Công dụng thuốc Sporacid

Thuốc Sporacid là thuốc kháng nấm được chỉ định trong những trường hợp nấm móng, nấm họng, nấm miệng, nấm ngoài da, nấm candida âm hộ và âm đạo,... Vậy công dụng thuốc Sporacid là gì?

1. Thuốc Sporacid có tác dụng gì?

Thuốc Sporacid thuộc nhóm thuốc kháng nấm với thành phần chính là itraconazole hàm lượng 100mg. Trong đó, itraconazole là một hoạt chất thuộc nhóm thuốc kháng nấm phổ rộng điều chế từ triazole, có tác dụng diệt nhiều loại nấm bề mặt và toàn thân, đặc biệt là các chủng candida. Thuốc Sporacid hoạt động theo cơ chế gắn với enzyme cytochrome P450 của nấm và làm chậm sự tổng hợp ergosterol và làm rối loạn tính thấm của màng tế bào nấm.

Thuốc Sporacid được hấp thu qua đường tiêu hoá với nồng độ tối đa là 1,5-4 giờ sau khi sử dụng thuốc bằng đường uống. Có tới 95% thuốc được kết hợp với protein huyết tương và được phân bố trong toàn cơ thể. Đối với một số mô của cơ thể, nồng độ thuốc Sporacid có thể lớn hơn gấp 10 lần trong huyết tương. Thời gian bán huỷ của thuốc Sporacid là 20 giờ ở liều đơn và có thể lâu hơn 30 giờ khi được dùng lặp lại. Thuốc Sporacid được chuyển hoá tại gan và được bài tiết qua nước tiểu và mật.

2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Sporacid

2.1 Chỉ định sử dụng thuốc Sporacid

Những trường hợp chỉ định sử dụng thuốc Sporacid bao gồm:

  • Điều trị nấm Candida âm hộ, âm đạo và lang beng
  • Nấm da
  • Viêm giác mạc do nấm
  • Nấm candida miệng
  • Một số chủng nấm kháng như miệng họng, da, móng, tay chân, màng não và phổi,...
  • Phòng ngừa nấm tái phát ở người bệnh giảm bạch cầu và nhiễm HIV/AIDS.

2.2 Chống chỉ định sử dụng thuốc Sporacid

Chống chỉ định sử dụng thuốc Sporacid đối với những trường hợp sau:

  • Tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc, quá mẫn với itraconazole và các triazole khác.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang bầu

3. Cách dùng và liều lượng thuốc Sporacid

Thuốc Sporacid được bào chế dưới dạng viên nang cứng nên được dùng bằng đường uống sau bữa ăn. Liều lượng thuốc sẽ dựa trên tình trạng bệnh và có thể thay đổi tuỳ thuộc vào khả năng đáp ứng với điều trị, không khuyến cáo sử dụng thuốc lớn hơn 1 tháng.

  • Điều trị nấm bề mặt:
    • Liều dùng 100mg/ngày. Điều trị trong vòng 15 ngày đối với bệnh nấm da đùi, thân và nấm candida miệng. 30 ngày đối với bệnh nấm da chân và bàn tay.
    • Liều dùng 200mg/ngày. Điều trị trong vòng 3 ngày với nấm candida âm đạo và 3 tuần với viêm giác mạc do nấm.
  • Điều trị nấm toàn thân: Liều dùng 200mg/ngày và có thể tăng liều lên tới 400mg/ngày. Thời gian điều trị phụ thuộc vào khả năng đáp ứng lâm sàng và các loại bệnh bị nhiễm nấm.

4. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Sporacid

Trước khi kê đơn, bác sĩ luôn cân nhắc tác dụng phụ có thể xảy ra. Tuy nhiên, vẫn không thể tránh khỏi một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc Sporacid như:

  • Ngứa
  • Phát ban
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau đầu
  • Đau bụng
  • Khó tiêu
  • Men gan tăng
  • Kinh nguyệt thay đổi thất thường
  • Hội chứng stevens-johnson
  • Một số các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, phù nề, sưng vùng mặt, mũi, họng, phát ban,... Khi gặp những trường hợp này, bệnh nhân cần được đưa đến ngay với cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Sporacid

Trong quá trình điều trị muốn đạt hiệu quả cao khi sử dụng thuốc và giảm thiểu đi những tác dụng không mong muốn thì người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề như:

  • Bạn cần thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử quá mẫn với Sporacid hay bất kỳ dị ứng nào khác. Sporacid có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Các loại thuốc bạn đang sử dụng cần được liệt kê cho bác sĩ nắm được bao gồm như thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, các chất bảo quản, thảo dược và thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm khác, thuốc nhuộm,...
  • Thận trọng sử dụng thuốc Sporacid ở bệnh nhân suy gan, suy thận. Không khuyến cáo sử dụng thuốc cho người bệnh nhỏ tuổi trừ khi lợi ích dự tính hơn nguy cơ có thể xảy ra.
  • Đối với phụ nữ có thai có thể được sử dụng trong thời gian thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn cần phải dùng thuốc ngừa thai đường uống điều trị một lần trong một chu kỳ kinh nguyệt sau khi đã dừng thuốc.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú nên dừng cho con bú khi điều trị bằng thuốc Sporacid.
  • Mặc dù triệu chứng có thể đã thuyên giảm nhưng khi chưa hết liệu trình điều trị, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý bỏ liều hay ngưng sử dụng thuốc.
  • Cần bổ sung liều thuốc nếu bạn quên uống liều đó càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, thời gian bổ sung liều thuốc không được liền kề với liều tiếp theo hoặc có thể bỏ qua liều đã quên đó và tiếp tục dùng thuốc như lịch trình ban đầu.

6. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc sẽ không tránh khỏi việc nó làm thay đổi đi cách hoạt động của thuốc hoặc nghiêm trọng hơn là làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng không mong muốn. Ngoài ra, có những loại thuốc không nên được sử dụng trong thời điểm đang điều trị bằng thuốc Sporacid. Đặc biệt hơn là trong một số trường hợp khi 2 loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng cùng nhau, mặc dù chúng xảy ra tương tác với nhau. Đối với trường hợp này bác sĩ nên có những biện pháp phòng ngừa khác và cần thay đổi liều lượng của thuốc. Do đó, người dùng hãy thông báo cho bác sĩ biết những loại thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng.

Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc Sporacid bao gồm:

  • Phenytoin và rifampicin: sử dụng đồng thời với Sporacid có thể làm giảm nồng độ itraconazole trong huyết tương.
  • Thuốc kháng acid và chất hấp thu hoặc chất đối kháng histamin H2 có thể làm giảm hấp thu Sporacid
  • Cyclosporin A
  • Digoxin
  • Warfarin

7. Cách bảo quản thuốc Sporacid

Thuốc Sporacid được bảo quản với điều kiện như sau:

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng;
  • Tránh ánh sáng;
  • Tránh những nơi ẩm ướt;
  • Không bảo quản Sporacid ở nơi ẩm thấp hay trong ngăn đá.

Mỗi loại thuốc Sporacid sẽ có cách bảo quản riêng, vì vậy trước khi sử dụng thuốc hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản. Để thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát và tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ. Sau khi thuốc không còn hạn sử dụng hay bị hỏng không còn dùng được nữa thì nên xử lý thuốc theo đúng quy trình. Không được tự ý vứt thuốc Sporacid vào môi trường như đường ống dẫn nước hoặc toilet trừ khi có yêu cầu. Để giúp bảo vệ môi trường, hãy tham khảo thêm ý kiến của công ty môi trường xử lý rác thải hoặc dược sĩ về cách tiêu hủy thuốc Sporacid an toàn.

Tóm lại, thuốc Sporacid là thuốc kháng nấm được chỉ định trong những trường hợp nấm móng, nấm họng, nấm miệng, nấm ngoài da, nấm candida âm hộ và âm đạo,... Tuy nhiên, không thể tránh khỏi được những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra khi trong quá trình dùng thuốc. Vậy nên, khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức để được xử lý kịp thời.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan