Công dụng thuốc Verimed

Mebeverine là hoạt chất có tác dụng chống co thắt cơ trơn chọn lọc trên đường tiêu hóa. Hoạt chất này có trong thuốc Verimed. Vậy việc sử dụng Verimed mang lại tác dụng gì và người bệnh nên uống thuốc như thế nào?

1. Verimed là thuốc gì?

Thuốc Verimed chứa hoạt chất chính là Mebeverine hàm lượng 135mg. Verimed được phân loại là nhóm thuốc chống co thắt cơ trơn không đề kháng với Cholinergic.

Verimed bào chế ở dạng viên nén, đóng gói mỗi hộp gồm 5 vỉ x 10 viên. Đây là sản phẩm của Medochemie., Ltd và được lưu hành tại Việt Nam với SĐK:VN-9663-05.

2. Cơ chế tác dụng của thuốc Verimed

Mebeverine trong thuốc Verimed là một hoạt chất chống co thắt cơ với tác dụng chọn lọc trên cơ trơn đường tiêu hoá. So với Papaverin, Mebeverine có hiệu lực chống co thắt tương đương hoặc mạnh gấp 3-5 lần.

Về mặt cấu trúc hóa học, Mebeverine là một dẫn xuất của Methoxybenzamide, được chứng minh có thể làm thay đổi tính co rút và vận động của ruột non ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích. Verimed cũng có thể cho thấy hoạt tính tiền động học và chống co thắt ở ruột non.

Hoạt chất Mebeverine trong thuốc Verimed hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn tại niêm mạc tá tràng sau khi sử dụng theo đường uống. Thuốc Verimed nhanh chóng phân bố vào các mô của cơ thể và 76% liều dùng chưa chuyển hóa sẽ gắn kết với protein huyết tương (cụ thể là albumin).

Mebeverine không được đào thải nhưng nó sẽ được chuyển hoá hoàn toàn. Ở bước đầu tiên, Mebeverine trong thuốc Verimed bị thủy phân do tác động của men esterase thành acid veratric và rượu mebeverine. Rượu mebeverine chuyển hóa tiếp thành mebeverine glucuronid và mebeverine sulphate. Khoảng 8 giờ sau khi uống thuốc Verimed, 95-98% liều dùng được đào thải qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa.

3. Chỉ định, chống chỉ định của thuốc Verimed

Sản phẩm Verimed được chỉ định như sau:

  • Chỉ định đầu tiên của thuốc Verimed là điều trị hội chứng ruột kích thích;
  • Bên cạnh đó, Verimed còn được sử dụng điều trị một số tình trạng như kích thích đại tràng mãn tính, táo bón do co thắt, viêm niêm mạc đại tràng, viêm đại tràng do co thắt với các triệu chứng đau bụng, căng cơ, tiêu chảy dai dẳng có hoặc không táo bón xen kẽ, đầy bụng;
  • Chứng co thắt dạ dày ruột thứ phát do bệnh lý thực thể.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Verimed:

  • Bệnh nhân dị ứng hay quá mẫn với Mebeverine hay bất kỳ thành phần tá dược nào có trong thuốc Verimed;
  • Bệnh nhân được xác định liệt ruột.

4. Liều dùng, cách dùng thuốc Verimed

Cách sử dụng Verimed:

  • Sản phẩm này sản xuất dạng viên nén dùng đường uống;
  • Thời điểm phù hợp để uống thuốc Verimed là 20 phút trước bữa ăn;
  • Bệnh nhân nên nuốt trọn viên thuốc Verimed với nước, không nên nhai hay nghiền nát thuốc.

Liều dùng khuyến cáo của thuốc Verimed:

  • Người lớn, người cao tuổi và trẻ em trên 10 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên Verimed trước bữa ăn 20 phút, 3 lần mỗi ngày. Liều lượng thuốc Verimed có thể điều chỉnh giảm dần sau khi đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn (thường khoảng sau vài tuần điều trị).

5. Tác dụng phụ của thuốc Verimed

Nhìn chung, hoạt chất Mebeverine trong thuốc Verimed có khả năng dung nạp tốt. Một số trường hợp rất hiếm người bệnh có thể gặp một số phản ứng dị ứng liên quan đến thuốc Verimed, đặc biệt là những triệu chứng như nổi hồng ban, mày đay và phù mạch.

Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc Verimed cần thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải.

Hướng dẫn cách xử trí tác dụng phụ của thuốc Verimed:

  • Việc đầu tiên là người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc Verimed;
  • Với những tác dụng ngoại ý mức độ nhẹ, bệnh nhân thường chỉ cần ngừng thuốc là các triệu chứng bất thường sẽ thuyên giảm;
  • Trường hợp mẫn cảm hoặc dị ứng nặng cần được tiến hành các liệu pháp điều trị hỗ trợ phù hợp, bao gồm giữ đường thở thông thoáng, sử dụng epinephrin nếu tụt huyết áp, cho bệnh nhân thở oxygen hoặc dùng kháng Histamin và Corticoid nếu có chỉ định.

6. Thận trọng khi dùng thuốc Verimed

Thuốc Verimed cần sử dụng một cách thận trọng ở những trường hợp có rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Các chuyên gia khuyến cáo các thuốc chống co thắt như Verimed, không nên chỉ định với mục đích điều trị triệu chứng của xơ hoá u nang.

Tác động của thuốc Verimed đến khả năng lái xe và vận hành máy móc vẫn chưa được nghiên cứu, do đó người bệnh cần thận trọng về vấn đề này và phải đảm bảo bản thân đủ khả năng lái xe hay điều khiển máy móc phức tạp.

Các nghiên cứu trên súc vật không cho thấy bất kỳ tác động gây quái thai nào của thuốc Verimed. Tuy nhiên, chưa có các nghiên cứu đầy đủ và có đối chứng tốt trên người, do đó cần thận trọng khi dùng Verimed cho người đang mang thai.

Mebeverine không bài tiết vào sữa mẹ ở liều điều trị, tuy nhiên do thiếu dữ liệu lâm sàng nên phải thận trọng khi chỉ định thuốc Verimed cho bệnh nhân nuôi con bằng sữa mẹ

Quá liều thuốc Verimed và xử trí:

  • Về mặt lý thuyết, Mebeverine có thể gây kích thích thần kinh trung ương, đặc biệt khi dùng quá liều lượng khuyến cáo;
  • Hiện chưa có thuốc giải đặc hiệu cho Mebeverine, do đó các trường hợp dùng thuốc Verimed quá liều được điều trị bằng các biện pháp cơ bản như rửa dạ dày kết hợp điều trị hỗ trợ và triệu chứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan