Công dụng thuốc Sucracid Suspension

Thuốc Sucracid Suspension có thành phần chính là Sucralfat được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống. Thuốc được chỉ định điều trị loét dạ dày tá tràng.

Cùng nắm rõ công dụng của thuốc Sucracid Suspension và những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc trong bài viết dưới đây.

1. Thuốc Sucracid Suspension là thuốc gì?

Thuốc Sucracid Suspension có thành phần chính là Sucralfat 1000g cùng các tá dược khác (povidon K-30, viscarin carrageenan GP 209, kali sorbat, dung dịch sorbitol 70%, aspartam, chất tạo mùi vị kem, vanila, nước tinh khiết).

Thuốc Sucracid Suspension được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống, hộp 1 chai chứa 120ml và hạn dùng thuốc là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

2. Công dụng của thuốc Sucracid Suspension

Thuốc Sucracid Suspension được chỉ định sử dụng điều trị những trường hợp:

3. Liều dùng của thuốc Sucracid Suspension

3.1. Liều dùng

Cách dùng: Sucracid Suspension được khuyến cáo không nên dùng cùng thức ăn và phải dùng theo đường uống vào lúc đói. Cần lắc đều chai trước khi sử dụng. Người bệnh cần sử dụng đúng theo chỉ dẫn về cách dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Liều dùng:

  • Loét tá tràng: Liều thông thường là 2g/lần (tương đương 10ml hỗn dịch Sucracid). Uống thuốc 2 lần một ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.
    • Đối với vết loét nhỏ: điều trị trong 4 tuần
    • Đối với vết loét lớn: điều trị trong 8 tuần
  • Loét dạ dày lành tính: Liều dùng đối với người lớn là 1g/lần (tương đương 5ml hỗn dịch Sucracid). Ngày uống thuốc 4 lần. Điều trị tiếp tục đến khi vết loét lành hắn (thông qua kiểm tra bằng nội soi). Thời gian cần phải điều trị thường là 6 – 8 tuần. Người bệnh cũng cần được điều trị để loại trừ vi khuẩn Helicobacter pylori tối thiểu bằng amoxicilin và metronidazol, phối hợp cùng với sucralfat và ức chế bơm proton hay thuốc ức chế histamin H2
  • Phòng tái phát loét tá tràng: Liều dùng là 1g/lần (tương đương 5ml hỗn dịch Sucracid). Ngày uống thuốc 2 lần. Thời gian điều trị không được kéo dài quá 6 tháng. Loét tá tràng tái phát thường do vi khuẩn Helicobacter pylori, vì vậy để loại trừ vi khuẩn này thì cần phải có đợt điều trị mới bằng sucralfat phối hợp với kháng sinh.
  • Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản: Liều dùng là 1g/lần (tương đương 5ml hỗn dịch Sucracid). Uống thuốc 4 lần một ngày, trước mỗi bữa ăn và khi đi ngủ 1 tiếng.

3.2. Xử trí khi quên liều, quá liều

Quá liều

Một số nghiên cứu độc tính cấp tính đường uống khi cho động vật sử dụng liều lên đến 12g/kg trọng lượng cơ thể và không có liều gây tử vong. Vì vậy, các rủi ro liên quan đến quá liều đều ở mức độ rất thấp. Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng thuốc Sucracid Suspension quá liều so với quy định và có những biểu hiện bất thường, cần liên hệ ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Bên cạnh đó, người nhà cũng nên mang theo các loại thuốc người bệnh đã và đang sử dụng hoặc sổ khám bệnh để bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Quên liều

Trong quá trình sử dụng Sucracid Suspension, người bệnh cần tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ, tránh xảy ra tình trạng quên liều làm giảm hiệu quả điều trị. Nếu trường hợp quên liều thuốc Sucracid Suspension, hãy sử dụng liều quên khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Nhưng nếu thời gian đã quá gần liều tiếp người bệnh hãy bỏ qua liều thuốc đã quên và uống liều tiếp theo đúng như kế hoạch. Người bệnh không nên sử dụng gấp đôi liều thuốc Sucracid Suspension, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc. Để khắc phục tình trạng quên liều, người bệnh có thể đặt chuông báo thức hoặc nhờ người thân nhắc nhở.

4. Tác dụng phụ của thuốc Sucracid Suspension

Trong quá trình sử dụng thuốc Sucracid Suspension có thể gặp một số tác dụng phụ cụ thể như sau:

  • Thường gặp: Táo bón
  • Ít gặp: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, khó tiêu, đầy bụng, đầy hơi, khô miệng, ngứa da, da nổi ban đỏ, Hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ, mất ngủ, đau đầu,...
  • Hiếm gặp: Mày đay, phù Quincke, khó thở, viêm mũi, có thanh quản, mặt phù to, dị vật dạ dày
  • Cách xử trí tác dụng phụ: Trường hợp gặp phải các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Sucracid Suspension, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ biết hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Sucracid Suspension

5.1. Chống chỉ định

Không dùng Sucracid Suspension đối với các trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc

5.2. Thận trọng khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng thuốc Sucracid Suspension, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Đối với phụ nữ mang thai: Các nghiên cứu về di truyền học thai nhi trên đối tượng chuột cống, chuột nhắt và thỏ khi sử dụng liều gấp 500 lần đều cho thấy những tác động có hại đối với bào thai. Vì vậy, để an toàn nhất, không nên sử dụng thuốc Sucracid Suspension cho phụ nữ trong thai kỳ trừ những trường hợp thực sự cần thiết.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra sucralfat có bài tiết vào sữa hay không. Tuy nhiên, cần chú ý thận trọng sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú.
  • Đối với người suy thận: Nên thận trọng khi dùng thuốc do nguy cơ gây tăng nồng độ nhôm trong huyết thanh, nhất là khi dùng thuốc dài ngày. Không nên dùng thuốc đối với trường hợp suy thận nặng.

6. Tương tác thuốc Sucracid Suspension

Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng tới hiệu quả trị liệu hoặc làm gia tăng các tác dụng phụ của một hoặc một vài loại thuốc. Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng thuốc Sucracid Suspension là làm giảm sinh khả dụng của một số thuốc như phenytoin, tetracycline, digoxin, cimetidine, thuốc kháng acid. Do đó, nên dùng các thuốc này cách Sucracid Suspension 2 tiếng.

Trong quá trình sử dụng thuốc Sucracid Suspension, người bệnh cần chú ý làm đúng theo những chỉ dẫn của bác sĩ, đọc kỹ các lưu ý trước khi dùng để có thể mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan