Công dụng thuốc Tarfloz

Tarfloz là thuốc có công dụng phòng và điều trị chứng thiếu máu do thiếu sắt, bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, người suy nhược cơ thể hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh. Tuân thủ chỉ định, liều dùng của thuốc Tarfloz sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

1. Tarfloz là thuốc gì?

Tarfloz thuộc nhóm thuốc khoáng chất và vitamin được bào chế dưới dạng viên nén không bao, quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên. Thành phần Ferrous fumarate 300mg trong thuốc có công dụng phòng và điều trị chứng thiếu máu do thiếu sắt, bổ sung dinh dưỡng cho các trường hợp phụ nữ mang thai, người già, suy nhược cơ thể, đang trong quá trình điều trị bệnh.

2. Dược lực học, Dược động học

Dược lực học:

  • Sắt cần thiết cho quá trình tạo hemoglobin, myoglobin và enzyme hô hấp cytochrome C. Sắt được hấp thu qua thức ăn, hiệu quả nhất là sắt có trong thịt;
  • Sắt được dự trữ trong cơ thể ở 2 dạng: Ferritin và hemosiderin. Khoảng 90% lượng sắt đưa vào cơ thể được thải trừ qua phân;
  • Sự hấp thu sắt phụ thuộc vào số lượng sắt dự trữ, nhất là ferritin, ở niêm mạc ruột và tốc độ tạo hồng cầu của cơ thể.

Dược động học:

  • Hấp thu: Sắt fumarat là dạng muỗi dễ hấp thu. Bình thường sắt được hấp thu ở tá tràng và đầu hỗng tràng. Hấp thu sắt sẽ tăng lên khi dự trữ sắt thấp hoặc nhu cầu sử dụng sắt tăng. Hấp thu sắt toàn bộ tăng tới 1 - 2mg/ ngày ở phụ nữ hành kinh bình thường, tăng 3 - 4mg/ ngày ở người mang thai. Trẻ nhỏ và thiếu niên cũng có nhu cầu sắt tăng trong thời kỳ phát triển mạnh. Hấp thu sắt bị giảm khi có các chất chelat hóa hoặc tạo phức trong ruột và tăng nếu có acid hydroeloric hay vitamin C;
  • Chuyển hóa: Ion sắt đi qua chu trình gan - ruột, liên kết với transferrin và được vận chuyển tới tủy xương tạo hemoglobin.
  • Thải trừ: Sắt fumarat chủ yếu thải trừ qua phân.

3. Liều dùng, cách sử dụng thuốc Tarfloz

Liều dùng thuốc Tarfloz:

  • Liều Tarfloz 1 viên/ ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý: Liều dùng Tarfloz trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Tarfloz cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Tarfloz phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Cách dùng thuốc Tarfloz:

  • Thuốc Tarfloz được dùng bằng đường uống;
  • Trong trường hợp dùng quá liều Tarfloz và xảy ra các triệu chứng, bạn cần dừng thuốc và đến cơ sở y tế địa phương gần nhất để được xử trí kịp thời;
  • Nếu bạn quên một liều thuốc Tarfloz, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều Tarfloz đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm quy định. Tuyệt đối không dùng gấp đôi liều Tarfloz đã quy định.

4. Tác dụng phụ của thuốc Tarfloz

Khi sử dụng thuốc Tarfloz, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) sau:

Khi gặp tác dụng phụ nêu trên của thuốc Tarfloz, bạn cần thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn xử trí

5. Chống chỉ định sử dụng thuốc

Thuốc Tarfloz chống chỉ định trong các trường hợp sau:

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Tarfloz

  • Dùng Tarfloz kéo dài, quá mức liều khuyến cáo theo chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến thừa sắt;
  • Ngộ độc do thừa sắt nếu dùng dưới cả 2 dạng uống và tiêm;
  • Không nên dùng các muối sắt cho những người bệnh đang truyền máu nhiều lần, thiếu máu không do thiếu sắt;
  • Sử dụng Tarfloz thận trọng cho những bệnh nhân có vấn đề về hấp thu hoặc tích lũy sắt, bệnh đường tiêu hóa.

7. Tương tác với các thuốc khác

Lượng sắt có thể bị giảm hấp thu nếu sử dụng Tarfloz đồng thời với các thuốc và thực phẩm sau:

  • Magie trisilicat;
  • Thuốc kháng acid;
  • Các loại thức ăn như trứng, trà, sữa, lúa mì, cà phê và ngũ cốc.

Để tránh các tương tác trên, bạn nên sử dụng chế phẩm bổ sung sắt trước 1 hoặc 2 giờ sau khi sử dụng các loại thuốc và thức ăn trên.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Tarfloz. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Tarfloz theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan