Công dụng thuốc Rodazol

Thuốc Rodazol với thành phần chính là Spiramycin có tác dụng điều trị các nhiễm trùng về răng miệng cấp và mạn tính hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc như: Thuốc Rodazol thuốc gì? Thuốc Rodazol có tác dụng gì?

1. Thuốc Rodazol có tác dụng gì?

Thuốc Rodazol là thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, thuốc chống nhiễm khuẩn hoặc kháng virus và kháng nấm. Thuốc có thành phần chính Spiramycin 750.000IU và Metronidazol 125mg.

Thuốc Rodazol là thuốc ETC dùng điều trị nhiễm khuẩn nặng ở đường hô hấp, da và sinh dục. Nhiễm trùng răng miệng cấp tính hoặc mạn tính và tái phát, đặc biệt áp-xe răng, viêm tấy và viêm mô tế bào quanh xương hàm. viêm quanh thân răng, viêm nướu hoặc viêm miệng, viêm nha chu, viêm tuyến mang tai, viêm dưới hàm. Ngoài ra, thuốc còn phòng ngừa lại nhiễm khuẩn sau khi hậu phẫu.

Mặt khác, người bệnh có mẫn cảm với Metronidazol và dẫn xuất Imidazol hoặc Acetyl Spiramycin và phụ nữ mang thai không được phép chỉ định kê đơn.

2. Cách sử dụng của thuốc Rodazol

Rodazol có dạng viên nên được dùng bằng đường uống, dùng trước bữa ăn ít nhất là 2 giờ. Liều dùng của thuốc Rodazol như sau:

  • Người lớn: dùng 4 - 6 viên trên ngày, chia 2 đến 3 lần.
  • Trẻ từ 10 đến 15 tuổi: dùng 1 viên mỗi lần x 3 lần trên ngày.
  • Trẻ từ 5 đến 10 tuổi: dùng 1 viên mỗi lần x 2 lần trên ngày.

Tốt nhất vẫn là dùng thuốc đúng thời gian đã được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn. Uống thuốc Rodazol đúng thời gian sẽ bảo đảm được tác dụng của thuốc được tốt nhất. Thông thường có thể uống thuốc cách nhau sau 1 đến 2 giờ so với giờ đã được bác sĩ yêu cầu. Người bệnh không nên uống bù thuốc thuốc Rodazol khi thời gian quá xa cho lần uống tiếp theo.

Một số triệu chứng quá liều như: Buồn nôn, nôn và mất điều hòa hoặc tác dụng độc thần kinh gồm: co giật và viêm dây thần kinh ngoại biên. Hiện không có thuốc giải độc khi quá liều đặc hiệu, cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Người bệnh có những biểu hiện bất thường khi dùng quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc là người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Rodazol có các biểu hiện xấu cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà người bệnh nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc, lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị

3. Tương tác thuốc của Rodazol

  • Thuốc có chứa thành phần Acetyl Spiramycin người bệnh không nên dùng đồng thời với các thuốc uống ngừa thai vì nó sẽ làm mất tác dụng của thuốc tránh thai.
  • Thuốc có chứa Metronidazol: Khi dùng đồng thời với Disulfiram gây tác dụng độc với thần kinh như loạn thần, lú lẫn. Đồng thời, thuốc làm tăng độc tính của các thuốc chống đông dùng đường uống (như warfarin) và tăng nguy cơ xuất huyết do giảm sự dị hóa ở gan. Khi dùng kết hợp phải kiểm tra thường xuyên hàm lượng Prothrombin và cần điều chỉnh liều dùng của thuốc chống đông.
  • Làm tăng tác dụng của thuốc vecuronium (thuốc giãn cơ) khi dùng cùng nhau.
    Rodazol khi dùng đồng thời với Lithi sẽ làm tăng nồng độ Lithi có trong máu, gây ra độc.
  • Rodazol làm tăng thêm độc tính của fluorouracil do làm giảm đi sự thanh thải.
  • Thuốc khi dùng cùng với rượu gây ra hiệu ứng Antabuse (nóng, đổ, nôn mửa, tim đập nhanh).

4. Lưu ý khi sử dụng của thuốc Rodazol

  • Thận trọng khi dùng thuốc cho người rối loạn chức năng gan.
  • Metronidazol có tác dụng ức chế alcol dehydrogenase và các enzym oxy hóa alcol khác.
  • Thuốc có phản ứng nhẹ kiểu disulfiram như nóng bừng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, co cứng bụng và ra mồ hôi. Không uống rượu khi dùng thuốc.
  • Theo dõi công thức bạch cầu trong trường hợp có tiền sử rối loạn thể tạng máu hoặc điều trị với liều cao và/hoặc dài ngày.
  • Cần thận trọng khi dùng cho người bệnh có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm ruột kết mạn.
    Viên nén bao phim, giải phóng chậm trong cơ thể, gây độc cho người cao tuổi hoặc người chuyển vận ruột chậm
  • Nghiên cứu trên nhiều phụ nữ có thai sử dụng Metronidazol trong 3 tháng đầu, không có trường hợp nào gây dị dạng nào. Spiramycin đi qua nhau thai nhưng nồng độ thuốc trong máu nhau thai thấp hơn trong máu người mẹ, Spiramycin không gây tai biến cho người đang mang thai.
  • Spiramycin và Metronidazol đều qua sữa mẹ, tránh sử dụng thuốc trong lúc nuôi con bú.
  • Thuốc không có tác dụng an thần, sử dụng được cho người lái xe và vận hành máy móc.

5. Tác dụng phụ của thuốc Rodazol

  • Rối loạn tiêu hoá: Đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Phản ứng dị ứng: nổi mề đay.
  • Vị kim loại trong miệng, viêm lưỡi, viêm miệng.
  • Giảm bạch cầu vừa phải, hồi phục ngay sau khi ngưng dùng thuốc.
  • Hiếm thấy và liên quan đến thời gian điều trị kéo dài: chóng mặt, mất phối hợp, mất điều hoà, dị cảm, viêm đa dây thần kinh cảm giác và vận động.
  • Tiết niệu: Nước tiểu có màu nâu đỏ.

Thông thường những tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reaction - ADR) tác dụng ngoài ý muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc. Nếu có những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc Rodazol

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

391 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan