Công dụng thuốc Vatiwed

Thuốc Vatiwed có chứa thành phần chính là Tobramycin sulfat và Dexamethasone natri phosphat và được điều trị mắt - tai mũi họng. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, hạn chế được tối đa tác dụng phụ và tương tác thuốc, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn thuốc đã được bác sĩ, dược sĩ kê toa.

1. Thuốc Vatiwed là thuốc gì?

Thuốc Vatiwed là thuốc thuộc nhóm thuốc dùng điều trị tai mũi họng và mắt và có thành phần chính là Tobramycin sulfat, Dexamethasone natri phosphat. Thuốc được sản xuất bởi sản xuất bởi Bharat Parenterals.,Ltd - ẤN ĐỘ. Vatiwed được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt và được đóng gói theo hộp 1 lọ 5ml.

2. Chỉ định dùng thuốc Vatiwed

Thuốc Vatiwed được chỉ định điều trị các bệnh lý, tình trạng được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra, thuốc Vatiwed công dụng khác có thể có không được liệt kê trên nhãn. Người bệnh có thể liên hệ với dược sĩ hoặc bác sĩ để biết thêm những tác dụng khác của thuốc. Dưới đây là những tác dụng phổ biến của thuốc:

  • Điều trị tại chỗ tình trạng viêm ở mắt có đáp ứng với Steroids. Chỉ định dùng Corticoid và khi có nhiễm khuẩn nông ở mắt hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn mắt.
  • Điều trị tình trạng viêm kết mạc bờ mi và kết mạc nhãn cầu, viêm giác mạc và bán phần trước nhãn cầu khi người bệnh chấp nhận nguy cơ vốn có của việc sử dụng Steroid để nhằm giảm được phù nề và tình trạng viêm.
  • Điều trị trường hợp viêm màng bồ đào trước mạn tính và tổn thương giác mạc do hóa chất, tia xạ hoặc bỏng nhiệt hoặc do dị vật.
  • Việc sử dụng một loại thuốc hỗn hợp có thành phần chống nhiễm trùng được chỉ định khi có nguy cơ cao nhiễm khuẩn thông thường ở mắt do thấy có sự hiện diện hoặc có các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Tobramycin.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Vatiwed

3.1. Cách dùng

Mỗi loại thuốc hay dược phẩm được sản xuất và sử dụng theo mỗi cách khác nhau. Thông thường có 3 dạng thuốc là thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài và thuốc đặt. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn cách dùng thuốc Vatiwed ghi trên từ hướng dẫn sử dụng thuốc. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc theo đường dùng khác không ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng.

3.2. Liều dùng

Liều dùng thuốc được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Người bệnh không nên tự ý thay đổi liều dùng khi chưa có ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.

  • Nhỏ mắt 1 - 2 giọt Vatiwed trong 4 - 6 giờ.
  • Trong 24 - 48 giờ đầu có thể tăng liều thuốc lên nhỏ 1 - 2 giọt/2 giờ

3.3. Làm gì khi quá liều, khẩn cấp?

Người bệnh nếu lỡ dùng quá liều hoặc gặp phải tình trạng khẩn cấp nguy hiểm, hãy gọi ngay cho trung tâm y tế qua số 115 hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Người thân cần mang theo sổ khám bệnh, tất cả các đơn thuốc kê toa hoặc không kê toa, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã và đang dùng để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.

3.4. Làm gì khi quên 1 liều?

Trong trường hợp người bệnh quên một liều khi đang trong quá trình dùng thuốc hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ liều đã quên và uống thuốc như bình thường. Lưu ý không dùng gấp đôi liều với mục đích bù liều.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Vatiwed

Không sử dụng thuốc Vatiwed trong những trường hợp:

  • Viêm biểu mô giác mạc gây ra bởi Herpes simplex, Vaccinia, Varicella và các virus khác.
  • Nhiễm nấm ở mắt. Sau khi mắt đã lấy bỏ dị vật giác mạc không biến chứng.

5. Tác dụng phụ khi dùng Vatiwed

Trong quá trình sử dụng thuốc Vatiwed có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:

  • Sưng, ngứa mí mắt
  • Xung huyết kết mạc
  • Tăng áp lực nội nhãn
  • Glaucom
  • Tổn thương thần kinh thị giác
  • Đục thủy tinh thể dưới bao sau
  • Chậm lành vết thương
  • Nhiễm khuẩn mắt thứ phát

Trên đây không phải là tất cả những tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải khi dùng thuốc. Nếu người bệnh gặp phải bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào hãy ngừng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

6. Những lưu ý khi dùng thuốc Vatiwed

Dưới đây là một số lưu ý khi dùng thuốc Vatiwed, người bệnh có thể tham khảo như sau:

  • Dùng Tobramycin lâu có thể nhiễm nấm giác mạc.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai. Nếu sử dụng cần có sự chỉ định từ bác sĩ, dược sĩ
  • Không dùng thuốc cho trẻ em.
  • Vatiwed không gây ảnh hưởng khi lái xe và vận hành máy móc hoặc các công việc đòi hỏi độ tập trung cao độ.
  • Trong thời kỳ cho con bú: Tobramycin có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ. vì thế, không nên hoặc hạn chế dùng Tobramycin trong thời kỳ cho con bú. Nếu trường hợp cần thiết phải sử dụng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

7. Tương tác thuốc Vatiwed

Ở hầu hết tất cả các loại thuốc khi kết hợp sử dụng cùng một lúc 2 hoặc nhiều thuốc có thể xảy ra các tác dụng phụ dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng.

Dưới đây là một số loại thuốc khi kết hợp với thuốc Vatiwed có thể xảy ra một số tương tác như sau:

  • Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu (furosemide, ethacrinic acid) có thể gây độc trên tai.
  • Dùng chung Tobramycin với các thuốc: streptomycin, polymixin B, kanamycin, cholistin, gentamycin và cephalosporin cũng có độc tính trên tai và trên thận có thể gây hiệp đồng tác động.
  • Không sử dụng Tobramycin với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... Bởi vì, trong các loại thực phẩm, đồ uống đó có chứa các hoạt chất khác nên có thể xảy ra tương tác thuốc.

Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tham khảo ý kiến từ bác sĩ, dược sĩ về việc dùng thuốc Vatiwed để tránh những tương tác thuốc xảy ra. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan