Công dụng thuốc Talroma

Bệnh đau dạ dày là một bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, đồng thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, sử dụng thuốc điều trị đúng cách ngay khi có những triệu chứng, dấu hiệu ban đầu sẽ giúp bạn kiểm soát tốt căn bệnh này. Thuốc Talroma được chỉ định rất hữu ích để điều trị một số bệnh lý cơ bản về đau dạ dày, các bệnh tiêu hóa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chính xác để sử dụng thuốc Talroma điều trị đau dạ dày, bệnh tiêu hóa 1 cách hiệu quả.

1. Thuốc Talroma có tác dụng gì?

Với thành phần bao gồm hoạt chất Tiropramide HC1 100mg và tá dược vừa đủ, thuốc Talroma có tác dụng hiệu quả trong việc giảm các cơn đau cơ thắt dạ dày, bệnh về hệ tiêu hóa, co thắt tử cung.

Tiropramide có tác dụng chống co thắt phổ rộng trên cơ trơn của đường tiêu hóa, đường tiết niệu và hệ sinh dục. Thuốc ít có hiệu quả trên cơ trơn mạch máu.

Tiropramide không phải là một chất chẹn hạch (ganglionic blocker) và thuốc cũng không phải là một chất đối kháng canxi trên kênh canxi. Tiropramide có ái lực rất thấp đối với calmodulin. Tác dụng chống co thắt cơ trơn của tiropramide không phụ thuộc vào calmodulin.

Tiropramide làm tăng nồng độ cAMP nội bào bởi vì thuốc hoạt hóa sự tổng hợp cAMP và kích thích sự gắn kết của ion Ca++ với hệ lưới cơ tương. Sự hoạt hóa sinh tổng hợp cAMP và sự cô lập nội bào của ion canxi có lẽ là cơ chế về mặt phân tử để giải thích về tác động chống co thắt của tiropramide.

Sau khi uống Talroma, thuốc được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và phân bố rộng rãi khắp các mô trong cơ thể. Thuốc được chuyển hóa chủ yếu qua gan và được đào thải qua thận dưới dạng chuyển hóa và một lượng nhỏ được thải trừ qua phân. Từ đó, người bệnh uống thuốc Talroma sẽ giảm thiểu được các cơn đau do co thắt dạ dày, bệnh đường tiêu hóa.

Thuốc Talroma được chỉ định điều trị một số trường hợp sau:

Nếu bạn đang có 1 trong các dấu hiệu trên, hãy đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc Talroma theo chỉ dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất để điều trị bệnh đau dạ dày, các bệnh tiêu hóa để có hiệu quả tối ưu nhất.

Không dùng thuốc Talroma cho người mẫn cảm, dị ứng với Tiropramide hay bất cứ thành phần nào của thuốc. Ngoài ra, một số đối tượng bệnh nhân không thích hợp sử dụng thuốc Talroma bao gồm:

  • Phình đại tràng
  • Suy gan, thận nặng
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Bệnh nhân bị chứng hẹp ở đường tiêu hóa do những kích thích từ bên ngoài.
  • Bệnh nhân bị phì đại ruột kết.

2. Talroma được dùng như thế nào?

2.1. Cách dùng

  • Chỉ uống Talroma với nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội. Sử dụng các loại nước có gas, rượu, bia hoặc chất kích thích khác có thể khiến thuốc bị mất tác dụng điều trị đau dạ dày, bệnh tiêu hóa.
  • Tiếp tục sử dụng thuốc ngay cả khi các triệu chứng đau co thắt đã biến mất. Ngưng thuốc đột ngột có thể làm bệnh đau dạ dày, co thắt tái phát và khó điều trị hơn.

2.2. Liều lượng sử dụng Talroma

Liều dùng Talroma cho người lớn: 1 viên / lần. Mỗi ngày có thể uống tối đa 3 viên thuốc. Nếu bạn không nhận thấy sự thuyên giảm các triệu chứng co thắt tiêu hóa, đau dạ dày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tăng liều hoặc đổi thuốc. Tuyệt đối không thêm liều khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ.

3. Tác dụng phụ của thuốc Talroma trong điều trị đau dạ dày

Hiếm khi thuốc Talroma gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên nếu điều này xảy ra, tác dụng phụ có thể gặp bao gồm:

Nếu trong quá trình sử dụng Talroma xảy ra bất cứ triệu chứng nào khác thường hãy gọi ngay cho bác sĩ để kịp thời phát hiện và ngừng sử dụng thuốc.

4. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi công dụng điều trị của thuốc. Do đó, người bệnh khi dùng thuốc Talroma để điều trị đau dạ dày, bệnh tiêu hóa cần lập một danh sách các loại thuốc đang sử dụng và thông báo cho bác sĩ. Danh sách này bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thực phẩm chức năng và viên uống bổ sung.

5. Cách xử lí khi quên hoặc quá liều khi uống thuốc Talroma

5.1. Quên liều

  • Nếu quên một liều, hãy uống thuốc ngay khi bạn nhận ra. Tuy nhiên, trong trường hợp đã gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc theo quy định.
  • Tuyệt đối không dùng gấp đôi liều lượng để bù vào phần đã quên. Điều này có thể gây ra tác dụng phụ hoặc quá liều.

5.2. Quá liều

  • Không được dùng thuốc quá liều quy định. Dùng thuốc quá liều sẽ không giúp cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên nó có thể khiến bạn bị ngộ độc hoặc gặp những tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Thông thường quá một liều sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nếu ai đó vô tình uống thuốc quá liều và có các dấu hiệu sốc phản vệ như nôn, mất ý thức hoặc ngất xỉu thì hãy đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Khi đến bênh viện hãy mang theo toa thuốc, vỏ, hộp hoặc nhãn hiệu thuốc mà người bệnh đã sử dụng.

6. Cách bảo quản thuốc Talroma

Bảo quản thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhiệt độ thích hợp là 20 đến 25 độ C. Không được lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.

Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà để tránh trường hợp ngộ độc thuốc.

Thuốc hết hạn sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng cần được xử lý theo quy định. Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất để có cách xử lý thuốc đúng đắn. Không bỏ thuốc vào bồn cầu, bồn rửa mặt hoặc cống thoát nước, trừ khi bạn được hướng dẫn xử lý thuốc như vậy.

Không đưa thuốc cho người khác kể cả khi bạn biết họ có các biểu hiện và triệu chứng giống bạn. Điều này có thể dẫn đến ngộ độc hoặc tương tác thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan