọi cho bác sĩ để được hỗ trợ.
  • Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tránh bị mất nước.
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị bệnh nôn mửa hoặc tiêu chảy, đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường và không thể ăn hoặc uống bình thường.
  • Ngoài ra, bạn có thể được dùng các loại thuốc khác để giúp ngăn ngừa buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy khi có chỉ định của bác sĩ.

2.2. Liều lượng thuốc Zolinza

Liều người lớn thông thường cho u lympho tế bào T ở da là 400 mg uống mỗi ngày một lần, nếu một bệnh nhân không dung nạp với trị liệu, có thể giảm liều tới 300 mg uống mỗi ngày một lần hoặc có thể giảm liều xuống còn 300 mg mỗi ngày một lần trong 5 ngày liên tiếp mỗi tuần nếu cần

Sử dụng để điều trị các biểu hiện ở da ở bệnh nhân ung thư hạch tế bào T ở da có bệnh tiến triển, dai dẳng hoặc tái phát trên hoặc sau 2 liệu pháp toàn thân.

3. Chống chỉ định của thuốc Zolinza

Thông thường người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc thì không được dùng thuốc. Các trường hợp khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc đơn thuốc bác sĩ.

4. Lưu ý khi sử dụng của thuốc Zolinza

Để đảm bảo thuốc Zolinza an toàn cho bạn, hãy nói với bác sĩ nếu bạn có:

  • Tiểu đường hoặc đường huyết cao
  • Cục máu đông
  • Bệnh gan
  • Mất cân bằng điện giải (như nồng độ kali hoặc magiê trong máu thấp) hoặc là
  • Bất kỳ dị ứng
  • Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng thuốc Zolinza.
  • Hãy thông báo cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn mang thai nhưng đang sử dụng thuốc Zolinza.
  • Không cho con bú trong khi sử dụng thuốc Zolinza trong ít nhất 1 tuần sau liều cuối cùng của bạn.

Bên cạnh đó, Vorinostat có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim, kéo dài QT, nhịp tim nhanh, nhịp tim không đều nghiêm trọng và các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu. Nguy cơ kéo dài QT có thể tăng lên nếu bệnh nhân đang dùng các loại thuốc cũng có thể gây kéo dài QT đặc biệt là người lớn tuổi, vì vậy trước khi sử dụng vorinostat, hãy nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang dùng hoặc các tình trạng sức khỏe đặc biệt như vấn đề về tim (suy tim, nhịp chậm, QT kéo dài), tiền sử gia đình bệnh tim.

Mức độ thấp của ion kali hoặc magie có trong máu có thể làm tăng nguy cơ kéo dài QT, đặc biệt khi dùng thuốc lợi tiểu hoặc nếu người bệnh có các tình trạng chẳng hạn như đổ mồ hôi nhiều, tiêu chảy hoặc nôn mửa.

5. Tác dụng phụ của thuốc Zolinza

Zolinza có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào sau đây, hãy cho bác sĩ của bạn ngay lập tức.

5.1. Dấu hiệu cục máu đông ở chân - Huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc DVT

  • Chân sưng lên hoặc cảm thấy ấm
  • Chân bị đau hoặc cảm thấy rất mềm
  • Chân bị đau khi bạn đứng hoặc đi bộ
  • Da chuyển sang màu đỏ hoặc thay đổi màu sắc

5.2. Dấu hiệu của cục máu đông trong phổi - Thuyên tắc phổi hoặc PE

  • Đau tức ngực đột ngột
  • Khó thở
  • Ho ra máu
  • Đổ mồ hôi
  • Tim đập rất nhanh
  • Ngất xỉu
  • Lo lắng

5.3. Dấu hiệu mất quá nhiều chất lỏng do cơ thể bị mất nước

Bạn có thể bị mất nước nếu bạn không thể ăn hoặc uống như bạn thường làm. Điều này có thể xảy ra khi bạn cảm thấy buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. Gọi cho bác sĩ nếu bạn nhận được bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào sau đây:

  • Khô miệng
  • Buồn ngủ
  • Da của bạn khô
  • Chóng mặt hoặc choáng váng

5.4. Những thay đổi trong máu

Bác sĩ sẽ kiểm tra máu của bạn trong quá trình điều trị bằng Zolinza. Dưới đây là danh sách một số tác dụng phụ có thể khiến bạn phải thay máu:

  • Mệt mỏi hơn bình thường
  • Chảy máu hoặc da dễ bị bầm tím
  • Lượng đường trong máu cao (có thể cảm thấy đói hoặc khát hơn, đi tiểu thường xuyên hơn bình thường)
  • Nhợt nhạt
  • Khó thở

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Zolinza: Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn, giảm cân, khô miệng, rụng tóc, đau cơ, ngứa, mệt mỏi, chóng mặt, sưng ở bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân, lạnh, ho, ớn lạnh, sốt, nhức đầu

6. Cách bảo quản thuốc Zolinza

Lưu trữ ở nhiệt độ phòng tránh ẩm và nhiệt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: chemocare.com, reference.medscape.com, oncolink.org, rxlist.com

190 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan