Công dụng thuốc Sanuflox

Thuốc Sanuflox là kháng sinh được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn như viêm phổi, viêm xoang cấp, viêm phế quản mạn, viêm phổi cộng đồng... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Sanuflox qua bài viết dưới đây.

1. Công dụng của thuốc Sanuflox

Sanuflox có tác dụng gì?” Thuốc Sanuflox bào chế dưới dạng viên nén bao phim chứa hoạt chất Levofloxacin 500mg.

Sanuflox được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm, bao gồm:

Levofloxacin là kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon, tác dụng theo cơ chế ức chế tổng hợp ADN của vi khuẩn thông qua tác động trên phức hợp Topoiso – merase IV ADN và gyrase. Levofloxacin có hoạt tính kháng khuẩn cao và phổ kháng khuẩn rộng, bao gồm vi khuẩn gram dương, vi khuẩn gram âm như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột, phế cầu, Haemophilus Influenzae, vi khuẩn gram âm không lên men và vi khuẩn không điển hình.

Sau khi uống, Levofloxacin được hấp thu nhanh, sinh khả dụng tuyệt đối vào khoảng 10% và rất bị ảnh hưởng bởi thức ăn.

Khoảng 30 – 40% lượng Levofloxacin uống vào được liên kết với protein huyết thanh, nồng độ ổn định trong máu đạt được trong vòng 3 ngày. Thuốc xâm nhập tốt vào mô phổi, mô xương, dịch nốt phỏng nhưng xâm nhập kém vào dịch não tủy.

2. Liều dùng của thuốc Sanuflox

Thuốc Sanuflox thuộc nhóm thuốc kê đơn, vì vậy liều dùng Sanuflox được chỉ định bởi bác sĩ dựa vào tình trạng người bệnh.

Một số khuyến cáo về liều dùng Sanuflox ở người trưởng thành như sau:

  • Điều trị viêm xoang cấp: Uống 500mg/ngày, thời gian điều trị khoảng từ 10 – 14 ngày;
  • Điều trị đợt kịch phát của viêm phế quản mạn: Uống 250 – 500mg/ngày, thời gian điều tị từ 7 – 14 ngày;
  • Điều trị viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: Uống 500mg/ngày, thời gian điều trị từ 7 – 10 ngày;
  • Điều trị nhiễm khuẩn da – mô mềm: Uống 500mg/lần x 1 – 2 lần/ngày, thời gian điều trị từ 7- 14 ngày;
  • Liều thuốc ở người bệnh cần được giảm dựa trên độ thanh thải creatinin.

Lưu ý thuốc Sanuflox có thể dùng cùng hoặc không cùng với thức ăn. Liều thuốc trình bày ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần sử dụng thuốc Sanuflox với liều dùng và thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

3. Tác dụng phụ của thuốc Sanuflox

Thuốc Sanuflox có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Thường gặp: Nôn, tiêu chảy, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, thay đổi vị giác;
  • Hiếm gặp: Đau sưng khớp/cơ/gân, nhạy cảm với ánh nắng, thay đổi thị giác, đau bụng, phản ứng dị ứng;
  • Rất hiếm gặp: Rối loạn tinh thần, động kinh, rối loạn nhịp tim, đau ngực, thay đổi lượng nước tiểu, bồn chồn, lo âu, vàng da/mắt, bội nhiễm vi khuẩn không nhạy cảm khi dùng trong thời gian dài.

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ nếu gặp phải tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị bằng thuốc Sanuflox.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Sanuflox

Chống chỉ định sử dụng thuốc Sanuflox trong những trường hợp sau:

  • Người bệnh mẫn cảm với Levofloxacin hoặc kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolon;
  • Trẻ em dưới 18 tuổi;
  • Người bệnh có tiền sử đau cơ vân do sử dụng kháng sinh Fluoroquinolon;
  • Phụ nữ đang mang thai;
  • Phụ nữ đang cho con bú.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Sanuflox trong những trường hợp sau:

  • Thận trọng khi điều trị bằng Levofloxacin ở người bệnh trên 65 tuổi, người bệnh đang điều trị bằng corticoid;
  • Người bệnh bị tổn thương não do đột quỵ hoặc các chấn thương não khác;
  • Người mắc bệnh thận, bệnh tim, đái tháo đường, bệnh lý về gan;

5. Tương tác thuốc

Levofloxacin có thể tương tác cùng với Quinaprol, Sucralfate, Sắt, Kẽm, Magie, Canxi, Nhôm, thuốc kháng acid, Didanosine... Tương tác xảy ra làm giảm tác dụng điều trị của Levofloxacin.

Levofloxacin làm giảm hoặc mất tác dụng của một số Vắc xin sống khi dùng đồng thời.

Tương tác thuốc xảy ra làm tăng nguy cơ gặp tác dụng và giảm tác dụng điều trị của thuốc Sanuflox, vì vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm đang sử dụng trước khi dùng thuốc Sanuflox.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

64 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Laboya
    Công dụng thuốc Laboya

    Laboya là thuốc được chỉ định sử dụng trong điều trị nhiễm trùng phổi, đường tiết niệu, phụ khoa và một số nhiễm trùng khác. Trong bài viết này, các bạn có thể tham khảo một số thông tin cần ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Clindimax 150mg
    Công dụng của thuốc Clindimax 150mg

    Clindimax 150mg là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Clindimax 150 thường được sử dụng cho nhiễm khuẩn nặng gây ra bởi các chủng nhạy cảm của các vi khuẩn như: Escherichia coli, Klebsiella, ...

    Đọc thêm
  • ultibact
    Công dụng thuốc Ultibact

    Ultibact là 1 loại kháng sinh kết hợp có công dụng trong điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Công dụng thuốc Ultibact sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây.

    Đọc thêm
  • Piperbact
    Công dụng thuốc Piperbact

    Thuốc Piperbact được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, có thành phần chính là Piperacillin Sodium và Tazobactam Sodium. Thuốc được chỉ định sử dụng trong điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn.

    Đọc thêm
  • rovahadin
    Công dụng thuốc Rovahadin

    Thuốc Rovahadin là kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, da, sinh dục mà nguyên nhân do vi khuẩn nhạy cảm... Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ...

    Đọc thêm