Công dụng thuốc Taptiqom

Thuốc Taptiqom có thành phần chính là Tafluprost 0,015mg/ml và Timolol (dưới dạng Timolol maleat) 5mg/ml cùng với một số thành phần tá dược khác. Thuốc Taptiqom được chỉ định điều trị tình trạng tăng nhãn áp. Dưới đây là một số thông tin hữu ích về thuốc Taptiqom giúp người bệnh tìm hiểu và sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả nhất.

1. Thuốc Taptiqom là thuốc gì?

Thuốc Taptiqom là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng. Taptiqom được bào chế sản xuất dưới dạng dung dịch nhỏ mắt và được đóng gói theo hộp 3 túi x 10 ống x 0,3ml.

Thuốc Taptiqom có thành phần chính là Tafluprost 0,015mg/ml và Timolol (dưới dạng Timolol maleat) 5mg/ml cùng với một số thành phần tá dược khác như: Glycerol, Dinatri phosphat doecahydrat, Dinatri edetat, Polysorbat 80, Natri hydroxyd, Acid hydrocloric đậm đặc, nước pha tiêm vừa đủ 1 ống.

2. Thuốc Taptiqom có công dụng gì?

Thuốc Taptiqom được sử dụng trong các trường hợp:

  • Điều trị bệnh hạ áp lực nội nhãn (IOP) ở bệnh nhân người lớn bị glocom góc mở.
  • Điều trị cho người bệnh bị tăng nhãn áp.
  • Sử dụng điều trị cho những người bệnh không đáp ứng đầy đủ với các thuốc chẹn Beta hoặc các thuốc tương tự Prostaglandin dùng đơn trị liệu tại chỗ và đòi hỏi một liệu pháp điều trị kết hợp và những người sẽ có lợi ích từ thuốc nhỏ mắt không chứa chất bảo quản.
  • Thuốc Taptiqom chỉ dùng điều trị cho người lớn > 18 tuổi.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Taptiqom

3.1. Cách dùng

Thuốc Taptiqom được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt và được dung nạp vào cơ thể theo đường nhỏ theo nhọt.

Taptiqom là dung dịch vô khuẩn không chứa chất bảo quản được đóng gói trong một đơn liều. Thuốc chỉ dùng một lần, một ống là đủ để điều trị cho cả hai mắt. Phần dung dịch không sử dụng nên được loại bỏ ngay sau khi dùng.

3.2. Liều lượng

Liều dùng thuốc Taptiqom phụ thuộc vào từng đối tượng và diễn tiến của bệnh lý sẽ có liều dùng phù hợp. Dưới đây là liều dùng thuốc Taptiqom bạn có thể tham khảo:

  • Liều điều trị sử dụng hằng ngày được khuyến cáo chỉ cần nhỏ một giọt vào mắt bị bệnh mỗi ngày.
  • Trong trường hợp người bệnh quên nhỏ một liều thì vẫn nên tiếp tục điều trị với liều tiếp theo như kế hoạch và hướng dẫn của bác sĩ. Cần nhớ không được vượt quá liều sử dụng thuốc mỗi ngày, chỉ nhỏ vào mắt bị bệnh 1 giọt.
  • Đối với trẻ nhỏ và trẻ em < 18 tuổi: Hiện nay chưa có báo cáo dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của thuốc Taptiqom ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên < 18 tuổi. Vì thế, không sử dụng thuốc Taptiqom cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên < 18 tuổi.
  • Đối với người cao tuổi: Liều dùng thuốc Taptiqom ở người người cao tuổi không cần thiết phải điều chỉnh liều sử dụng thuốc.
  • Đối với người bệnh bị bệnh suy gan, suy thận: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Taptiqom cho người bệnh suy gan, suy thận. Vì trong thuốc Taptiqom nhỏ mắt có chứa thành phần Tafluprost và Timolol chưa được nghiên cứu trên những người bệnh bị bệnh suy gan, suy thận

4. Chống chỉ định của thuốc Taptiqom

Chống chỉ định của thuốc Taptiqom trong các trường hợp sau đây:

  • Thuốc Taptiqom không được sử dụng cho người bệnh quá mẫn hoặc có tiền sử dị ứng với Tafluprost, Timolol và tá dược khác có trong thuốc.
  • Khuyến cáo không sử dụng thuốc cho người có bệnh đường hô hấp phản ứng, kể cả hen phế quản hoặc có tiền sử hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nặng.
  • Chống chỉ định với người bệnh có nhịp chậm xoang hội chứng nút xoang, kể cả block xoang nhĩ, block nhĩ thất độ hai hoặc ba không kiểm soát được với máy tạo nhịp tim.
  • Không sử dụng thuốc Taptiqom cho người bệnh bị suy tim rõ rệt, sốc tim.
  • Khuyến cáo không nên sử dụng thuốc Taptiqom cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú. Trong trường hợp cần thiết thì phải được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Taptiqom

Dưới đây là một số lưu ý khi người bệnh cần biết khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Taptiqom:

  • Người bệnh khi sử dụng thuốc Taptiqom nên lau sạch dung dịch thuốc thừa trên da, để giảm được nguy cơ sạm da mí mắt.
  • Để giảm tránh được các tác dụng không mong muốn của thuốc lên toàn thân và tăng tác dụng tại chỗ của thuốc thì người bệnh cần sử dụng kỹ thuật chặn ống lệ mũi hoặc nhắm mắt trong 2 phút, sự hấp thụ toàn thân của thuốc sẽ giảm.
  • Trong trường hợp người bệnh sử dụng nhiều hơn một loại thuốc tra mắt thì khoảng cách sử dụng các thuốc cần phải cách nhau ít nhất > 5 phút trở đi.
  • Đối với người bệnh sử dụng kính áp tròng thì cần tháo kính áp tròng trước khi nhỏ thuốc và có thể đeo lại sau 15 phút.
  • Người bệnh cần được hướng dẫn sử dụng thuốc, không để ống thuốc tiếp xúc với mắt và các cấu trúc xung quanh do có thể gây tổn thương cho mắt.
  • Trong trường hợp các loại dung dịch nhỏ mắt không được bảo quản đúng cách rất có thể bị nhiễm các vi khuẩn thông thường gây nhiễm khuẩn mắt. Khi đó, người bệnh sử dụng dung dịch bị nhiễm khuẩn sẽ dẫn tới tổn thương nghiêm trọng ở mắt và sau đó gây ra mất thị lực. Vì vậy, người bệnh cũng nên được hướng dẫn bảo quản thuốc Taptiqom sao cho đúng cách tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.

6. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Taptiqom

Trong quá trình sử dụng thuốc Taptiqom, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Có thể bị xung huyết kết mạc/mắt, ngứa mắt, kích ứng mắt, cảm giác có vật lạ trong mắt, đau mắt, lông mi dày hơn, đổi màu lông mi, nhìn mờ,
  • Gây ra tình trạng sợ ánh sáng cho mắt.
  • Gây trầm trọng hơn bệnh hen và khó thở.
  • Gây giảm thị lực, phù kết mạc.
  • Bị hạ đường huyết, trầm cảm, áp lực, mất trí nhớ, lo lắng.
  • Hiện tượng chóng mặt, ù tai, ngất xỉu.
  • Bị ho, buồn nôn, tiêu chảy, suy nhược cơ thể.

7. Tương tác thuốc Taptiqom

  • Tương tác thuốc có thể có tác dụng hiệp đồng dẫn tới hạ huyết áp và chậm nhịp tim đáng kể khi dùng đồng thời các dung dịch nhỏ mắt chẹn Beta với các thuốc chẹn kênh Calci, chẹn Beta-adrenergic, các thuốc chống loạn nhịp (bao gồm Amiodaron), Gycosid tim loại Digitalis, các thuốc giả phó giao cảm, Guanethidin đường uống.
  • Khi sử dụng thuốc Taptiqom với các thuốc chẹn β-adrenergic đường uống rất có thể làm trầm trọng thêm bệnh cao huyết áp dội ngược do ngưng điều trị với Clonidin.
  • Trường hợp sử dụng thuốc điều trị thuốc ức chế CYP2D6 như: Thuốc Quinidin, Fluoxetin và Paroxetin cùng với Timolol sẽ gây ra khả năng tác dụng chẹn beta toàn thân đã được báo cáo như: Giảm nhịp tim, trầm cảm.
  • Khi sử dụng thuốc đồng thời với thuốc tra mắt chẹn Beta và Adrenalin (epinephrine) sẽ gây ra tình trạng giãn đồng tử ở người bệnh, đã được báo cáo tình trạng này.

Thuốc Taptiqom có thành phần chính là Tafluprost 0,015mg/ml và Timolol (dưới dạng Timolol maleat) 5mg/ml cùng với một số thành phần tá dược khác. Thuốc Taptiqom được chỉ định điều trị tình trạng tăng nhãn áp.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

694 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan