Công dụng thuốc Ravastel 10

Ravastel 10mg là thuốc được chỉ định trong điều trị tăng cholesterol máu nguyên phát hoặc rối loạn lipid máu hỗn hợp (loại llB) và tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử.

1. Thuốc Ravastel 10 là thuốc gì?

Thuốc Ravastel 10 là thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính là Rosuvastatin 10mg.

Đặc tính dược lực học:

Rosuvastatin là một chất ức chế chọn lọc và cạnh tranh trên men HMG-CoA reductase, xúc tác quá trình chuyển đổi 3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzym A thành mevalonat. Vị trí tác động chính của hoạt chất Rosuvastatin là gan, từ đó làm giảm cholesterol.

Dược động học:

  • Hấp thu: Hoạt chất Rosuvastatin hấp thu không hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Ðộ sinh khả dụng tuyệt đối là khoảng 20%. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 5 giờ sau khi người bệnh uống thuốc.
  • Phân bố: Rosuvastatin được phân bố rộng rãi ở gan, đây là nơi chủ yếu tổng hợp cholesterol và thanh thải LDL-C. Thể tích phân bố của hoạt chất Rosuvastatin khoảng 134 L.
  • Chuyển hóa: Rosuvastatin được chuyển hóa chủ yếu bởi cytochrom P450 isoenzym CYP2C9. Thời gian bán thải huyết tương là khoảng 19 giờ. Thời gian bán thải không tăng khi người bệnh dùng liều cao hơn.
  • Thải trừ: Khoảng 90% liều Rosuvastatin được thải trừ ở dạng không đổi qua phân phần còn lại sẽ bài tiết ra nước tiểu.

2. Công dụng của thuốc Ravastel 10

Công dụng của thuốc Ravastel 10 trong điều trị tăng cholesterol huyết:

  • Thuốc Ravastel 10 hỗ trợ chế độ ăn kiêng ở người lớn và trẻ em 6 tuổi trở lên bị rối loạn lipid hỗn hợp (type IIb), tăng cholesterol máu nguyên phát (type IIa bao gồm tăng cholesterol huyết gia đình dị hợp tử) hoặc khi chế độ ăn và các biện pháp khác như tập thể dục không đáp ứng.
  • Hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng cũng như các biện pháp hạ lipid khác ở bệnh nhân có tình trạng tăng cholesterol huyết gia đình đồng hợp tử hoặc khi các biện pháp này không thích hợp.

Công dụng của thuốc Ravastel 10 đối với phòng ngừa biến cố tim mạch:

3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Ravastel 10

Dùng thuốc Ravastel 10 bằng đường uống với liều lượng tùy vào mục đích điều trị như sau:

Điều trị cho bệnh nhân tăng cholesterol huyết:

  • Liều khởi đầu khuyến cáo là 5 mg hoặc 10 mg x 1 lần/ ngày, tăng đến liều 20 mg x 1 lần/ ngày sau 4 tuần nếu thật sự cần thiết. Việc lựa chọn liều khởi đầu cần phải lưu ý đến mức cholesterol của người bệnh, nguy cơ tim mạch sau này cũng như khả năng xảy ra các tác dụng không mong muốn. Cần có sự theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa khi bắt đầu dùng liều 40 mg cho bệnh nhân.

Phòng ngừa biến cố tim mạch:

  • Liều thường dùng là 20 mg Ravastel mỗi ngày.

Trẻ em từ 6 - 17 tuổi:

  • Ở trẻ em bị tăng cholesterol huyết gia đình đị hợp tử, liều thuốc Ravastel 10 khởi đầu thông thường là 5 mg/ ngày.
  • Ở trẻ em 6 - 9 tuổi bị tăng cholesterol huyết gia đình dị hợp tử, liều thường dùng là 5 - 10 mg/ ngày.
  • Đối với trẻ em 10 – 17 tuổi bị tăng cholesterol huyết gia đình dị hợp tử, liều Ravastel thường dùng là 5 - 20 mg/ ngày.

Ở nhóm đối tượng là trẻ em, nên chỉnh liều theo mức độ đáp ứng và dung nạp của từng cá nhân. Cần cho trẻ em thực hiện chế độ ăn kiêng ít cholesterol trước khi bắt đầu điều trị bằng Ravastel. Chế độ ăn kiêng này cũng nên được áp dụng trong quá trình điều trị bằng Ravastel.

4 Chống chỉ định sử dụng thuốc Ravastel 10 mg

Những đối tượng sau đây không được sử dụng thuốc Ravastel:

  • Quá mẫn với thành phần thuốc Ravastel;
  • Người có bệnh gan phát triển, kể cả tình trạng tăng transaminase huyết thanh kéo dài không rõ nguyên nhân và khi transaminase tăng hơn 3 lần giới hạn trên mức bình thường;
  • Bệnh nhân suy thận nặng;
  • Bệnh cơ;
  • Đang dùng thuốc Cyclosporin;
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú không được sử dụng thuốc Ravastel.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Ravastel 10 mg

  • Khi sử dụng thuốc ở bệnh nhân có tiền sử bệnh gan, cần thận trọng ở những người có yếu tố dễ tiêu cơ vân như suy thận, suy giáp, tiền sử bản thân hoặc gia đình có bệnh di truyền về cơ, người nghiện rượu hoặc trên 70 tuổi, các tình trạng gây tăng nồng độ thuốc trong máu và đang dùng đồng thời với Fibratem.
  • Ngưng dùng thuốc nếu nồng độ CK > 5 x ULN hoặc triệu chứng về cơ trở nên trầm trọng. Không nên dùng thuốc Ravastel khi có nhiễm khuẩn huyết, tụt huyết áp, đại phẫu, chấn thương, rối loạn điện giải và nội tiết tố hoặc co giật không kiểm soát được.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Ravastel cho người lái xe và vận hành máy móc.

6. Tương tác thuốc

Làm tăng nguy cơ tổn thương cơ khi sử dụng Ravastel đồng thời với các thuốc sau đây:

  • Gemfibrozil và các thuốc hạ cholesterol máu nhóm Fibrat;
  • Niacin ở liều cao (> 1 g/ ngày);
  • Thuốc Colchicin;
  • Thuốc điều trị viêm gan C và HIV có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương cơ, nghiêm trọng nhất là tiêu cơ vân, thận hư dẫn đến suy thận và thậm chí là tử vong. Do đó, khi dùng chung với các thuốc điều trị HIV, viêm gan C thì cần giới hạn liều Ravastel tối đa 10 mg một lần/ ngày;
  • Cyclosporin: Dùng đồng thời Ravastel với cyclosporin có thể làm tăng nồng độ trong máu của Rosuvastatin, vì thế nên dùng Ravastel ở liều 5 mg/ ngày;
  • Các chất đối kháng vitamin K, Gemfibrozil;
  • Thuốc kháng acid: Dùng Ravastel đồng thời với hỗn dịch thuốc kháng acid chứa nhôm và magnesi hydroxid sẽ làm giảm khoảng 50% nồng độ của Ravastel trong huyết tương;
  • Erythromycin: Dùng đồng thời Ravastel 10 mg với Erythromycin có thể làm giảm 20% AUC và 30% Cmax của Ravastel. Tương tác này có thể là do Erythromycin làm tăng nhu động của ruột;
  • Thuốc viên uống ngừa thai hoặc liệu pháp thay thế hormon (HRT);
  • Các thuốc khác:Các dữ liệu từ nghiên cứu về tương tác thuốc chuyên biệt cho thấy không có sự tương tác đáng kể về mặt lâm sàng khi dùng Ravastel chung với Digoxin hoặc Fenofibrat.

7. Tác dụng phụ của thuốc Ravastel

Khi sử dụng thuốc Ravastel 10 mg, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:

  • Rối loạn hệ miễn dịch: Các phản ứng quá mẫn (kể cả phù mạch);
  • Tác dụng phụ trên hệ thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt;
  • Rối loạn hệ tiêu hóa: Các triệu chứng thường gặp như táo bón, buồn nôn, đau bụng;
  • Rối loạn da và mô dưới da: Ngứa, phát ban và mày đay;
  • Rối loạn hệ cơ xương, mô liên kết và xương như đau cơ. Hiếm gặp hơn là bệnh cơ, tiêu cơ vân;
  • Các rối loạn tổng quát như suy nhược cơ thể.

Ngoài ra, người dùng thuốc còn có thể gặp các tác dụng không mong muốn khác như:

  • Suy giảm nhận thức như mất trí nhớ và lú lẫn;
  • Tăng đường huyết trong máu;
  • Tăng nồng độ HbA1c.

Thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ không mong muốn khác khi gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc.

Trên là những thông tin về công dụng, liều dùng và cách sử dụng thuốc Ravastel 10 mg. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan