Công dụng thuốc Winduza

Winduza là thuốc có chứa hoạt chất Azacitidine, dùng để điều trị một số loại ung thư tủy xương, rối loạn tế bào máu, bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính (CMML), bạch cầu dòng tủy cấp (AML) và điều trị hội chứng loạn sản tủy ( MDS– Myelodysplastic Syndromes). Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích của thuốc qua bài viết sau đây.

1. Winduza có tác dụng gì?

Winduza là thuốc có chứa hoạt chất azacitidine hàm lượng 100mg và các tá dược vừa đủ 1 lọ. Winduza được bào chế dạng bột đông khô pha tiêm.

Azacitidine thuộc nhóm thuốc được gọi là chất khử methyl. Hoạt động của Azacitidine là giúp tủy xương sản xuất các tế bào máu bình thường và tiêu diệt các tế bào bất thường trong tủy xương. Từ đó giúp giảm số lượng tế bào máu bất thường và kiểm soát sự phát triển của tế bào.

Thuốc Winduza được dùng cho những người không thể điều trị liều cao bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc đối với các trường hợp sau đây:

2. Cách dùng - Liều lượng của thuốc Winduza

Thuốc Winduza được tiêm dưới da hoặc tiêm vào tĩnh mạch do nhân viên y tế thực hiện.

Winduza thường được tiêm 1 lần/ ngày trong 7 ngày. Điều trị này có thể được lặp lại sau mỗi 4 tuần, tuỳ thuộc vào chỉ định của bác sĩ điều trị. Điều trị thường nên được thực hiện trong ít nhất 4 chu kỳ.

Nếu vô tình để thuốc Winduza dính vào da bạn, hãy rửa kỹ bằng xà phòng và nước ấm tại khu vực tiếp xúc thuốc.

Bác sĩ điều trị của bạn có thể tăng liều Winduza sau 2 chu kỳ nếu tình trạng bệnh không được cải thiện và bạn không gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc. Quá trình điều trị có thể cần hoãn điều trị hoặc giảm liều nếu bạn gặp một số tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, hãy thông báo với bác sĩ những dấu hiệu bất thường mà bạn gặp trong suốt quá trình điều trị.

Trong quá trình sử dụng, thuốc Winduza có thể gây nôn và buồn nôn. Bác sĩ sẽ cho bạn uống thêm thuốc giảm buồn nôn trước khi tiêm thuốc Winduza.

Xử trí khi quá liều Winduza:

  • Dấu hiệu của quá liều: Nôn, buồn nôn và tiêu chảy;
  • Gọi ngay đến trung tâm y tế hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị khi quá liều Winduza.

3. Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Winduza

Mức độ thường xuyên và mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ tùy thuộc vào từng cá thể mỗi người. Ngoài ra, chúng còn phụ thuộc vào những phương pháp điều trị khác mà bạn đang phải điều trị. Chẳng hạn như, nếu bạn cũng đang dùng các loại thuốc khác hoặc xạ trị, tác dụng phụ của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn.

Các tác dụng phụ thường gặp:

  • Nôn, buồn nôn, khó thở, nhiễm trùng phổi, bầm tím, chảy máu, chán ăn, sụt cân, tiêu chảy, táo bón, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi quá mức, khó đi sâu vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, viêm loét trên miệng lưỡi, đau dạ dày, đau lưng, đau cơ xương khớp, đổ mồ hôi đêm, khó đi tiểu hoặc đau khi đi tiểu, sưng bàn tay, sưng bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân, đỏ, đau, bầm tím, sưng tấy, ngứa, nổi cục hoặc thay đổi màu da ở nơi tiêm thuốc,...

Một số tác dụng phụ ít gặp:

  • Da nhợt nhạt, khó thở, tim đập nhanh, tức ngực, ho, bầm tím hoặc chảy máu bất thường, chảy máu cam, chảy máu nướu răng, chấm nhỏ màu đỏ hoặc tím trên da, đau họng, sốt, ớn lạnh hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác, tổ ong, phát ban, ngứa, khó thở hoặc nuốt.

Nếu trong quá trình sử dụng thuốc Winduza gặp các dấu hiệu bất thường khác ngoài những tác dụng phụ đã liệt kê trên, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị của bạn.

4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Winduza

Trường hợp các thuốc khác, thức ăn và đồ uống:

  • Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng với azacitidine hay bất cứ các thuốc khác.
  • Ngoài ra, thuốc điều trị ung thư Winduza có thể tương tác với vitamin, chất bổ sung dinh dưỡng và các sản phẩm thảo dược, hãy thông báo với bác sĩ điều trị của bạn biết những sản phẩm bạn đang dùng.

Trường hợp phụ nữ giai đoạn mang thai và phụ nữ đang cho con bú:

  • Thuốc Winduza có thể gây hại cho em bé đang phát triển trong bụng mẹ. Không nên mang thai hoặc làm cha trong quá trình điều trị bằng thuốc Winduza và ít nhất 3 tháng sau đó. Hãy tham khảo bác sĩ điều trị các biện pháp tránh thai hiệu quả trước khi bắt đầu điều trị.
  • Chưa có các dữ liệu lâm sàng chứng minh rằng thuốc Winduza có đi vào sữa mẹ hay không. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khuyên bạn không nên cho con bú trong thời gian điều trị này.

Trường hợp các điều trị khác:

  • Nếu bạn đang cần phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy báo với bác sĩ hoặc nha sĩ rằng bạn đang điều trị bằng thuốc Winduza.

Trường hợp tiêm vaccine:

  • Trong quá trình bạn đang điều trị và trong tối đa 12 tháng sau đó, tuyệt đối không chủng ngừa bằng vắc-xin sống. Tùy thuộc vào phương pháp điều trị mà bạn đang gặp phải thì thời gian sẽ kéo dài trong bao lâu. Hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn nên tránh tiêm chủng trong bao lâu.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Winduza, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Winduza là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

525 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan