Công dụng thuốc Vacivir

Vacivir là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị viêm võng mạc do virus cự bào và phòng các bệnh nhiễm do virus cự bào gây ra. Vậy thuốc Vacivir là thuốc gì và cách sử dụng như thế nào?

1. Vacivir là thuốc gì?

Vacivir là một loại thuốc kháng virus tác dụng toàn thân. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, với thành phần chính trong mỗi viên là Vacivir hydroclorid tương đương với 450mg Valganciclovir.

Valganciclovir là tiền chất của ganciclovir, sau khi vào cơ thể, hoạt chất này nhanh chóng được chuyển hóa thành ganciclovir nhờ tác động của enzyme esterase có ở gan và ruột.

Ganciclovir có tác dụng ức chế sao chép của virus herpes. Các loại virus ở người nhạy cảm với hoạt chất này gồm có: Virus cự bào (CMV), virus herpes simplex 1 và 2, virus herpes người 6, 7 và 8, virus Epstein-Barr, virus viêm gan B và virus Varicella zoster.

Ganciclovir có hoạt tính kìm virus thông qua việc ức chế quá trình tổng hợp DNA của virus thông qua 2 cơ chế sau:

  • Sự ức chế cạnh tranh hợp nhất của deoxyguanosin-triphosphat vào trong DNA bởi enzyme polymerase của virus.
  • Sự hợp nhất của ganciclovir triphosphat vào trong DNA của virus gây kết thúc chuỗi hoặc hạn chế rất nhiều khả năng kéo dài chuỗi DNA của virus.

Thuốc Vacivir được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm võng mạc do virus cự bào gây ra ở bệnh nhân có hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
  • Phòng ngừa các bệnh do nhiễm virus cự bào gây ra ở bệnh nhân ghép tạng có nguy cơ nhiễm virus này.

Thuốc Vacivir chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với Valganciclovir, Ganciclovir hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người mẫn cảm với các loại thuốc kháng virus khác như Aciclovir, Valaciclovir.
  • Phụ nữ đang cho con bú.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Vacivir

Vacivir được sử dụng bằng đường uống, nên uống thuốc cùng với thức ăn.

Cần phải thận trọng trước khi sử dụng hoặc xử lý thuốc:

  • Không được nghiền nát hoặc phá vỡ biên thuốc.
  • Valganciclovir trong thuốc Vacivir có khả năng gây quái thai và ung thư ở người, nên cần phải thận trọng khi xử lý thuốc bị vỡ.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với viên thuốc Vacivir bị vỡ hoặc đã nghiền nát.
  • Nếu bột thuốc Vacivir dính vào da hoặc mắt, bạn cần phải rửa thật kỹ vùng đó bằng nước sạch.

Liều lượng thuốc Vacivir cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, liều thuốc được khuyến cáo cho các trường hợp cụ thể như sau:

  • Viêm võng mạc do virus cự bào gây ra ở người lớn:
    • Điều trị ban đầu với thể hoạt động: Sử dụng liều 900mg/ lần x 2 lần/ ngày, liên tục trong 21 ngày.
    • Điều trị duy trì hoặc điều trị thể không hoạt động: Sử dụng liều 900mg/ lần x 1 lần/ ngày.
    • Trường hợp bệnh nhân bị viêm võng mạc xấu đi có thể sử dụng lại liều thuốc khởi đầu, tuy nhiên cần phải đánh giá khả năng virus kháng thuốc.
  • Phòng bệnh virus cự bào gây ra trên bệnh nhân ghép tạng:
    • Người lớn ghép thận sử dụng liều 900mg/ lần x 1 lần/ ngày trong 10 ngày của ca ghép và tiếp tục sử dụng cho đến 100 ngày sau khi ghép. Sau đó có thể tiếp tục điều trị dự phòng cho đến 200 ngày sau khi ghép thận.
    • Người lớn ghép các tạng khác thận: Sử dụng liều 900mg/ lần x 1 lần ngày trong 10 ngày của ca ghép và tiếp tục dùng cho đến 100 ngày sau khi ghép.
    • Liều thuốc cho trẻ em sẽ được bác sĩ tính toán dựa trên diện tích da và độ thanh thải creatinin. Nếu liều thuốc tính được trên 900mg thì sử dụng liều tối đa là 900mg. Điều trị bằng thuốc Vacivir nên bắt đầu trong vòng 10 ngày của ca ghép, sau đó tiếp tục dùng thuốc cho đến 200 ngày sau khi ghép thận, và 100 ngày sau khi ghép các tạng khác.
  • Liều dùng thuốc Vacivir cho bệnh nhân suy thận cần phải điều chỉnh liều theo độ thanh thải creatinin.

3. Tác dụng phụ của thuốc Vacivir

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Vacivir gồm có:

  • Nhiễm Candida miệng.
  • Nhiễm trùng huyết, nhiễm virus huyết.
  • Viêm mô tế bào.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Giảm bạch cầu trung tính nặng.
  • Thiếu máu.
  • Giảm tiểu cầu nặng.
  • Giảm bạch cầu nặng.
  • Giảm toàn thể huyết cầu nặng.
  • Giảm thèm ăn.
  • Chán ăn.
  • Trầm cảm.
  • Lo lắng.
  • Lú lẫn.
  • Suy nghĩ bất thường.
  • Đau đầu.
  • Mất ngủ.
  • Rối loạn vị giác.
  • Dị cảm.
  • Bệnh thần kinh ngoại biên.
  • Chóng mặt.
  • Co giật.
  • Phù hoàng điểm.
  • Bong võng mạc.
  • Bệnh ruồi bay.
  • Đau mắt.
  • Đau tai.
  • Khó thở.
  • Tiêu chảy.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Đau bụng.
  • Khó tiêu.
  • Táo bón.
  • Đầy hơi.
  • Khó nuốt.
  • Bất thường chức năng gan nặng.
  • Tăng phosphatase kiềm.
  • Tăng aspartate aminotranstease.
  • Viêm da.
  • Đổ mồ hôi đêm.
  • Ngứa.
  • Đau lưng.
  • Đau cơ, đau khớp.
  • Co thắt cơ.
  • Mệt mỏi.
  • Sốt.
  • Ớn lạnh.
  • Đau ngực.
  • Suy nhược.
  • Giảm cân.
  • Tăng creatinin máu.

Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Vacivir gồm có:

  • Suy tủy xương.
  • Phản ứng phản vệ.
  • Kích động.
  • Rối loạn tâm thần.
  • Ảo giác.
  • Run.
  • Rối loạn thị giác.
  • Viêm kết mạc.
  • Điếc.
  • Loạn nhịp tim.
  • Hạ huyết áp.
  • Ho.
  • Chướng bụng.
  • Loét miệng.
  • Viêm tụy.
  • Tăng alanine aminotransferase.
  • Rụng tóc.
  • Nổi mề đay.
  • Khô da.
  • Vô sinh nam.

Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Vacivir gồm có:

  • Thiếu máu bất sản.

Nếu bạn nhận thấy có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xuất hiện sau khi sử dụng thuốc Vacivir, hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Vacivir. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Vacivir theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

390 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan