Công dụng thuốc Platra

Platra là một sản phẩm dược thường được chỉ định điều trị một số bệnh lý đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét tá tràng, viêm loét dạ dày. Trước khi sử dụng thuốc thì người bệnh cần nắm rõ những thông tin về thuốc dưới đây để đảm bảo an toàn khi dùng và đạt được hiệu quả tốt nhất.

1. Platra là thuốc gì?

Thuốc Platra của nhà sản xuất Acme Formulation Pvt. Ltd. Của Ấn Độ là sản phẩm dược thuộc nhóm thuốc thuốc đường tiêu hóa, danh mục thuốc kháng acid, chống trào ngược và chống loét với thành phần chính là hoạt chất Pantoprazole natri hàm lượng 40mg. Thuốc được chỉ định trong một số bệnh lý đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng.

Thuốc Platra được bào chế dạng viên nén bao tan trong ruột và đóng gói hộp 3 vỉ x 10 viên.

2. Công dụng thuốc Platra

2.1. Tác dụng thành phần thuốc

Pantoprazole là thuốc ức chế chọn lọc bơm proton do tác dụng chọn lọc trên thành của tế bào dạ dày, vì thế thuốc có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn các loại thuốc khác. Tỉ lệ làm liền sẹo (làm lành vết loét) ở dạ dày có thể đạt đến 95% sau 8 tuần dùng thuốc.

Thuốc rất ít ảnh hưởng đến sự bài tiết pepsin, khối lượng dịch vị, yếu tố nội dạ dày và sự co bóp của dạ dày.

2.2. Chỉ định

Thuốc Platra thường được chỉ định điều trị trong một số bệnh lý xảy ra ở đường tiêu hóa như:

2.3. Chống chỉ định

Thuốc không sử dụng (chống chỉ định) cho những trường hợp quá mẫn cảm với thành phần pantoprazole hoặc với các thành phần tá dược của thuốc, hay các dẫn xuất benzimidazol khác như esomeprazol, lansoprazol, omeprazole và rabeprazole,...

Ngoài ra, thuốc còn chống chỉ định đối với trẻ em dưới 18 tuổi.

3. Cách dùng - liều dùng

Platra là thuốc chỉ dùng theo đơn của bác sĩ và chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, vì thế, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

Liều dùng:

Liều dùng thuốc Platra sẽ tùy vào từng mục đích điều trị và tình trạng sức khỏe của người bệnh, diễn tiến của bệnh, cụ thể như là:

  • Loét tá tràng:
    • Uống 40mg/ lần/ngày và trong 2 - 4 tuần.
    • Để loại trừ Helicobacter pylori thì cần phối hợp pantoprazol với 2 kháng sinh trong điều trị trong 1 tuần.
  • Trào ngược dạ dày thực quản:
    • Uống 20 - 40mg 1 lần mỗi ngày trong 4 tuần, có thể bác sĩ kê tăng lên đến 8 tuần nếu thấy cần thiết. Ở những người vết loét thực quản không liền sau 8 tuần điều trị thì có thể kéo dài đợt điều trị lên tới 16 tuần.
    • Điều trị duy trì: Uống từ 20 - 40mg mỗi ngày.
  • Phối hợp kháng sinh điều trị H.p:
    • Phác đồ điều trị bao gồm: Pantoprazole uống 40mg, ngày 2 lần (vào buổi sáng và tối), clarithromycin 500mg ngày 2 lần và amoxicilin 1g ngày 2 lần hoặc metronidazol 400mg, ngày 2 lần.

Lưu ý: Liều dùng này chỉ mang chất tham khảo, còn liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng người bệnh, cũng như mức độ diễn tiến của bệnh. Vì vậy, để có liều dùng phù hợp thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.

Cách dùng:

  • Thuốc được bào chế dạng viên nén bao tan trong ruột nên được dùng theo đường uống. Uống 1 ngày 1 lần vào buổi sáng sau khi ăn sáng để tránh gây kích ứng dạ dày.
  • Nên uống thuốc nguyên viên, không được bẻ nhỏ, nghiền nát hay phân tán thuốc trước khi uống sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Nên uống thuốc với nước sôi để nguội hoặc nước lọc đã lọc tinh khiết, không nên uống thuốc với rượu, bia hay cà phê, nước uống có gas, nước ngọt đóng chai, nước hoa quả,... có thể sẽ ảnh hưởng đến công dụng thuốc.

4. Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Platra, người dùng có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn (ADR) như là:

  • Thường gặp: Chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, mày đay, ban da, khô miệng, buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ
  • Ít gặp: Suy nhược, chóng mặt, choáng váng, mất ngủ, ngứa, tăng enzym gan.

Cách xử trí ADR:

  • Khi gặp phải tác dụng phụ của thuốc thì người bệnh cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ được biết để được tư vấn biện pháp xử trí phù hợp hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để được xử trí.

5. Tương tác thuốc

  • Pantoprazol làm thay đổi sự hấp thu của thuốc Ketoconazol.
  • Pantoprazol được chuyển hóa ở gan là nhờ hệ enzym Cytochrom P450. Vì vậy, thuốc có khả năng tương tác với các thuốc được chuyển hóa bởi hệ enzym Cytochrom P450.
  • Trên lâm sàng chưa thấy tương tác đáng kể giữa pantoprazol với các thuốc: Cafein, carbamazepin, diazepam, digoxin, diclofenac, ethanol, metoprolol, glibenclamide, nifedipin, theophylline, phenytoin, warfarin và các thuốc tránh thai đường uống.
  • Pantoprazol không thấy tương tác với các loại thuốc kháng acid khi dùng đồng thời. Cũng không thấy tương tác của pantoprazol với các kháng sinh dùng phối hợp (amoxicillin, clarithromycin) để điều trị Helicobacter pylori.

Tốt hơn hết, để tránh tương tác thuốc thì người bệnh nên thông báo cho bác sĩ điều trị về các loại thuốc đang dùng để được tư vấn, chỉ định, điều chỉnh phù hợp nhất.

6. Lưu ý và thận trọng

Để sử dụng thuốc Platra đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất và an toàn nhất thì người bệnh cần thận trọng và lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

  • Thuốc chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ, vì thế cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý thay đổi liều lượng, cách dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Việc dùng thuốc trong thời gian kéo dài và dùng liều cao thì có thể tăng nhẹ nguy cơ gãy xương cổ tay, xương hông, xương sống. Vì thế, nếu bệnh nhân có nguy cơ loãng xương thì cần phải bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D, cũng như cần được chăm sóc theo hướng dẫn.
  • Đã có báo cáo về hạ magnesi huyết trên bệnh nhân điều trị với các thuốc ức chế bơm proton (trong đó bao gồm pantoprazol) trong ít nhất 1 năm. Vì thế, cần đo nồng độ magnesi ở bệnh nhân cần điều trị lâu dài hoặc dùng thuốc ức chế bơm proton với các thuốc gây hạ magnesi huyết.
  • Trước khi dùng pantoprazol và các thuốc ức chế bơm proton khác cho người loét dạ dày thì cần phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày vì thuốc có thể làm chậm chẩn đoán ung thư.
  • Cần thận trọng khi dùng pantoprazol ở người bị bệnh gan, tránh dùng khi bị xơ gan hoặc suy gan nặng.
  • Dùng thuốc thận trọng ở người suy thận và người cao tuổi.
  • Phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc, ngoại trừ trường hợp thật sự cần thiết phải dùng theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.
  • Thuốc có thể đi vào trong sữa mẹ nên phụ nữ đang cho con bú không nên dùng thuốc hoặc nếu phải dùng thì cần ngưng cho con bú để đảm bảo an toàn cho con.
  • Không dùng thuốc cho người lái xe, vận hành máy móc bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ choáng váng và rối loạn thị giác gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc.

7. Quên liều, quá liều

  • Quên liều: Uống ngay khi nhớ ra càng sớm càng tốt nhưng nếu gần với liều kế tiếp thì dùng liều kế tiếp theo đúng kế hoạch mà có thể bỏ qua liều quên. Không được dùng gấp đôi liều đã quy định để tránh quá liều hoặc làm gia tăng tác dụng phụ.
  • Quá liều: Các triệu chứng của tình trạng quá liều có thể là: Giãn mạch, nhịp tim hơi nhanh, ngủ gà, nhìn mờ, đau thần kinh, lú lẫn, buồn nôn và nôn, đau bụng. Khi có tình trạng quá liều thì cần tiến hành rửa dạ dày và điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ.

Trong trường hợp khẩn cấp và nguy hiểm thì cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được cấp cứu và xử trí kịp thời.

8. Bảo quản thuốc

  • Nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo có nhiệt độ dưới 30 độ C và tránh ánh nắng mặt trời, tránh ẩm. Để thuốc tránh xa tầm nhìn và tầm với của trẻ nhỏ để tránh trẻ nghịch vào và uống phải thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Đối với thuốc không còn sử dụng thì cần được tiêu hủy an toàn, không được vứt thuốc vào toilet hay xả dưới vòi nước sinh hoạt của gia đình.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Platra mà người bệnh cần phải nắm rõ khi được chỉ định dùng thuốc. Để từ đó sử dụng một cách an toàn và đạt được kết quả điều trị bệnh tốt nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan