Công dụng thuốc Panticlar

Thuốc Panticlar thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, có tác dụng điều trị các bệnh loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc Panticlar được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ.

1. Thuốc Panticlar là thuốc gì?

Thuốc Panticlar có thành phần chính là hoạt chất Pantoprazole, Tinidazole, Clarithromycin và các tá dược khác vừa đủ. Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén, đóng gói thành hộp x 7 vỉ, mỗi vỉ gồm 2 viên pantoprazol, 2 viên tinidazol và 2 viên clarithromycin.

2. Công dụng thuốc Panticlar

Cơ chế hoạt động: thuốc giúp ức chế đặc hiệu và không hồi phục bơm proton do có tác dụng chọn lọc trên thành tế bào dạ dày nên Panticlar có tác dụng điều trị nhanh và hiệu quả hơn các thuốc khác với tỉ lệ làm lành vết loét có thể đạt 95% sau 8 tuần sử dụng dụng. Ngoài ra, thuốc ít khi ảnh hưởng đến khối lượng dịch vị, sự bài tiết pepsin, yếu tố nội dạ dày và sự co bóp dạ dày.

2.1 Công dụng - chỉ định

Thuốc Panticlar được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

2.2 Chống chỉ định

Thuốc Panticlar chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp: Người có tiền sử bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần Pantoprazole, Tinidazole, Clarithromycin có trong thuốc.

3. Cách dùng và liều dùng thuốc Panticar

Cách dùng: Thuốc Panticlar được điều chế dưới dạng viên nén nên được sử dụng bằng đường uống trực tiếp cùng với một lượng nước vừa đủ. Tránh sử dụng chung với các loại chất lỏng khác như rượu bia, đồ uống có ga hoặc nhai, nghiền nhỏ viên thuốc để không làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt chất có trong thuốc. Người bệnh nên sử dụng thuốc trước bữa ăn sáng 1 tiếng. Nếu sử dụng thuốc để điều trị vi khuẩn Helicobacter pylori, người bệnh cần uống viên Panticlar thứ hai trước bữa tối.

Liều dùng:

Liều dùng khuyến cáo cho những người bị loét dạ dày tá tràng, người bị dương tính với virus Helicobacter pylori cần thực hiện việc diệt vi khuẩn bằng trị liệu phối hợp. Người bệnh có thể tham khảo các sơ đồ phối hợp sau:

  • Phác đồ 1: dùng liều 1 viên Pantoprazole + 1000mg amoxicillin + 500mg Clarithromycin/2 lần/ngày, dùng liên tục trong vòng 7 ngày.
  • Phác đồ 2: dùng liều 1 viên Pantoprazole + 500mg Metronidazol + 500mg Clarithromycin/2 lần/ngày, dùng liên tục trong vòng 7 ngày.
  • Phác đồ 3: dùng liều 1 viên Pantoprazole + 1000mg amoxicillin + 500mg Metronidazol/2 lần/ngày, dùng liên tục trong vòng 7 ngày.

Liều dùng đối với người bị suy gan nặng: cần giảm liều xuống 1 viên, 2 ngày/lần. Ngoài ra, người bệnh cần được theo dõi thường xuyên enzym gan trong liệu trình sử dụng thuốc. Nếu lượng enzym gan tăng, nên ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức. Không được sử dụng quá 40mg Panticlar/ngày cho người có tuổi hoặc bị suy thận.

Trong trường hợp quên liều: người bệnh không nên dùng liều bù vào lúc muộn trong ngày, bỏ qua liều quên và tiếp tục sử dụng liều bình thường vào ngày hôm sau trong quá trình dùng thuốc điều trị.

Trong trường hợp quá liều: Hiện nay chưa có báo cáo nghiên cứu về những triệu chứng khi sử dụng thuốc Panticlar quá liều ở người. Tuy nhiên, nếu phát hiện ra mình sử dụng thuốc quá liều và xuất hiện các triệu chứng bất thường nghi do dùng thuốc, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về số lượng thuốc mà mình đã sử dụng và tình trạng hiện tại của bản thân để được xử lý bằng các quy tắc giải độc thông thường và an toàn.

4. Tác dụng phụ của thuốc Panticlar

Trong quá trình sử dụng thuốc, ngoài công dụng chính mà Panticlar mang lại, người dùng còn có thể gặp phải một số triệu chứng không mong muốn sau:

  • Các triệu chứng thường gặp: gây nhức đầu, tiêu chảy nhẹ
  • Các triệu chứng ít gặp: buồn nôn, nôn, đau bụng trên, đầy hơi, choáng váng, ban da, ngứa
  • Các triệu chứng hiếm gặp: sốt, viêm tĩnh mạch huyết khối, phù nề

Lưu ý: Nếu người dùng gặp phải các triệu chứng kể trên hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác, cần thông báo cho bác sĩ để có được lời khuyên về cách điều trị hoặc thay đổi liều lượng thuốc.

5. Tương tác với thuốc Panticlar

Khi sử dụng thuốc Panticlar, người dùng cần lưu ý về một số tương tác giữa thuốc với các thuốc khác sau:

  • Với các thuốc mà mức độ hấp thu phụ thuộc vào pH như ketoconazole: Pantoprazole có thể gây giảm độ hấp thụ của các loại thuốc này.
  • Tương tác với các loại thuốc như carbamazepine, caffeine, diazepam, digoxin, diclofenac, metoprolol, phenprocoumon, phenytoin, warfarin và các loại thuốc tránh thai dùng bằng đường uống.
  • Không tương tác với các thuốc kháng acid trị đau dạ dày khi kết hợp đồng thời
  • Không tương tác với các loại kháng sinh như clarithromycin, metronidazol, amoxicillin khi sử dụng đồng thời trong việc điều trị tiêu diệt virus Helicobacter pylori.

Cách xử trí: Để làm giảm tối đa các tương tác giữa thuốc Panticlar với các loại thuốc khác, tránh các phản ứng tương tác không may xảy ra. Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng mà mình đang sử dụng để có được liệu trình điều trị hiệu quả nhất.

6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Panticlar

Trước khi sử dụng thuốc Panticlar, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Trước khi sử dụng Paticlar, người bệnh cần phải loại trừ các nguy cơ ác tính.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho những người bị suy gan nặng
  • Với những người phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ, cần hạn chế sử dụng, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết khi mà lợi ích của thuốc Panticlar mang lại nhiều hơn rủi ro xảy ra để đảm bảo được sự an toàn cho sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người dùng hiểu được thuốc Panticlar là thuốc điều trị các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, điều trị diệt vi khuẩn Helicobacter pylori hiệu quả nếu biết cách sử dụng đúng liều và đúng quy định.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

131 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Omicap
    Công dụng thuốc Omicap

    Thuốc Omicap hiện nay được lưu hành trên thị trường ở 2 dạng, Omicap-20 có thành phần chính trong mỗi viên thuốc là 20mg omeprazol và Omicap-kit chứa phối hợp 3 loại thuốc trong cùng 1 vỉ bao gồm: 1 ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc opeclari 250
    Công dụng thuốc opeclari 250

    Thuốc Opeclari 250 là thuộc nhóm kháng sinh Macrolid thế hệ mới, chứa thành phần chính là Clarithromycin. Thuốc được dùng trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc PymeClarocil
    Công dụng thuốc PymeClarocil

    Thuốc PymeClarocil là một kháng sinh đường uống với thành phần chính là Clarithromycin, được chỉ định dùng trong nhiễm khuẩn do các loại vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này gây ra.

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Claroma
    Công dụng thuốc Claroma

    Thuốc Claroma là sản phẩm thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh do vi rút, vi khuẩn và nấm tấn công. Với những loại thuốc này bạn nên tham khảo thêm thông tin từ bác sĩ trước khi ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Sanclary
    Công dụng thuốc Sanclary

    Sanclary là biệt dược của kháng sinh Clarithromycin, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về công dụng, liều dùng, tác dụng phụ và những lưu ý khi dùng thuốc Sanclary qua bài ...

    Đọc thêm