Công dụng thuốc Rowachol

Thuốc Rowachol có chứa các thành phần là Pinene, Camphene, Menthone, Menthol, Borneol, Olive Oil, Cineol có tác dụng làm tan sỏi mật, giảm cholesterol trong dịch mật, giảm viêm đường mật và túi mật, từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành các sỏi mật mới. Đây là thuốc chữa bệnh và dược tính khá mạnh, để đảm bảo an toàn sử dụng và hiệu quả điều trị tốt nhất, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

1. Thông tin chung của thuốc Rowac21hol

Thuốc Rowachol là thuốc gì? Thuốc Rowachol là thuốc tân dược thuộc nhóm thuốc tiêu hóa. Với thành phần chính là Pinene có tác dụng làm tan sỏi mật cholesterol, rối loạn ống mật, viêm đường mật và ngăn ngừa nguy cơ hình thành các sỏi mới trong đường mật. Ngoài ra, thuốc Rowachol cũng được chỉ định sử dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường nhẹ và trung bình.

Thông tin thuốc:

  • Thành phần chính: Pinene (dạng α+β)
  • Tá dược khác: Camphene, Cineol, Menthone, Menthol, Borneol, Olive Oil.
  • Dạng bào chế: Viên nang mềm hình cầu được bao bọc bởi lớp vỏ gelatin.
  • Màu sắc: Màu xanh lục
  • Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 5 vỉ x 10 viên, lọ 50 viên, lọ 500 viên.

Nhà sản xuất: Công ty Rowa Pharmaceutical Limited

2. Tác dụng và chỉ định dùng của thuốc Rowachol

2.1 Tác dụng của Rowachol

Thuốc Rowachol có thành phần từ thực vật và động vật, nhờ vậy mà độ lành tính và an toàn rất cao. Thuốc có công dụng làm giảm sự sản sinh cholesterol nội sinh, nhờ vậy mà hỗ trợ quá trình hòa tan sỏi rất tốt. Đồng thời, giúp duy trì thể tích mật ổn định, vừa giúp phòng ngừa quá trình tái tạo sỏi mới, vừa giảm co thắt đường mật.

Bên cạnh đó, thuốc có tác dụng tăng bài tiết mật, từ đó làm giảm co thắt đường mật để gan tăng cường chức năng chuyển hoá do giảm ứ đọng mật.

Ngoài ra, trong quá trình lợi mật còn làm tăng khả năng sản sinh Insulin nên có thêm tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường dạng nhẹ.

2.2 Chỉ định dùng của Rowachol

Viên nang uống Rowachol được chỉ định dùng cho các trường hợp:

  • Người mắc sỏi đường mật, sỏi túi mật.
  • Rối loạn hoạt động ống mật.
  • Viêm đường mật.
  • Viêm túi mật.
  • Dùng trước và sau mổ gan mật.
  • Phòng ngừa hình thành sỏi mật mới.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

3. Liều dùng và cách dùng của Rowachol

3.1 Liều dùng thuốc Rowachol đúng

Thuốc Rowachol là thuốc chữa bệnh được bác sĩ kê đơn. Thông thường liều lượng của thuốc được kê dựa theo độ tuổi và cân nặng. Thế nên, người bệnh cần uống thuốc theo đúng chỉ định hoặc tham khảo liều lượng thuốc sau đây:

  • Người lớn: 1 - 2 viên/lần x ngày 3 lần. Trong trường hợp đặc biệt thì bác sĩ có thể tăng hoặc giảm.
  • Trẻ em từ 6 - 14 tuổi: 1 viên/lần x ngày 2 lần.
  • Trẻ từ 14-18 tuổi: 1-2 viên/lần x ngày 3 lần.

Thông thường để đạt hiệu quả, người bệnh cần dùng liên tục ít nhất từ 6 tháng trở lên. Bên cạnh đó, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc dừng thuốc đột ngột nếu không có chỉ định, bởi điều này có thể làm gián đoạn hiệu quả điều trị.

Lưu ý: Các thông tin về liều dùng ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Mỗi trường hợp cụ thể sẽ có chỉ định liều lượng cụ thể. Do đó, liều lượng chính xác nhất người bệnh cần tuân theo là từ bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn.

3.2 Cách dùng Rowachol hiệu quả

Viên uống Rowachol có dạng viên nang mềm, bên trong chứa dầu lỏng màu xanh và được bọc bởi lớp gelatin. Thuốc được chỉ định bằng đường uống. Thời điểm uống thuốc tốt nhất được khuyến cáo là trước khi bữa ăn khoảng 30 phút.

Người bệnh cần uống thuốc với nước lọc, không sử dụng sữa, nước trái cây, nước ngọt hoặc rượu bia để uống thuốc.

4. Chống chỉ định thuốc Rowachol

Mặc dù, viên uống Rowachol được chiết xuất chủ yếu từ các thành phần tự nhiên, tuy nhiên vẫn có chứa một số phụ dược khác. Do đó, thuốc cũng chống chỉ định với những đối tượng sau đây:

  • Người mẫn cảm với các thành phần cấu tạo nên thuốc.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.

5. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Rowachol

Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thực vật và động vật, nên theo công bố từ nhà sản xuất đến thời điểm hiện tại chưa ghi nhận bất kỳ phản hồi nào về tác dụng phụ của thuốc gây ra.

Tuy nhiên, nếu trong quá trình dùng thuốc, người bệnh phát hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào thì hãy ngừng sử dụng thuốc và thông báo tới bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị sớm.

6. Tương tác thuốc

Cũng giống như các tác dụng phụ, đến nay chưa ghi nhận hay có báo cáo lâm sàng nào về các trường hợp tương tác của thuốc Rowachol với các thuốc hay thực phẩm khác. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sức khỏe cũng như phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra, người bệnh hãy chủ động chia sẻ cho bác sĩ các thông tin về thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng để có chỉ định dùng tốt nhất và nâng cao hiệu quả điều trị.

7. Lưu ý khi dùng và cách bảo quản đúng

7.1 Lưu ý sử dụng Rowachol

Trước khi sử dụng thuốc Rowachol người bệnh cần lưu tâm một số điều sau:

  • Thận trọng với các trường hợp đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc mắc bệnh về gan và bài tiết.
  • Thuốc chỉ có tác dụng với trường hợp sỏi nhỏ hơn đường kính 2cm, nếu kích thước sỏi lớn hơn nên tham khảo thêm những giải pháp khác hoặc loại thuốc điều trị khác.
  • Người bệnh nên hạn chế thức ăn chứa dầu mỡ để tránh làm bệnh trở nên nặng hơn.
  • Mặc dù chưa có báo cáo về khả năng gây dị tật thai nhi, nhưng để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, tốt nhất không nên sử dụng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Với mẹ đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có mong muốn dùng thuốc.

7.2 Bảo quản thuốc Rowachol đúng cách

  • Điều kiện bảo quản thuốc: < 30 độ C, để thuốc ở những nơi khô và thoáng, không có ánh nắng chiếu vào.
  • Để xa tầm tay của trẻ nhỏ và vật nuôi.

8. Cách xử trí đúng khi dùng quá liều hoặc quên liều

Quên liều và quá liều là tình trạng rất thường gặp và khó có thể tránh khỏi trong quá trình điều trị. Do đó, người bệnh cần nắm rõ thông tin và cách xử lý đối với mỗi trường hợp để nếu gặp phải sẽ chủ động xử lý tốt nhất. Dưới đây là cách xử trí người bệnh cần biết:

  • Quá liều: Khi sử dụng thuốc Rowachol liều cao có thể dẫn đến ức chế hệ thần kinh trung ương và suy hô hấp, hoặc có thể gây kích thích hệ thần kinh, khiến cho hệ thần kinh rơi vào trạng bị hưng phấn quá mức và gây ra các cơn co giật hoặc kích thích dạ dày, từ đó dẫn đến tình trạng buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, ợ hơi, ...Vì vậy, nếu uống quá liều hãy theo dõi sức khỏe và các phản ứng của cơ thể, đồng thời liên hệ ngay tới bác sĩ để được tư vấn cách xử trí phù hợp.
  • Quên liều: uống bổ sung ngay khi nhớ ra, tuy nhiên nếu 2 liều uống quá gần nhau thì hãy bỏ qua liều quên và uống liều sau đó. Tuyệt đối không bổ sung bằng cách uống chồng liều.

Thuốc Rowachol có chứa các thành phần là Pinene, Camphene, Menthone, Menthol, Borneol, Olive Oil, Cineol có tác dụng làm tan sỏi mật, giảm cholesterol trong dịch mật, giảm viêm đường mật và túi mật, từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành các sỏi mật mới. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan