Công dụng thuốc Spalaxin

Spalaxin là một loại thuốc có tác dụng chống co thắt cơ trơn đường tiêu hoá, tiết niệu. Thuốc có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng do co thắt cơ trơn gây ra. Cùng tìm hiểu về công dụng của thuốc Spalaxin qua bài viết dưới đây.

1. Spalaxin là thuốc gì?

Thành phần chính của thuốc Spalaxin là Alverine citrate với hàm lượng 40mg, được bào chế dưới dạng viên nén. Alverin là một thuốc thuộc nhóm hoạt chất chống co thắt cơ trơn nhóm papaverin, có tác dụng làm giãn cơ trơn.

Khi người bệnh bị co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, có thể do bị hội chứng ruột kích thích cũng như viêm túi thừa đại tràng, dẫn tới các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc gây táo bón. Sử dụng Alverin giúp làm giãn cơ trơn và giúp làm giảm các triệu chứng trên. Ngoài ra, Alverine còn có tác dụng làm giãn cơ trơn tử cung, cũng thường được kê đơn trong điều trị tình trạng đau bụng kinh nguyên phát.

2. Công dụng của thuốc Spalaxin

Thuốc Spalaxin được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân gặp phải tình trạng co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, đường tiết niệu.
  • Người bệnh bị các cơn đau cấp tính do tình trạng co thắt.
  • Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích hay bệnh viêm túi thừa đại tràng.
  • Nữ giới đau bụng kinh nguyên phát.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Spalaxin trong các trường hợp như:

  • Không dùng thuốc cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
  • Không dùng Spalaxin trong trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân.
  • Không dùng thuốc Spalaxin cho những bệnh nhân bị huyết áp thấp, bệnh nhân bị tắc ruột, liệt ruột, mất trương lực đại tràng.
  • Spalaxin không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi; Phụ nữ mang thai và cho con bú.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Spalaxin

Thuốc được dùng theo đường uống. Khi uống thuốc bạn cần lưu ý uống thuốc nguyên viên, không bẻ đôi hay nhai vỡ viên thuốc, uống thuốc cùng 1 cốc nước lọc đầy. Uống sau ăn để giảm kích ứng dạ dày.

Liều khuyến cáo thông thương dành cho người lớn là mỗi ngày dùng từ 1 đến 3 lần, mỗi lần uống 1 đến 2 viên Spalaxin (tương đương với 40- 80mg Alverine).

Khi bạn sử dụng quá liều Spalaxin bệnh nhân có triệu chứng hạ huyết áp đột ngột. Cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để hỗ trợ điều trị nâng huyết áp cho bệnh nhân. Nếu dùng Spalaxin với liều rất cao, bệnh nhân có thể bị tử vong. Không dùng thuốc với liều cao hơn chỉ định.

Tùy thuộc vào thời điểm phát hiện quên liều để bạn quyết định có sử dụng bù liều đã quên hay không. Bổ sung nếu như bạn quên uống thuốc cách từ 1 đến 2 giờ so với thời điểm uống thuốc. Nhưng nếu gần với liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên.

4. Tác dụng phụ của thuốc Spalaxin

Tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi bạn dùng thuốc Spalaxin bao gồm:

  • Trên hệ thống miễn dịch: Có thể gây ra dị ứng, phản ứng phản vệ.
  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu cũng có thể xảy ra.
  • Hệ hô hấp: Khó thở, thở khò khè;
  • Hệ tiêu hóa, gan mật: Gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng; viêm gan, vàng da, suy giảm chức năng gan;
  • Tác dụng phụ ở da và mô dưới da: Gây ra hồng ban đa dạng, ngứa, mẩn đỏ, mề đay.

Các triệu chứng của phản ứng phụ thường xuất hiện ở mức độ nhẹ với tần suất thấp, thường biến mất sau khi ngưng sử dụng thuốc mà không cần phải điều trị. Trong trường hợp các triệu chứng của phản ứng phụ trở nên trầm trọng, hoặc bệnh nhân phát hiện các biểu hiện bất thường kéo dài thì nên thông báo sớm với bác sĩ điều trị hay tới cơ sở y tế ngay.

5. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Spalaxin

Một số điểm cần lưu ý khi bạn sử dụng Spalaxin:

  • Sau khi uống thuốc này bạn có thể bị chóng mặt, buồn ngủ, cho nên bạn không sử dụng cho người đang lái xe hoặc vận hành máy móc nặng hoặc nên ngừng các hoạt động này khi dùng thuốc.
  • Đây là thuốc kê đơn, bạn dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ tránh tự ý dùng hay thay đổi liều dùng.
  • Bảo quản thuốc ở những nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C. Không để thuốc Spalaxin ở nơi ẩm mốc không hợp vệ sinh. Tránh những chỗ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ.

Hy vọng, với những thông tin trên bạn đây biết thuốc Spalaxin có tác dụng gì và sử dụng như thế nào. Nếu bạn còn bất kỳ điều gì thắc mắc hãy hỏi ý kiến trực tiếp của bác sĩ hay dược sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Abendo
    Công dụng thuốc Abendo

    Thuốc Abendo là thuốc kháng viêm không steroid được chỉ định trong điều trị viêm xương khớp, viêm cột sống dính khớp, đau mãn tính, đau bụng kinh nguyên phát,... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người bệnh cần ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • cophadol
    Công dụng thuốc Cophadol

    Cophadol là thuốc giảm đau dùng theo đơn. Thành phần chính có trong Cophadol là hoạt chất Paracetamol hàm lượng 500mg. Cụ thể tác dụng thuốc Cophadol là gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây.

    Đọc thêm
  • Opeasprin
    Công dụng thuốc Opeasprin

    Opeasprin là thuốc tim mạch, chứa thành phần chính Acid acetylsalicylic hàm lượng 81mg. Để hiểu rõ hơn về công dụng của thuốc cũng như các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng Opeasprin, bạn có thể ...

    Đọc thêm
  • Tipharalgine
    Công dụng thuốc Tipharalgine

    Thuốc Tipharalgine chứa thành phần chính là paracetamol hàm lượng 500mg, được sử dụng phổ biến trong chỉ định giảm đau và hạ sốt. Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về thuốc Tipharalgine qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • eunisina
    Công dụng thuốc Eunisina

    Thuốc Eunisina có thành phần chính là nefopam, hàm lượng trong mỗi viên là 30mg. Thuốc có tác dụng chính là giảm các cơn đau. Để biết được thuốc Eunisina có tác dụng gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài ...

    Đọc thêm