Công dụng thuốc Tartriakson

Thuốc Tartriakson được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng hô hấp, tai - mũi - họng, thận - tiết niệu sinh dục, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương khớp,...Vậy cách sử dụng thuốc Tartriakson F như thế nào? Cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về thuốc Tartriakson qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Tartriakson là thuốc gì?

Tên thuốc: Tartriakson

Hoạt chất: Ceftriaxone

Phân loại: Thuốc Kháng sinh thế hệ 3 nhóm cephalosporin.

Biệt dược gốc: ROCEPHIN

Nhà sản xuất : Tarchomin Pharmaceutical Works Polfa S.A

Thành phần:

Dạng bào chế: Bột pha tiêm

Hàm lượng: Lọ 500mg ,1 g, 2 g, dạng bột để tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, có ống dung môi kèm theo.

2. Công dụng thuốc Tartriakson

2.1 Chỉ định

Thuốc Tartriakson được chỉ định điều trị trong các nhiễm khuẩn sau:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm
  • Nhiễm khuẩn đường niệu
  • Bệnh lậu
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Nhiễm khuẩn xương và khớp
  • Nhiễm khuẩn ổ bụng
  • Viêm màng não tủy
  • Borreliosis
  • Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.

Lưu ý: trước khi bắt đầu điều trị với thuốc Tartriakson, bắt buộc phải thử độ nhạy cảm của các vi khuẩn với thuốc. Có thể điều trị trước nhưng khi có kết kết quả kháng sinh đồ phải điều chỉnh cho phù hợp.

2.2. Liều dùng – Cách dùng

Cách dùng :

Tartriakson có thể được dùng bằng cách:

  • Tiêm bắp sâu,
  • Tiêm tĩnh mạch
  • Tiêm truyền tĩnh mạch.
  • Tiêm bắp: Tiêm sâu vào các cơ lớn (tiêm tối đa lg cho mỗi chỗ tiêm, trên 1g cần chia ra và tiêm vào 2 vị trí khác nhau).
  • Tiêm tĩnh mạch: Tiêm chậm, trong thời gian 3-5 phút
  • Tiêm truyền nhỏ giọt: Tiêm truyền tĩnh mạch trong thời gian ít nhất 30 phút.

Cách pha dung dịch thuốc tiêm: Đọc kỹ hướng dẫn cách pha dung dịch trên tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Liều dùng:

Tuỳ thuộc vào mức độ, tình trạng nhiễm khuẩn, tuổi và trọng lượng cơ thể

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

  • Liều thường dùng hàng ngày l-2g, (nhiễm khuẩn nặng có thể tăng liều lên đến 4g mỗi ngày.
  • Bệnh lậu: liều 250mg, ( đường tiêm bắp).
  • Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật: tùy nguy cơ nhiễm khuẩn, liều l-2g, sử dụng trong 30 phút - 2 giờ trước khi phẫu thuật.

Người già:

Người có chức năng thận và chức năng gan bình thường: Không cần điều chỉnh liều

Trẻ em:

  • Trẻ mới sinh đến 14 ngày tuổi: Liều 20-50mg/kg cân nặng mỗi ngày, (đường truyền tĩnh mạch, thời gian ít nhất 60 phút).
  • Trẻ sơ sinh trên 14 ngày tuổi và trẻ em từ 12 tuổi trở xuống (cân nặng không quá 50kg): Liều 50-75mg/kg cân nặng mỗi ngày.

Trường hợp khác:

  • Nhiễm khuẩn nặng gây nguy hiểm: liều hàng ngày 80mg/kg cân nặng.
  • Viêm màng não tủy: liều 100mg/kg cân nặng ( tối đa 1 ngày là 4g).
  • Trẻ em > 50kg: dùng liều như người lớn.
  • Bệnh nhân suy thận và/ hoặc suy gan: Không cần điều chỉnh liều ở các bệnh nhân suy thận nêu chức năng gan bình thường.
  • Bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút): cần giới hạn liều ceftriaxone hàng ngày là 2g.
  • Bệnh nhân suy gan có chức năng thận bình thường: không phải điều chỉnh liều dùng.
  • Bệnh nhân đồng thời suy gan và suy thận: cần được điều chỉnh cho phù hợp, không vượt quá liều 2g mỗi ngày.
  • Bệnh nhân thẩm tách: nồng độ thuốc trong huyết thanh cần được theo dõi định kỳ, đồng thời lưu ý đến nguy cơ rủi ro của việc chậm bài tiết thuốc. Không cần sử dụng thêm kháng sinh trong khi thẩm tách.

2.3 Quá liều và xử trí

  • Không có thuốc giải độc đặc hiệu.
  • Điều trị các triệu chứng khi sử dụng quá liều
  • Thẩm tách màng bụng/ Thẩm phân máu: không gây ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong huyết thanh

3. Chống chỉ định của thuốc Tartriakson

  • Mẫn cảm với thành phần thuốc Tartriakson hay các Cephalosporin khác.
  • Trẻ sơ sinh bị vàng da (tăng bilirubin trong máu), đặc biệt là trẻ đẻ non không được sử dụng Tartriakson do bị nguy hiểm bởi nguy cơ bệnh não do tăng bilirubin.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Tartriakson

  • Mẫn cảm với penicillin, có thể xuất hiện dị ứng đồng thời với Tartriakson (dị ứng chéo).
  • Tartriakson có thể kéo dài thời gian prothrombin,
  • Nguy cơ viêm ruột kết màng giả
  • Điều trị lâu dài với ceftriaxon có thể gây kháng kháng sinh này.
  • Sử dụng Tartriakson, đặc biệt khi sử dụng liều lớn, có thể bị cặn túi mật tương tự như sỏi mật.
  • Tính an toàn và hiệu quả của Tartriakson đối với trẻ em đã được chứng minh ở các nhóm tuổi và liều dùng.
  • Tartriakson có thể tách bilirubin khỏi dạng gắn kết với albumin huyết thanh.

Lưu ý khác:

Ảnh hưởng của thuốc với người lái xe và vận hành máy móc.

  • Tartriakson có thể gây ra hiện tượng như: đau đầu, chóng mặt
  • Nếu xuất hiện triệu chứng chóng mặt, không lái xe hoặc vận hành máy móc.

Ảnh hưởng tới phụ nữ có thai và cho con bú:

Thời kỳ mang thai:

Tartriakson qua được hàng rào nhau thai. Chỉ sử dụng Tartriakson cho phụ nữ có thai khi cần thiết.

Thời kỳ cho con bú:

Thận trọng khi dùng thuốc Tartriakson cho người đang cho con bú, (Tartriakson bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp).

5. Tác dụng phụ của thuốc Tartriakson

  • Hiếm khi xuất hiện, thường nhẹ và sẽ hết khi ngừng sử dụng thuốc.
  • Không nên để các tác dụng không phụ kéo dài.

Phản ứng tại chỗ:

  • Ngứa hoặc đau ở chỗ tiêm bắp,
  • Viêm tĩnh mạch ở chỗ tiêm.

Các phản ứng dị ứng hiếm khi xuất hiện như:

  • Phát ban,
  • Mày đay,
  • Phù,
  • Eczema,
  • Ngứa,
  • Sốt,
  • Ớn lạnh.

Các phản ứng nặng trên da hiếm khi xuất hiện như:

Các bệnh về máu hiếm khi được báo cáo như:

  • Mất bạch cầu hạt,
  • Giảm bạch cầu,
  • Giảm lympho bào,
  • Giảm bạch cầu trung tính,...

Rối loạn đường tiêu hóa (ít xảy ra, hiếm gặp):

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn, nôn,
  • Rối loạn vị giác,
  • Viêm ruột kết màng giả.

Rối loạn hệ thần kinh trung ương (xuất hiện ở một số trường hợp cá biệt) như:

Cần thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc.

Bài viết đã cung cấp thông tin thuốc Tartriakson công dụng là gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Tartriakson theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bảo quản thuốc Tartriakson ở nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30 độ C và tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

59 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan