Công dụng thuốc Stanlip

Fenofibrate có tác dụng giảm nồng độ lipid máu hiệu quả, đặc biệt là triglycerid. Hoạt chất này có trong thuốc Stanlip. Vậy thuốc Stanlip công dụng là gì và cần sử dụng như thế nào?

1. Stanlip là thuốc gì?

Stanlip có thành phần chính là hoạt chất Fenofibrate hàm lượng 160mg. Thuốc Stanlip là sản phẩm của Ranbaxy Laboratories., Ltd (Ấn Độ), lưu hành tại Việt Nam với SĐK VN-8272-04.

Stanlip bào chế dạng viên nén bao phim, đóng gói mỗi hộp 10 vỉ x 10 viên.

Hoạt chất Fenofibrate trong thuốc Stanlip là một dẫn chất của acid fibric với tác động làm thay đổi nồng độ lipid máu trên người theo cơ chế hoạt hóa receptor tăng sinh peroxisome type alpha (PPARα). Thông qua hoạt hóa PPARα, thuốc Stanlip kích thích tăng ly giải lipid, đồng thời tăng bài xuất các phân tử giàu triglyceride ra khỏi huyết tương do hoạt hóa enzym Lipoprotein lipase và giảm sản xuất apoprotein CIII.

Sự hoạt hóa PPARα của thuốc Stanlip còn làm tăng tổng hợp Apoprotein A1 và A2, qua đó làm giảm nồng độ LDL và VLDL (có chứa lipoprotein B) và làm tăng HDL (có chứa apoprotein A1 và A2).

Thông qua việc làm thay đổi tổng hợp và dị hóa các hợp phần VLDL, Fenofibrate trong thuốc Stanlip sẽ kích thích tăng thanh thải LDL và giảm nồng đồ cholesterol tỷ trọng thấp. Nồng độ các lipid này thường cao trong các dạng tăng sinh lipoprotein tại mạch và thuộc nhóm nguy cơ cao với bệnh mạch vành ở tim.

Sự ngưng đọng cholesterol ngoài mạch (như ở gân hoặc u trong bệnh u vàng Tuberous xanthoma) có thể giảm đáng kể, thậm chí mất hoàn toàn khi điều trị bằng Fenofibrate.

Fenofibrate còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu trên động vật và trên thử nghiệm lâm sàng, qua đó có khả năng chống lại sự kết tập tiểu cầu do ADP, Acid arachidonic và Epinephrine.

2. Thuốc Stanlip công dụng là gì?

Thuốc Stanlip được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Ðiều trị tăng cholesterol hoặc triglyceride máu thể đơn thuần hoặc phối hợp (type IIa, IIb, III, IV và V của chứng rối loạn lipid máu) ở người bệnh không đáp ứng với chế độ ăn kiêng và các biện pháp điều trị không dùng thuốc khác, đặc biệt khi kèm theo bằng chứng có nguy cơ khác kèm theo;
  • Ðiều trị tăng lipoprotein máu thứ phát dai dẳng dù đã điều trị căn nguyên (như rối loạn lipid máu trong bệnh đái tháo đường).

3. Chống chỉ định của thuốc Stanlip

Thuốc Stanlip chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Trẻ em, phụ nữ mang thai, cho con bú;
  • Bệnh nhân suy chức năng gan, bao gồm xơ gan tắc mật và rối loạn chức năng gan liên tục không xác định;
  • Suy thận nặng (độ thanh thải < 20 mL/phút);
  • Mẫn cảm với Fenofibrate và/hoặc các tá dược có trong thuốc Stanlip;
  • Tiền sử phản ứng dị ứng với ánh sáng hoặc nhiễm độc ánh sáng trong thời gian điều trị bằng Fenofibrate hoặc Ketoprofen, viêm tụy cấp hoặc mạn (ngoại trừ nguyên nhân do tăng triglycerid), bệnh hố túi mật...;
  • Không nên sử dụng thuốc Stanlip cho bệnh nhân dị ứng với lạc, dầu lạc, lecithin đậu nành hoặc các sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu trên vì nguy cơ phản ứng quá mẫn.

4. Cách dùng, liều dùng thuốc Stanlip

Thuốc Stanlip sử dụng theo đường uống, tốt nhất là sau bữa ăn.

Liều khuyến cáo của thuốc Stanlip là 1 viên/ngày. Tuy nhiên liều dùng này chỉ mang tính chất tham khảo, liều dùng cụ thể cần theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Chưa có các báo cáo liên quan đến hiện tượng quá liều thuốc Stanlip. Fenofibrate cũng không có thuốc giải độc đặc hiệu, do đó khi nghi ngờ quá liều thì chỉ tiến hành điều trị triệu chứng và các biện pháp hỗ trợ cần thiết. Lưu ý Fenofibrate không bị loại trừ khi thẩm tách máu.

5. Tác dụng phụ của thuốc Stanlip

Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc Stanlip:

  • Rối loạn tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy và đầy hơi... ở mức độ trung bình;
  • Tăng với mức độ vừa phải nồng độ transaminase huyết thanh.

Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Stanlip:

  • Viêm tụy;
  • Tăng kích thước sỏi mật;
  • Phát ban, ngứa và nổi mày đay;
  • Đau cơ lan toả, viêm/co rút/yếu cơ;
  • Bệnh huyết khối tắc mạch, bao gồm tắc mạch phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu;
  • Đau đầu;
  • Suy giảm chức năng tình dục;
  • Tăng creatinin và ure huyết thanh;
  • Tăng nồng độ homocysteine máu.

Một số tác dụng ngoại ý hiếm gặp của thuốc Stanlip:

  • Rụng tóc, da nhạy cảm hơn với ánh sáng kèm ban đỏ, nổi mụn nước hoặc nổi cục ở vị trí phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng tia cực tím nhân tạo;
  • Giảm hemoglobin và số lượng bạch cầu;
  • Viêm gan.

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Stanlip

Các trường hợp tăng cholesterol thứ phát, gặp trong các bệnh khác như đái tháo đường type 2 không kiểm soát, suy tuyến giáp, hội chứng thận hư, rối loạn protein huyết, bệnh gan tắc nghẽn đang điều trị hoặc nghiện rượu, bệnh nhân cần được điều trị nguyên nhân trước khi dùng thuốc Stanlip.

Bệnh nhân cần được theo dõi đáp ứng điều trị với thuốc Stanlip bằng cách xét nghiệm nồng độ lipid huyết thanh (bao gồm cholesterol toàn phần, LDL–cholesterol và triglycerid). Khi đáp ứng điều trị đầy đủ không đạt sau một vài tháng (khoảng 3 tháng) thì cân nhắc bổ sung hoặc sử dụng liệu pháp thay thế cho thuốc Stanlip.

Với bệnh nhân tăng lipid máu đang sử dụng Estrogen hoặc các thuốc tránh thai có chứa estrogen cần xét nghiệm chính xác nồng độ lipid máu để xác định là nguyên phát hay thứ phát (lipid máu có thể tăng do uống Estrogen).

Ảnh hưởng của thuốc Stanlip lên chức năng gan:

  • Đã có báo cáo về tình trạng tăng nồng độ transaminase khi dùng Stanlip ở một số bệnh nhân, phần lớn trong đó chỉ tăng thoáng qua và ít/hầu như không biểu hiện triệu chứng. Do đó, bệnh nhân dùng thuốc Stanlip được khuyến cáo theo dõi nồng độ transaminase định kỳ mỗi 3 tháng trong 12 tháng đầu tiên và sau đó kiểm tra định kỳ khi cần thiết;
  • Đặc biệt lưu ý những trường hợp dùng thuốc Stanlip có tăng nồng độ transaminase tiến triển, trong đó cần ngừng điều trị nếu AST và ALT tăng hơn 3 lần giới hạn trên bình thường.

Stanlip gây viêm tuỵ: Một số bệnh nhân xảy ra viêm tụy trong thời gian dùng Fenofibrate. Điều này dẫn đến nguy cơ thất bại điều trị của thuốc Stanlip ở bệnh nhân tăng triglycerid máu nghiêm trọng hoặc hiện tượng điều trị thứ cấp do sỏi đường mật hoặc lắng cặn ống mật.

Ảnh hưởng của thuốc Stanlip đến cơ:

  • Fenofibrate đã có báo cáo về độc tính cơ, bao gồm tình trạng hiếm gặp là globulin niệu. Nguy cơ rối loạn chức năng cơ tăng lên trong trường hợp kèm theo hạ albumin huyết và suy thận;
  • Tình trạng tăng globulin niệu tiến triển gặp ở những bệnh nhân có các yếu tố thuận lợi như trên 70 tuổi, tiền sử cá nhân hoặc gia đình có các rối loạn cơ di truyền, suy thận, suy giáp và uống nhiều rượu. Do đó cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi điều trị bằng thuốc Stanlip cho các đối tượng này;
  • Bác sĩ cần nghĩ đến độc tính cơ khi bệnh nhân có những triệu chứng bất thường như đau cơ lan tỏa, viêm kèm giật cơ, chuột rút, yếu cơ và tăng nồng độ CPK trên 5 lần mức bình thường. Những trường hợp này cần ngừng điều trị với thuốc Stanlip ngay lập tức;
  • Nguy cơ độc tính cơ của thuốc Stanlip tăng lên khi dùng đồng thời với các fibrate khác hoặc thuốc ức chế HMG-CoA reductase (statin), đặc biệt ở bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về cơ. Do đó, phải cẩn trọng khi kê toa phối hợp thuốc Stanlip với thuốc ức chế HMG-CoA reductase hoặc các fibrate khác cho bệnh nhân không có tiền sử bệnh cơ nhưng có rối loạn tăng lipid huyết nặng kèm theo nguy cơ bệnh tim mạch cao.

Khuyến cáo liều dùng thuốc Stanlip cho bệnh nhân cao tuổi tương tự người trưởng thành. Do Stanlip có chứa lactose nên bệnh nhân có vấn đề về bất dung nạp galactose, thiếu hụt lactase hoặc kém hấp thu galactose không được sử dụng thuốc này.

Ngừng điều trị bằng thuốc Stanlip trong trường hợp tăng nồng độ creatinine trên 50% giới hạn trên bình thường. Bệnh nhân dùng thuốc Stanlip nên cân nhắc xét nghiệm nồng độ creatinine huyết thanh định kỳ trong 3 tháng đầu tiên.

Không đủ dữ liệu trong việc sử dụng thuốc Fenofibrate cho phụ nữ mang thai, mặc dù các nghiên cứu trên động vật không thấy tác dụng gây quái thai. Tuy nhiên, đã quan sát được các dấu hiệu ngộ độc bào thai ở mức liều gây độc cho con vật mẹ. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc Stanlip trong thai kỳ khi đã đánh giá kỹ về lợi ích và nguy cơ.

Chưa có dữ liệu cho thấy khả năng bài tiết vào sữa mẹ của Fenofibrate và/hoặc các chất chuyển hóa của nó. Vì vậy nguy cơ gây hại đối với trẻ bú mẹ chưa được loại trừ nên khuyến cáo không dùng thuốc Stanlip khi đang cho con bú.

7. Tương tác thuốc của Stanlip

Không khuyến cáo kết hợp thuốc Stanlipthuốc chống đông đường uống do Fenofibrate làm tăng tác dụng của thuốc chống đông, qua đó làm tăng nguy cơ chảy máu. Tuy nhiên những bệnh nhân bắt buộc phối hợp 2 thuốc này thì nên giảm 1⁄3 liều thuốc chống đông tại thời điểm bắt đầu, sau đó điều chỉnh tăng dần theo chỉ số INR.

Một vài trường hợp suy giảm chức năng thận thuận nghịch đã được ghi nhận khi dùng đồng thời Fenofibrate và Cyclosporine. Vì vậy, bệnh nhân dùng 2 thuốc này cần được theo dõi chặt chẽ chức năng thận và ngừng điều trị với thuốc Stanlip trong trường hợp thay đổi nghiêm trọng chỉ số xét nghiệm.

Các thuốc ức chế HMG-CoA reductase và các fibrate khác có thể tăng nguy cơ ngộ độc cơ nếu phối hợp với các fibrate khác hoặc các thuốc ức chế HMG-CoA reductase. Do đó cẩn trọng với các điều trị phối hợp này và theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu ngộ độc cơ.

Ở liều điều trị, thuốc Stanlip ức chế yếu CYP2C19 và CYP2A6, ức chế mức độ nhẹ đến trung bình với CYP2C9. Điều này cảnh báo phải theo dõi chặt chẽ bệnh nhân sử dụng đồng thời thuốc Stanlip và các thuốc chuyển hóa qua CYP2C19, CYP2A6, đặc biệt là CYP2C9 và điều chỉnh liều dùng các thuốc này khi cần thiết.

Tóm lại, thuốc Stanlip có thành phần chính là hoạt chất Fenofibrate Thuốc Stanlip được chỉ định điều trị tăng cholesterol hoặc triglyceride máu. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

134 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Litapyl 200
    Công dụng thuốc Litapyl 200

    Thuốc Litapyl 200 thuộc nhóm thuốc tim mạch, có thành phần chính là hoạt chất Fenofibrat 200mg. Vậy thuốc Litapyl 200 được chỉ định dùng trong trường hợp nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Litapyl 200? Hãy ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Sanlitor
    Công dụng thuốc Sanlitor

    Thuốc Salitor được chỉ định trong điều trị rối loạn Betalipoprotein máu nguyên phát, phối hợp với các liệu pháp khác trong điều trị tăng cholesterol toàn phần, tăng Apolipoprotein B, tăng triglyceride máu... Cùng tìm hiểu về công dụng, ...

    Đọc thêm
  • Trắc nghiệm: Nên ăn kem như thế nào cho đúng cách?

    Ăn kem là một trải nghiệm rất thú vị, nhưng bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật để món ăn được ngon hơn. Thử sức cùng bài trắc nghiệm này sẽ giúp bạn biết nên ăn kem và ...

    Đọc thêm
  • atorota
    Công dụng thuốc Atorota

    Atorota thuộc nhóm thuốc tim mạch, dạng bào chế viên nén bao phim, đóng gói hộp 3 vỉ x 10 viên. Thuốc có chứa thành phần chính là Atorvastatin (dưới dạng Atorvastatin calcium) 10mg. Tuân thủ chỉ định, liều dùng ...

    Đọc thêm
  • Amtopid
    Tác dụng thuốc Amtopid

    Thuốc Amtopid có thành phần chính là Atorvastatin hàm lượng 10mg. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén với tác dụng chính là hạ nồng độ cholesterol máu. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết ...

    Đọc thêm