Công dụng thuốc Parasorb

Parasorb là thuốc gì? Thực tế, Parasorb nằm trong nhóm thuốc giảm đau hạ sốt không chứa steroid, có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin nhưng lại không có tác dụng kháng viêm. Thuốc Parasorb không được dùng cùng với các thuốc khác cũng có thành phần là paracetamol vì có thể gây quá liều.

1. Parasorb là thuốc gì?

Paracetamol trong thuốc Parasorb có tác dụng giảm đau hạ tương tự như aspirin và có thể thay thế aspirin. Tuy nhiên, paracetamol lại không có đặc tính kháng viêm.

Parasorb được bào chế dưới dạng viên nén và được dùng trong các trường hợp giảm đau từ nhẹ đến vừa như đau răng, đau họng, đau sau khi nhổ răng, đau nửa đầu, đau đầu, đau bụng kinh, đau nhức toàn thân (do cảm cúm hoặc cảm lạnh), đau sốt sau khi chủng ngừa. Ngoài ra, Parasorb cũng được dùng để hạ sốt.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Parasorb

Parasorb được dùng theo đường uống, uống thuốc cùng với nước và có thể uống thuốc trong hoặc ngoài bữa ăn. Liều dùng được khuyến cáo như sau:

  • Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: 1 - 2 viên/lần, 4 - 6 giờ dùng lại nếu cần nhưng không được vượt quá liều tối đa là 8 viên/ngày (chia 4 lần).
  • Trẻ 7 - 12 tuổi: 1 viên/lần, 4 - 6 giờ dùng lại nếu cần nhưng không được vượt quá liều tối đa là 4 viên/ngày (chia 4 lần).

Lưu ý, không được dùng Parasorb cùng với các thuốc khác có chứa paracetamol để tránh tình trạng quá liều. Ngoài ra, khi dùng thuốc nên dùng đúng liều mà bác sĩ đã chỉ định, không được dùng quá liều thuốc.

Quá liều Parasorb xảy ra khi dùng liều cao liên tục hoặc dùng 1 lần duy nhất từ 30 viên trở lên. Quá liều có thể gây đau bụng, buồn nôn, nôn và thậm chí có thể gây xanh tím da và niêm mạc, suy gan, vàng da, rối loạn ý thức.

Trong trường hợp quá liều Parasorb, người bệnh cần được giải độc bằng acetylcystein hoặc methionin. Tốt nhất là nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay để được xử trí kịp thời, nếu để lâu (36 giờ sau khi uống thuốc) gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và khó hồi phục.

3. Tác dụng phụ của thuốc Parasorb

Parasorb thường được dung nạp tốt nên nếu gặp tác dụng phụ thì hầu hết các triệu chứng đều ở mức độ nhẹ và thoáng. Trong một số trường hợp ít khi xảy ra, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

Nếu thấy có bất kỳ biểu hiện lạ nào sau khi dùng thuốc Parasorb, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ.

4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Parasorb

  • Không dùng Parasorb ở người bị quá mẫn với thành phần của thuốc, người bị bệnh gan hoặc bệnh thận mức độ nặng, người bị thiếu hụt men G6PD.
  • Người bị thiếu máu mãn tính, mắc bệnh gan, thận, thói quen thường xuyên uống rượu hoặc nghiện rượu cần thận trọng khi dùng Parasorb.
  • Trong quá trình dùng thuốc Parasorb, không được phối hợp với các loại thuốc khác hoặc chế phẩm khác cũng có thành phần paracetamol, có thể dẫn đến tình trạng quá liều hoặc ngộ độc thuốc.
  • Người bệnh dùng thuốc Parasorb nói riêng và các chế phẩm có chứa paracetamol nói chung cần được cảnh báo về các phản ứng trên da nghiêm trọng mặc dù rất ít xảy ra như hội chứng Lyell, hội chứng Steven-Johnson, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính, hội chứng hoại tử da nhiễm độc. Nếu thấy có biểu hiện nổi ban trên da hoặc phản ứng quá mẫn, người bệnh cần ngừng dùng thuốc ngay và báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con cho bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc Parasorb.
  • Dùng Parasorb liều cao và liên tục cùng với thuốc chống đông máu coumarin hay các dẫn chất indandion có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông với mức độ nhẹ.
  • Nếu dùng Parasorb để hạ sốt và kết hợp với các liệu pháp hạ thân nhiệt khác hoặc phenothiazin có thể gây hạ sốt mạnh.
  • Tăng nguy cơ gây độc tính cho gan nếu dùng Parasorb cùng với thuốc chống co giật, thuốc chống lao. Để không gây độc cho gan, cần ngừng dùng paracetamol khi dùng các loại thuốc đã nêu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

40 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan