Công dụng thuốc Rmekol extra

Thuốc Rmekol extra là viên nén đa thành phần được sử dụng điều trị triệu chứng cảm cúm, giảm đau, hạ sốt hiệu quả. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng thuốc Rmekol extra, cũng như đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Rmekol extra, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin trong bài viết về công dụng thuốc Rmekol extra sau đây.

1. Công dụng thuốc Rmekol extra là gì?

1.1. Thuốc Rmekol extra là thuốc gì?

  • Thuốc Rmekol extra là thuốc thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. Thuốc sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Sao Kim lưu hành ở Việt Nam và được đăng ký với SĐK VD-28013-17.
  • Rmekol extra thành phần Paracetamol 500mg; Loratadin 5mg; Dextromethorphan HBr 15mg.
  • Thuốc có dạng bào chế: Viên nén bao phim.

1.2. Thuốc Rmekol extra có tác dụng gì?

Thuốc có tác dụng trong trường hợp:

  • Giảm đau hạ sốt trong các chứng cảm lạnh, đau nhức cơ thể, ho, sổ mũi, ớn lạnh.
  • Điều trị các triệu chứng cảm cúm: Sốt, ho, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, xương khớp, nghẹt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt, viêm xoang, sổ mũi theo mùa, mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng.

2. Cách sử dụng của thuốc Rmekol extra

2.1. Cách dùng thuốc Rmekol extra

Dùng đường uống.

2.2. Liều dùng của thuốc Rmekol extra

  • Người lớn và trẻ em trên 12: Uống 1 viên/ lần, ngày 2 lần.
  • Trẻ em 6 – 12 tuổi: uống 1/2 viên/ lần, ngày 2 lần.
  • Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Rmekol extra ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.

Xử lý khi quên liều:

  • Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1 - 2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

Xử trí khi quá liều:

  • Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Rmekol extra có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/ lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị.

3. Chống chỉ định của thuốc Rmekol extra

  • Trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Quá mẫn cảm với thành phần thuốc.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

4. Lưu ý khi sử dụng của thuốc Rmekol extra

4.1. Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

  • Phụ nữ mang thai: Paracetamol và Loratadin không có ảnh hưởng xấu tới thai nhi với liều khuyến cáo cho phụ nữ có thai. Chưa có dữ liệu về việc sử dụng Dextromethorphan cho bà bầu. Thận trọng khi sử dụng trong thai kỳ, chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
  • Bà mẹ cho con bú: Paracetamol, Loratadin được bài xuất vào trong sữa mẹ tuy nhiên không có ý nghĩa lâm sàng. Chưa có dữ liệu về việc Dextromethorphan và các chất chuyển hóa của nó bài xuất vào trong sữa mẹ hay không. Do đó, không nên dùng cho phụ nữ đang cho con bú.

4.2. Những người lái xe và vận hành máy móc

Tác dụng phụ chóng mặt, buồn ngủ ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Thận trọng trong trường hợp này.

4.3. Lưu ý đặc biệt khác

Paracetamol:

  • Không nên phối hợp với các thuốc khác có chứa Paracetamol để không bị quá liều hoặc ngộ độc thuốc.
  • Khi các triệu chứng trở lên đau dai dẳng quá 5 ngày hoặc sốt quá 3 ngày, cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Thận trọng với bệnh gan, thận, ở bệnh nhân xơ gan có nguy cơ quá liều cao hơn.
  • Cảnh báo một số phản ứng trên da nghiêm trọng tuy rất ít xảy ra các hội chứng Steven-Johnson, hoại tử da nhiễm độc, hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính.

Loratadin:

  • Suy gan.
  • Dừng sử dụng trước 48 giờ khi thực hiện các xét nghiệm trên da cho dị ứng vì có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của các phản ứng dương tính của xét nghiệm.

Dextromethorphan hydrobromid, thận trọng với những đối tượng sau:

  • Bị ho có quá nhiều đờm, ho mãn tính ở người hút thuốc, hen hoặc tràn khí.
  • Nguy cơ hoặc đang bị suy giảm hô hấp.
  • Đang sử dụng các thuốc gây ức chế enzym CYP2D6.

5. Tác dụng phụ của thuốc Rmekol extra

Mệt, nhức đầu, chóng mặt, bí tiểu, khô miệng, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, táo bón, viêm tụy, thay đổi huyết học.

6. Tương tác thuốc

Một số tương tác đã được báo cáo gồm có:

  • Paracetamol:
    • Metoclopramid và Domperidon: Tăng tốc độ hấp thu của Paracetamol.
    • Cholestyramin: Giảm hấp thu của Paracetamol.
    • Các thuốc chống đông: Tăng tác dụng nếu sử dụng Paracetamol dài ngày vì tăng nguy cơ chảy máu. Tuy nhiên ở liều thông thường ảnh hưởng không có ý nghĩa.
  • Loratadin:
    • Thuốc ức chế CYP3P4, CYP2D6: Tăng nồng độ Loratadin, do đó tăng các tác dụng phụ. Ketoconazol, Erythromycin, Cimetidin: Làm tăng nồng độ Loratadin trong huyết tương.
  • Dextromethorphan HBr:
    • Rượu: Tăng tác dụng an thần của thuốc này.
    • Các thuốc IMAOs, thuốc chống trầm cảm, thuốc SSRIs: Nguy cơ xảy ra hội chứng Serotonin dẫn đến thay đổi trạng thái tinh thần, cơn rùng mình, run, tăng huyết áp, rung giật cơ, tăng phản xạ, bồn chồn, toát mồ hôi.
    • Các thuốc ức chế CYP2D6 như Fluoxetin, Methadon, Paroxetin, Quinidin,... làm tăng nồng độ của Dextromethorphan, làm tăng các tác dụng không mong muốn của thuốc (như mất ngủ, kích động, rung, tiêu chảy, nhầm lẫn, suy hô hấp) và phát triển hội chứng Serotonin.
    • Quinidin: Tăng nồng độ lên gấp 20 lần Dextromethorphan trong huyết tương làm tăng tác dụng phụ về rối loạn hệ thần kinh trung ương của thuốc này.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.

7. Cách bảo quản thuốc Rmekol extra

Bảo quản thuốc ở dưới 40 độ C, tốt nhất là 15 - 30 độ C, tránh để đông lạnh dung dịch hoặc dịch treo uống.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

46 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan