Công dụng thuốc Trinitrina

Thuốc Trinitrina thuộc nhóm thuốc tim mạch có thành phần chính nitroglycerin là thuốc chống đau thắt ngực thuộc dẫn xuất nitrat có dụng giãn cơ trơn mạch máu làm giảm tiền gánh và hậu gánh dẫn đến giảm sử dụng oxy cơ tim và giảm công năng tim.

1. Trinitrina là thuốc gì?

Thuốc Trinitrina có thành phần chính là nitroglycerin, một nitrat hữu cơ khi vào trong cơ thể chuyển hoá thành gốc oxit nitric nhờ glutathigon- S- reductase và cystein. Sau đó NO kết hợp với nhóm thiol thành nitrosothiol (R-SNO), hoạt hoá guanylat cyclase để chuyển guanosin triphosphat (GTP) thành guanosine 3’5’ monophosphate vòng (GMPc). GMPc làm cho myosin trong các sợi cơ thành mạch không được hoạt hoá, không có khả năng kết hợp với actin nên làm giãn mạch.

Thuốc Trinitrina chủ yếu tác động lên hệ tĩnh mạch làm giãn các động mạch và tiểu động mạch. Trong đó, việc giãn tĩnh mạch sẽ làm cho ứ đọng máu ở ngoại vi và trong các phủ tạng, giảm lượng máu về tim (giảm tiền gánh), hậu quả là làm giảm áp lực trong các buồng tim. Bên cạnh đó, việc giãn nhẹ các tiểu động mạch dẫn tới giảm sức cản ngoại vi và áp lực thất trái trong thời gian tâm thu hậu quả là làm giảm nhu cầu oxygen trong cơ tim (giảm hậu gánh). Các nitrat còn có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu.

Ngoài ra, nitroglycerin còn gây giãn mạch toàn thân trực tiếp và thoáng qua nên giảm lưu lượng tim, giãn mạch vành làm lưu lượng mạch vành tăng tạm thời, giảm sức cản ngoại biên và lưu lượng tâm thu, vì vậy làm hạ huyết áp. Nitroglycerin còn phân phối lại mạch máu cho tim, tăng tuần hoàn phụ cho vùng tim thiếu máu có lợi cho vùng dưới nội tâm mạc.

2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Trinitrina

2.1. Chỉ định

Thuốc Trinitrina thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

2.2. Chống chỉ định

Một số chống chỉ định của thuốc Trinitrina gồm có:

  • Huyết áp thấp, truỵ tim mạch
  • Thiếu máu nặng
  • Tăng áp lực nội sọ do chấn thương, xuất huyết não
  • Nhồi máu cơ tim thất phải
  • Hẹp van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn
  • Viêm màng ngoài tim do co thắt
  • Dị ứng với các nitrat hữu cơ
  • Glocom góc đóng
  • Bệnh nhân dùng kèm với các thuốc ức chế phosphodiesterase- 5 (PDE-5) như sildenafil, tadalafil, vardenafil

3. Liều sử dụng của thuốc Trinitrina

Tuỳ thuộc vào đối tượng và mục tiêu điều trị mà liều sử dụng của Trinitrina sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

Điều trị nhồi máu cơ tim cấp: nitroglycerin là phương pháp điều trị cơ bản ban đầu ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có đau thắt ngực kéo dài, tăng huyết áp hoặc phù phổi cấp thì dùng liều nitroglycerin truyền tĩnh mạch trong 24-48 giờ đầu từ 12,5-25 microgam/phút, duy trì 10-20 microgam/phút (không được để huyết áp tâm thu < 90 mmHg và tần số tim > 110 lần/phút

Bệnh nhân suy thất trái hoặc tăng huyết áp nặng: dùng liều thấp ban đầu để tránh làm giảm huyết áp quá mức, 5 microgam/phút được tăng lên từ 5-20 microgam/phút cách 5-10 phút/lần, tối đa 200 microgam/phút cho tới khi huyết áp trung bình giảm 10% ở người huyết áp bình thường và giảm khoảng 30% ở người tăng huyết áp; tiêm duy trì trong 24 giờ hoặc lâu hơn. Hiệu quả thường duy trì được 12 giờ sau khi ngừng truyền.

Điều trị tăng huyết áp: truyền tĩnh mạch liều 5-100 microgam/phút, khi có đáp ứng thì giảm liều và tăng khoảng cách truyền. Tác dụng hạ huyết áp xuất hiện trong vòng 2-5 phút và duy trì khoảng 3-5 phút sau khi dừng truyền. Lưu ý chỉ được phép hạ 25% trong vòng 1 giờ đầu.

Trong trường hợp quá liều Trinitrina các triệu chứng xảy ra chủ yếu do tăng cường giãn mạch và methemoglobin huyết. Các biểu hiện quá liều thường là hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, da lạnh nhợt nhạt, nhức đầu, chóng mặt, lú lẫn, rối loạn thị giác, buồn nôn và nôn mửa kèm đau bụng, đánh trống ngực, ngất, suy tim- tuần hoàn. Trong trường hợp này cần xử trí như sau:

  • Giảm tốc độ truyền ngay lập tức
  • Đặt bệnh nhân ở tư thế Trendelenburg (kéo căng theo cử động leo thụ động)
  • Truyền dịch tĩnh mạch
  • Sử dụng các chất chủ vận alpha-adrenergic nếu cần thiết
  • Điều trị tím tái do methemoglobin huyết: dự kiến điều trị bằng tiêm tĩnh mạch với xanh methylen 1% (1-2 mg/kg). Một liều 50 mg/kg nên được dùng qua đường uống trong trường hợp ít nghiêm trọng

4. Tác dụng phụ của thuốc Trinitrina

Ở một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc Trinitrina có thể gặp các tác dụng phụ như sau:

  • Nhức đầu cấp tính và dai dẳng do giãn mạch máu não
  • Chóng mặt, lú lẫn, suy nhược
  • Tăng nhịp tim, tụt huyết áp
  • Buồn nôn, nôn, toát mồ hôi, xanh xao và ngất xỉu
  • Đỏ da, viêm da tróc vảy
  • Hạ huyết áp tư thế
  • Cảm giác như bị đốt và phát ban

5. Cẩn trọng khi sử dụng thuốc Trinitrina

Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc Trinitrina:

  • Hết sức thận trọng khi sử dụng Trinitrina cho bệnh nhân bị chấn thương sọ não và xuất huyết não
  • Chỉ được sử dụng thuốc Trinitrina truyền tĩnh mạch ở bệnh viện, theo dõi huyết áp, nhịp tim và tình trạng lâm sàng người bệnh. Ở bệnh nhân nặng cần theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) và/ hoặc áp lực động mạch phổi, cung lượng tim, điện tâm đồ (ECG)
  • Vì trong 1,5 ml dung dịch đậm đặc Trinitrina có chứa 0,82 ml ethanol nên có thể nguy hại cho bệnh nhân mắc chứng nghiện rượu
  • Cẩn trọng khi sử dụng thuốc Trinitrina cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em và bệnh nhân có nguy cơ cao như bệnh nhân mắc bệnh gan hoặc mắc chứng động kinh
  • Không nên dùng Trinitrina đậm đặc để pha các dung dịch truyền trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ trừ khi thực sự cần thiết
  • Không xác định chắc chắn việc nitroglycerine có được bài tiết qua sữa mẹ không, vì vậy cần đặc biệt cẩn trọng khi chỉ định nitroglycerine cho phụ nữ đang cho con bú

Các tương tác thuốc thường gặp của Trinitrina gồm:

  • Các thuốc giãn mạch, thuốc hạ huyết áp và thuốc lợi tiểu có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của nitroglycerine
  • Tác dụng giãn mạch ngoại vi của nitroglycerine bị cản trở nếu dùng đồng thời với indomethacin, có thể qua cơ thế ức chế prostaglandin
  • Sử dụng nitroglycerine tiêm tĩnh mạch làm giảm tác dụng tan huyết khối của alteplase và những tác động chống đông máu của heparin
  • Sildenafil làm tăng tác dụng hạ huyết áp của nitrat, hiệp đồng với nitrat hữu cơ nên chống chỉ định.

Thuốc Trinitrina thuộc nhóm thuốc tim mạch có thành phần chính nitroglycerin là thuốc chống đau thắt ngực thuộc dẫn xuất nitrat có dụng giãn cơ trơn mạch máu làm giảm tiền gánh và hậu gánh dẫn đến giảm sử dụng oxy cơ tim và giảm công năng tim.

Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

929 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan