Công dụng thuốc Pms-cedipect

Thuốc Pms-cedipect là một loại thuốc biệt dược giúp giảm các triệu chứng ho, long đờm được chỉ định dùng cho cả trẻ em và người lớn. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang mềm, rất dễ sử dụng. Theo dõi bài viết sau đây để viết công dụng, thành phần và cách dùng thuốc hiệu quả.

1. Thuốc Pms-cedipect là thuốc gì?

Thuốc Pms-cedipect là thuốc gì? Thuốc Pms – cedipect là thuốc long đờm giúp người bệnh giảm các triệu chứng ho. Thuốc được dùng cho cả trẻ em và người lớn các bệnh lý về đường hô hấp như cảm cúm, ho, sổ mũi,...

Thuốc Pms – cedipect được bào chế dưới dạng viên nang mềm dễ sử dụng và đem lại hiệu quả cao. Đây là thuốc kê đơn nên người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn có trong hộp thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.

Thuốc Pms-cedipect có hoạt chất chính là Glyceryl guaiacolat và Codein phosphat hemihydrat. Ngoài ra, trong thuốc Pms-cedipect còn chứa một số các tá dược khác vừa đủ trong một viên nang thuốc.

2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Pms – cedipect

2.1. Chỉ định

Thuốc Pms-cedipect có tác dụng gì? Nhờ những hoạt chất chính có trong thuốc nên dược phẩm này được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp sau đây:

  • Điều trị, giảm các triệu chứng ho
  • Giúp người bệnh làm loãng đờm, long đờm ra khỏi vùng hầu họng.

2.2. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Pms – cedipect trong những trường hợp sau đây:

  • Người bệnh bị quá mẫn với thành phần, tá dược trong thuốc thuốc Pms – cedipect
  • Trẻ em, trẻ nhỏ dưới 12 tuổi
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
  • Người mắc bệnh hen suyễn không được dùng thuốc Pms – cedipect
  • Chống chỉ định cho trẻ dưới 18 tuổi vừa thực hiện phẫu thuật cắt amidan
  • Bệnh nhân mắc các bệnh gan, suy hô hấp
  • Chống chỉ định điều trị giảm triệu chứng ho cho các bệnh nhân mắc các bệnh phế quản, nung mủ phổi cần thực hiện khạc mủ đờm.

Thông thường, nếu bệnh nhân bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc Pms – cedipect sẽ không được bác sĩ chỉ định dùng loại thuốc này. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp khác sẽ được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc các đơn thuốc mà bác sĩ kê đơn. Vì vậy, những chống chỉ định thuốc Pms – cedipect là những chống chỉ định tuyệt đối. Không vì bất cứ lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định thuốc Pms – cedipect có thể linh động được.

3. Cách dùng và liều lượng thuốc Pms – cedipect

3.1. Cách dùng

Trước khi sử dụng thuốc Pms – cedipect, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ tư vấn. Thuốc Pms – cedipect được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên được dùng bằng đường uống, bạn có thể uống thuốc với nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội. Khi uống thuốc Pms – cedipect, bạn nên để nguyên viên nang không được tách nang hay nhai thuốc tránh làm mất tác dụng của thuốc.

3.2. Liều lượng

Liều lượng thuốc Pms – cedipect tham khảo như sau:

  • Trẻ em và người lớn trên 12 tuổi: Liều lượng uống mỗi lần 1 viên và mỗi ngày uống từ 1 đến 3 lần.
  • Thời gian sử dụng thuốc Pms – cedipect trong vòng 07 ngày.

Cần lưu ý: Liều lượng thuốc Pms – cedipect trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn về cách dùng thuốc hiệu quả.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Pms – cedipect

Trong quá trình sử dụng thuốc Pms – cedipect, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Nếu đang sử dụng thuốc Pms – cedipect thì người bệnh cần kiêng sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích.
  • Người bệnh bị rối loạn chuyển hóa porphyrin cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc Pms – cedipect
  • Người bệnh bị suy giảm chức năng thận, chức năng gan
  • Trẻ em và trẻ nhỏ dưới 12 tuổi khi sử dụng thuốc Pms – cedipect phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.
  • Bệnh nhân nên uống nhiều nước khi uống thuốc
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Không sử dụng thuốc Pms-Cedipect ở những chị em phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Đối với người lái xe, vận hành máy móc: Thuốc Pms-Cedipect có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến thần kinh như: nhức đầu, chóng mặt... Những tác dụng phụ này làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung của người lái xe, vận hành máy móc. Do đó, cần hết sức chú ý.

5. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Pms – cedipect

Trong quá trình sử dụng thuốc Pms – cedipect, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ với tần suất như sau:

  • Tác dụng phụ thường gặp: Chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, choáng váng, hồi hộp...
  • Tác dụng phụ ít gặp: Nổi mày đay, đau dạ dày, co giật,

Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Pms – cedipect sẽ không xảy ra nếu người bệnh sử dụng thuốc ở liều thông thường. Tuy nhiên, nếu các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng hơn và không được liệt kê ở trên thì người bệnh cần ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế để gặp bác sĩ và tư vấn kịp thời.

6. Tương tác thuốc

Tương tác có thể xảy ra nếu người bệnh dùng đồng thời thuốc Pms-Cedipect cùng với một hoặc nhiều loại thuốc khác. Do đó, bạn cần chú ý:

  • Không sử dụng kết hợp đồng thời thuốc Pms-Cedipect cùng với thuốc Quinidin.
  • Kết hợp dùng thuốc Pms-Cedipect với aspirin có thể làm tăng tác dụng giảm đau của thuốc.

Để tránh các tương tác thuốc có thể xảy ra, người bệnh cần liệt kê các thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng đang sử dụng để bác sĩ có thể đưa ra những lời tư vấn sử dụng thuốc sao cho hiệu quả nhất.

7. Quá liều, quên liều và cách xử trí

Khi sử dụng quá liều thuốc, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nặng hơn so với các tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí là tử vong. Phương pháp xử trí là theo dõi sức khỏe của bệnh nhân một cách sát sao, đề phòng tình trạng xấu xảy ra với người bệnh.

Quên liều: Nếu người bệnh quên một liều thuốc thì cần bổ sung liều thuốc ngay, nếu quá giờ sử dụng thuốc từ 1-2 giờ. Người bệnh cần chú ý không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp. Nên đặt hẹn giờ uống thuốc để tránh việc quên liều.

Tóm lại, thuốc Pms-cedipect là một loại thuốc biệt dược giúp giảm các triệu chứng ho, long đờm được chỉ định dùng cho cả trẻ em và người lớn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến, sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

603 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Myltuss
    Công dụng thuốc Myltuss

    Thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, thuốc Myltuss là thuốc gì và có công dụng điều trị bệnh gì? Các thông tin và câu hỏi về thuốc Myltuss được cung cấp chi tiết và đầy đủ trong ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Vinacode
    Công dụng thuốc Vinacode

    Thuốc Vinacode là một loại thuốc thường được sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phế quản cấp và mạn tính. Vậy thuốc Vinacode là thuốc gì và cách sử dụng loại thuốc này như ...

    Đọc thêm
  • atunsyrup
    Công dụng thuốc Atunsyrup

    Atunsyrup được bào chế dưới dạng siro giảm ho dùng được cho cả trẻ em và người lớn. Vậy thuốc Atunsyrup nên được sử dụng như thế nào để có được hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị bệnh?

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Baxotris
    Công dụng thuốc Baxotris

    Baxotris thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp thường chỉ định điều trị các chứng ho do viêm họng, ho do lạnh, điều trị sưng phổi, co thắt phế quản,.... Cùng tìm hiểu công dụng của thuốc Baxotris ...

    Đọc thêm
  • lysopadol
    Công dụng thuốc Lysopadol

    Thuốc Lysopadol chứa hoạt chất Ambroxol Hydrochloride 20mg được chỉ định giảm đau trong viêm họng cấp. Cùng tìm hiểu về liều dùng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Lysopadol qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm