Công dụng thuốc Xulane

Thuốc Xulane có thành phần chính bao gồm Norelgestromin và Ethinyl estradiol, thuộc nhóm thuốc tránh thai kết hợp. Xulane được chỉ định để ngừa thai ở những phụ nữ lựa chọn việc sử dụng miếng dán qua da như một phương pháp tránh thai. Tìm hiểu các thông tin về miếng dán Xulane sẽ giúp nâng cao được hiệu quả ngừa thai.

1. Xulane là thuốc gì?

Thuốc Xulane được bào chế dưới miếng dán trên da, với thành phần chính bao gồm:

  • Hoạt chất:
  • Norelgestromin hàm lượng 4.86 mg.
  • Ethinyl estradiol hàm lượng 0.53 mg.
  • Tá dược:
  • Lớp nền: Polyetylen sắc tố, Polyester.
  • Lớp giữa: Polyisobutene, Crospovidone, Dầu khoáng, Vải polyester không dệt, Rượu oleyl và Dipropylene glycol.
  • Lớp ngoài: Lớp bảo quản.

Norelgestromin bản chất là một Progestin chịu trách nhiệm phần lớn cho hoạt động thai nghén xảy ra trong phụ nữ.

Ethinyl estradiol bản chất là một chất tổng hợp của Estrogen.

Thuốc tránh thai kết hợp nội tiết tố gồm,Norelgestromin và Ethinyl estradiol hoạt động bằng cách ức chế Gonadotropin, từ đó ức chế sự rụng trứng để ngăn chặn quá trình thụ thai.

Thuốc Xulane được chỉ định để ngừa thai ở những phụ nữ lựa chọn việc sử dụng miếng dán qua da như một phương pháp tránh thai.

2. Chống chỉ định của thuốc Xulane

Không sử dụng miếng dán Xulane trong những trường hợp sau:

  • Dị ứng quá mẫn với bất cứ thành phần của thuốc Xulane.
  • Tiền sử phản ứng quá mẫn với các loại thuốc khác có chứa hoạt chất Norelgestromin và Ethinyl estradiol.
  • Phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch, thường gặp trong:
  • Phụ nữ > 35 tuổi thường xuyên sử dụng thuốc lá.
  • Có tiền sử hoặc đang bị huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi.
  • Tăng đông máu di truyền hoặc mắc phải.
  • Bệnh mạch máu não.
  • Bệnh động mạch vành.
  • Mắc các bệnh về nhịp tim hoặc nhịp tim do huyết khối do huyết khối như viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp với bệnh van tim, hoặc rung nhĩ.
  • Tăng huyết áp không kiểm soát được.
  • Đái tháo đường kèm theo bệnh mạch máu.
  • Đau đầu với các triệu chứng thần kinh khu trú hoặc đau nửa đầu.
  • Phụ nữ có khối u gan, lành tính hoặc ác tính, hoặc bệnh gan khác.
  • Phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung hoặc các khối u phần phụ phụ thuộc Estrogen.
  • Phụ nữ bị chảy máu tử cung bất thường chưa rõ nguyên nhân.
  • Phụ nữ mang thai hoặc có cân nặng > 90 kg.
  • Phụ nữ có tiền sử hay đang mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư nhạy cảm với Estrogen hoặc Progestin khác.

3. Cách sử dụng thuốc Xulane

3.1. Cách dùng:

  • Miếng dán tránh thai Xulane sẽ được dán liên tục trong 7 ngày.
  • Trước khi sử dụng miếng dán: Đảm bảo da sạch và khô. Không nên sử dụng kem dưỡng, kem, dầu, bột, hoặc trang điểm tại chỗ chuẩn bị dán, vì có thể khiến miếng dán không dính đúng cách hoặc bị dính lỏng.
  • Miếng dán có thể được dán trên cánh tay ngoài, bụng, mông hoặc lưng nơi không bị quần áo bó sát cọ xát.
  • Không được dán miếng dán lên ngực, trên vùng da có vết thương hoặc bị kích ứng, hoặc trên cùng vị trí với miếng dán trước đó.

3.2. Hướng dẫn sử dụng:

Trường hợp 1: Phụ nữ chưa sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết ở chu kỳ trước

  • Ngày thứ nhất/ngày bắt đầu: Dán miếng dán đầu tiên vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tuần tiếp theo: Thay miếng dán vào cùng một ngày trong tuần (Vd: Nếu miếng dán đầu tiên sử dụng vào thứ Hai, tất cả các miếng dán tiếp theo nên được dán vào thứ Hai). Miếng dán được thay trong vào 24 giờ vào ngày quy định. Trong trường hợp quá 24 giờ hoặc miếng dán bị bong ra không rõ thời điểm, miếng dán tiếp theo sẽ được xem là miếng dán đầu tiên của chu kỳ kinh mới và nên sử dụng đồng thời các biện pháp tránh thai khác (không chứa nội tiết) như bao cao su trong 7 ngày đầu tiên của chu kỳ.
  • Tuần thứ 4: Không cần sử dụng miếng dán, tức chỉ sử dụng miếng dán trong 3 tuần đầu (21 ngày).
  • Ngày thứ nhất của vòng kinh tiếp theo: Thực hiện lại giống như chu kỳ kinh trước.
  • Trong trường hợp sử dụng miếng dán Xulane sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt thứ nhất, nên sử dụng đồng thời các biện pháp tránh thai khác (không chứa nội tiết) như bao cao su trong 7 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên.

Trường hợp 2: Chuyển từ viên thuốc ngừa thai kết hợp dạng uống sang miếng dán Xulane.

  • Ngày thứ nhất/ngày bắt đầu: Dán miếng dán đầu tiên vào ngày đầu tiên có kinh sau khi ngừng thuốc uống.
  • Trong 5 ngày sau khi sử dụng thuốc tránh thai mà không thấy kinh, nên loại trừ khả năng có thai trước khi dùng miếng dán Xulane.
  • Trong trường hợp sử dụng miếng dán Xulane sau ngày đầu tiên có kinh do ngừng thuốc uống, nên sử dụng đồng thời các biện pháp tránh thai khác (không chứa nội tiết) như bao cao su trong 7 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
  • Trong trường hợp sử dụng miếng dán Xulane tại thời điểm sau 7 ngày từ khi uống viên tránh thai kết hợp có hoạt chất cuối cùng, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Sản trước khi sử dụng, vì có thể đã có hiện tượng rụng trứng.

Trường hợp 3: Sau sinh

  • Bắt đầu tránh thai bằng Xulane ở những phụ nữ sau sinh không cho con bú sau ít nhất 4 tuần hậu sản.
  • Thực hiện thay miếng dán giống như trường hợp 1.

Trường hợp 4: Sau khi phá thai hoặc sẩy thai trong 3 tháng đầu

  • Sau phá thai hoặc sẩy thai trong 3 tháng đầu: Có thể bắt đầu tránh thai bằng Xulane ngay lập tức và không cần bổ sung thêm phương pháp tránh thai khác.
  • Sau phá thai hoặc sẩy thai sau 3 tháng đầu: Bắt đầu sử dụng miếng dán Xulane không sớm hơn 4 tuần.

Thay đổi thời điểm sử dụng miếng dán Xulane

  • Khi bệnh nhân có nhu cầu đổi ngày thay miếng dán, cần hoàn thành chu kỳ tránh thai hiện tai (sử dụng hết miếng dáng thứ 3). Trong tuần thứ 4 (tuần không dùng miếng dán), bệnh nhân có thể chọn một ngày thay miếng dán, ngày đó được xem là ngày đầu tiên của chu kỳ mới và không cần áp dụng thêm biện pháp tránh thai khác.

4. Lưu ý khi sử dụng Xulane

4.1 Tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng Xulane

Tránh thai bằng miếng dán Xulane có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Hệ thống sinh sản và vú: Đau vú, đau bụng kinh, chảy máu âm đạo và rối loạn kinh nguyệt.
  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, chướng bụng.
  • Rối loạn thần kinh: Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, đau nửa đầu.
  • Rối loạn tâm thần: Rối loạn lo âu, mất ngủ, giảm ham muốn hoặc tăng ham muốn tình dục.
  • Triệu chứng ở mô và da: Mụn trứng cá, ngứa, rám má, viêm da tiếp xúc, ban đỏ, kích ứng da.
  • Khác: Nhiễm nấm âm đạo, viêm túi mật, tăng huyết áp, rối loạn Lipid máu, co thắt cơ, đái máu, tiết dịch âm đạo bất thường, hội chứng tiền kinh nguyệt, co thắt tử cung, khô âm hộ, thuyên tắc phổi, sụt cân.

Khi phát hiện những tác dụng không mong muốn trên hoặc bất kỳ các bất thường khác sau khi sử dụng miếng dán Xulane, cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ hay dược sĩ về việc sử dụng Xulane hoặc đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

4.2 Lưu ý sử dụng thuốc Xulane ở các đối tượng

  • Thận trọng khi sử dụng miếng dán Xulane ở những phụ nữ có tiền sử hoặc đang bị rối loạn huyết khối tắc mạch và các vấn đề mạch máu khác, bệnh lý về gan như suy giảm chức năng gan, ung thư gan, bệnh lý túi mật, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa Lipid, cơn đau đầu dai dẳng, chảy máu âm đạo bất thường, trầm cảm, ung thư cổ tử cung hay ung thư vú, phù mạch di truyền, rám má.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Tác dụng của miếng dán Xulane ở bà mẹ cho con bú chưa được đánh giá chính xác. Vì vậy, hãy khuyên bà mẹ cho con bú sử dụng các hình thức tránh thai khác cho đến khi họ cai sữa cho con hoàn toàn. Ngoài ra, các thuốc tránh thai chứa Estrogen có thể làm giảm sản xuất sữa ở các bà mẹ đang cho con bú.

5. Tương tác thuốc Xulane

Tương tác với các thuốc khác

  • Thuốc hoặc sản phẩm thảo dược như Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepine, Bosentan, Felbamate, Griseofulvin, Oxcarbazepine, Rifampicin, Topiramate, Rifabutin, Rufinamide có thể làm giảm nồng độ các hoạt chất trong máu, từ đò làm giảm hiệu quả của miếng dán Xulane.
  • Các chất ức chế CYP3A4 như Itraconazole, Voriconazole, Fluconazole, nước bưởi hoặc Ketoconazole có thể làm tăng nồng độ hormon trong huyết tương.
  • Sử dụng đồng thời Atorvastatin hoặc Rosuvastatin và miếng dán Xulane có thể làm tăng thời gian chuyển hóa của các hoạt chất.
  • Các thuốc dùng ức chế Protease HIV như Nelfinavir, Ritonavir, Darunavir/Ritonavir, Amprenavir/Ritonavir, Lopinavir/Ritonavir, và Tipranavir/ritonavir có thể làm tăng nồng độ hoạt chất miếng dán Xulane trong máu.
  • Các thuốc dùng ức chế Protease HIV như Indinavir và Atazanavir/Ritonavir có thể làm giảm nồng độ hoạt chất miếng dán Xulane trong máu.
  • Hoạt chất Ethinyl estradiol trong miếng dán Xulane có thể ức chế sự chuyển hóa các thuốc Cyclosporin, Prednisolon, Theophylline, Tizanidine và Voriconazole.
  • Các hormon trong miếng dán Xulane có thể làm giảm nồng độ trong huyết tương của Acetaminophen, Axit clofibric, Morphin, Axit salicylic và Temazepam.
  • Phụ nữ đang điều trị bằng liệu pháp thay thế hormon tuyến giáp có thể cần tăng liều hormon tuyến giáp vì nồng độ huyết thanh của Globulin gắn với tuyến giáp tăng lên khi sử dụng chung với Xulane.
  • Việc sử dụng miếng dán Xulane có thể ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, chẳng hạn như các yếu tố đông máu, lipid, dung nạp Glucose và Protein liên kết.

Trên đây là thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng miếng dán tránh thai Xulane. Nhằm mang lại hiệu quả tránh thai tốt nhất, bệnh nhân nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc Xulane, đồng thời tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ sản khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

252 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan