Công dụng thuốc Spobet

Thuốc Spobet là thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm và kháng virus, do vậy được sử dụng trong điều trị tình trạng nhiễm nấm. Vậy thuốc Spobet có tác dụng gì?

1. Thuốc Spobet có tác dụng gì?

Tác dụng thuốc Spobet được phát huy hiệu quả trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm nấm candida ở miệng, họng
  • Nhiễm nấm ngoài da, lang ben như nấm da chân, da chân, da bẹn, da kẽ tay,...
  • Nấm móng tay, móng chân
  • Nhiễm nấm nội tạng như do nấm candida, aspergillus, nhiễm nấm cryptococcus, sporothrix, histoplasma, paracoccidioides, blastomyces
  • Điều trị duy trì ở người bệnh nhiễm AIDS để phòng nhiễm nấm tiềm ẩn tái phát
  • Đề phòng nhiễm nấm trong thời gian giảm bạch cầu trung tính kéo dài.

Bên cạnh những công dụng trên, thuốc Spobet 100mg có thể còn được sử dụng điều trị một số bệnh lý khác mà không được liệt kê ở trên. Do vậy, trước khi sử dụng thuốc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và sử dụng thuốc hiệu quả.

2. Cách sử dụng thuốc Spobet

Thuốc Spobet được bào chế dưới dạng viên nén do vậy có thể sử dụng thuốc lúc đói hoặc no. Hãy uống thuốc với một ly nước đầy để tránh tình trạng kích thích dạ dày. Liều lượng sử dụng thuốc Spobet 100mg sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và độ tuổi của bệnh nhân như:

  • Nhiễm nấm Candida âm hộ – âm đạo : 2 viên(100mg) x 2 lần/ngày dùng trong 1 ngày; hoặc 2 viên x 1 lần/ngày và dùng trong 3 ngày.
  • Lang ben : 2 viên x 1 lần/ngày, điều trị trong 7 ngày.
  • Nấm ngoài da:
    • Sử dụng với liều lượng 2 viên x 1 lần/ngày dùng trong 7 ngày hoặc 1 viên x 1 lần/ngày dùng trong 15 ngày.
    • Các vùng sừng hóa cao như ở trường hợp nhiễm nấm ở lòng bàn chân, lòng bàn tay: 2 viên x 2 lần/ngày dùng trong 7 ngày hoặc 1 viên x 1 lần/ngày dùng trong 30 ngày.
  • Nhiễm Candida ở miệng – họng: 1 viên x 1 lần/ngày dùng trong 15 ngày. Ở người bệnh AIDS, cấy ghép cơ quan hoặc giảm bạch cầu trung tính : 2 viên x 1 lần/ngày dùng trong 15 ngày.
  • Nấm móng: cần điều trị từ 2-3 đợt, mỗi đợt kéo dài 7 ngày, ngày uống 4 viên, sáng 2 viên, chiều 2 viên. Các đợt điều trị luôn cách nhau bởi 3 tuần không dùng thuốc. Hoặc điều trị liên tục 2 viên x 1 lần/ngày dùng trong 3 tháng.
  • Nhiễm nấm nội tạng:
    • Nhiễm Aspergillus: 2 viên x 1 lần/ngày, dùng trong 2-5 tháng, nếu bệnh lan tỏa có thể tăng liều 2 viên x 2 lần/ngày.
    • Nhiễm nấm Candida: 1-2 viên x 1 lần/ngày, dùng trong 3 tuần đến 7 tháng.
    • Nhiễm nấm Cryptococcus ngoài màng não: 2 viên x 1 lần/ngày, dùng trong 2 tháng đến 1 năm.
    • Viêm màng não do Cryptococcus: 2 viên x 2 lần/ngày. Điều trị duy trì: 2 viên x 1lần/ngày.
    • Nhiễm Histoplasma: 2viên x 1-2 lần/ngày, thời gian sử dụng trung bình 8 tháng.
    • Nhiễm Sporothrix schenckii: 1 viên x 1lần/ngày, dùng trong 3 tháng.
    • Nhiễm Paracoccidioides brasiliensis: 1 viên x 1lần/ngày, dùng trong 6 tháng.
    • Nhiễm Chromomycosis (Cladosporium, Fonsecaea): 1-2 viên x 1lần/ngày, dùng trong 6 tháng.
    • Nhiễm Blastomyces dermatitidis: 1 viên x 1lần/ngày hoặc 2 viên x 2lần/ngày, dùng trong 6 tháng.

3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Spobet

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Spobet bao gồm:

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Spobet

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Spobet 100mg bao gồm:

  • Thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử dị ứng với Spobet hay bất kỳ dị ứng nào khác. Spobet có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Thông báo các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm, thuốc nhuộm hay chất bảo quản.
  • Không nên sử dụng thuốc Spobet cho phụ nữ có thai và cho con bú, chỉ nên dùng khi nhiễm nấm nội tạng đe dọa đến tính mạng, và khi lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ có hại cho thai nhi.
  • Thận trọng dùng thuốc với những bệnh nhân có tiền sử bệnh gan hoặc gan bị nhiễm độc bởi thuốc khác. Hãy kiểm tra chức năng gan khi dùng dài ngày.

5. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc Spobet, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Một số loại thuốc có thể tương tác với Spobet như:

  • Cisapride
  • Midazolam
  • Triazolam

Cuối cùng, người bệnh cần bảo quản thuốc Spobet 100mg ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và tránh những nơi ẩm ướt. Không bảo quản Spobet ở nơi ẩm thấp hay trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có những cách bảo quản khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc Spobet trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Để thuốc Spobet 100mg tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi trong gia đình. Khi thuốc đã bị hỏng không thể dùng được nữa hoặc đã quá hạn sử dụng hãy xử lý thuốc đúng quy trình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

508 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan