Công dụng thuốc Oratid

Thuốc Oratid có chứa thành phần chính Cefaclor, đây là kháng sinh bán tổng hợp, thuộc nhóm Cephalosporin, dùng đường uống. Thuốc Oratid được chỉ định trong điều trị viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

1. Công dụng thuốc Oratid là gì?

1.1. Oratid là thuốc gì?

Oratid là loại thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc được sản xuất tại XL Laboratories Pvt, Ltd - ẤN ĐỘ và đăng ký bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO).

Thuốc được bào chế ở dạng Viên nang - 500mg và đóng gói dạng hộp 2 vỉ (PVC trong/nhôm) x 10 viên hoặc hộp 2 vỉ (nhôm/nhôm) x 10 viên.

1.2. Thuốc Oratid có tác dụng gì?

Chỉ định sử dụng thuốc Oratid trong trường hợp:

Chống chỉ định sử dụng thuốc Oratid trong trường hợp:

  • Người bệnh có những tiền sử mẫn cảm với các kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc.

2. Cách sử dụng của thuốc Oratid

2.1. Cách dùng thuốc Oratid

Thuốc Opevalsart được dùng theo đường uống.

2.2. Liều dùng của thuốc Oratid

  • Người lớn: 500mg x 2 lần/ ngày. Viêm niệu đạo do lậu cầu ở nam và nữ liều duy nhất là 3g + 1g Probenecid. Tối đa là 4g/ ngày.
  • Trẻ em: 20mg/ kg/ ngày, chia 3 lần. Nặng hơn thì uống 40 mg/ kg/ ngày chia ra nhiều lần. Tối đa 1g trên ngày.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Oratid:

  • Trong trường hợp quên liều thuốc Oratid thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Oratid đã quên và sử dụng liều mới.
  • Khi sử dụng thuốc Oratid quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Oratid

  • Khi sử dụng Oratid dài ngày có thể làm cho phát triển quá mức các chủng không nhạy cảm. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận. Nếu như bị bội nhiễm, cần phải có những biện pháp điều trị cho thích hợp.
  • Cần cẩn thận khi dùng Oratid cho người bệnh có chức năng thận bị suy giảm nặng. Vì thời gian bán hủy của Cefaclor ở người bệnh vô niệu là 2,3 đến 2,8 giờ, nên thường không phải điều chỉnh liều đối với người bệnh suy thận nặng hoặc trung bình. Vì chưa có nhiều kinh nghiệm trong lâm sàng đối với việc sử dụng Cefaclor cho các trường hợp này, nên cần phải theo dõi trên lâm sàng và kết quả xét nghiệm thật cẩn thận.
  • Nên cần phải thận trọng khi kê đơn kháng sinh cho người có bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm kết tràng.
  • Sử dụng thuốc Oratid cho trẻ em: Hiện tại thì về tính an toàn và hiệu quả của Oratid ở những trẻ em dưới 1 tháng tuổi thì vẫn chưa được biết.
  • Có những báo cáo cho thấy là tác dụng kháng đông tăng khi dùng đồng thời Oratid và các chất kháng đông đường uống.
  • Tính gây đột biến và ung thư, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Hiện nay vẫn chưa có các nghiên cứu để xác định tính gây đột biến và ung thư của Oratid. Những nghiên cứu về khả năng sinh sản cho thấy rằng không có bằng chứng hay dấu hiệu tổn hại ở khả năng sinh sản.
  • Thận trọng khi dùng Oratid với người bệnh dị ứng với penicilin vì có mẫn cảm chéo.
  • Phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú nếu muốn dùng thuốc Oratid thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng.

4. Tác dụng phụ của thuốc Oratid

Sau đây là các tác dụng phụ có liên quan đến việc dùng thuốc Oratid:

  • Những phản ứng quá mẫn với thuốc Oratid đã được báo cáo xuất hiện trong khoảng 1,5% người bệnh, dưới dạng nổi ban dạng sởi (1 trên 100 trường hợp). Mề đay, ngứa, phản ứng Coombs dương tính xảy ra với tỉ lệ thấp hơn khi chưa đến 1 trên 200 trường hợp cho mỗi loại.
  • Những trường hợp thường xuất hiện phản ứng giống với bệnh huyết thanh đã được báo cáo trong những trường hợp khi sử dụng Oratid. Những đặc trưng của phản ứng này bao gồm hồng ban đa dạng, nổi ban, viêm khớp hoặc đau khớp, có bị sốt hoặc là không sốt. Những phản ứng này khác với bệnh về huyết thanh cổ điển ở chỗ hiếm khi là kèm theo bị nổi hạch bạch huyết và protein niệu, không có phức hợp miễn dịch ở trong máu và không để lại các di chứng. Ðôi khi có từng triệu chứng riêng lẻ, nhưng đó không phải là biểu hiện của những phản ứng giống như bệnh huyết thanh.
  • Trong khi những cuộc nghiên cứu kỹ càng thêm nữa vẫn đang được tiến hành thì phản ứng giống bệnh huyết thanh như là do phản ứng quá mẫn và thường hay xảy ra hơn trong khi và sau khi điều trị Oratid lần 2 (hay các lần sau nữa).
  • Những phản ứng quá mẫn thường nặng hơn của thuốc Oratid gồm hội chứng Stevens-Johnson, phản ứng phản vệ và hoại tử biểu bì nhiễm độc hiếm khi xảy ra. Triệu chứng giống như choáng phản vệ có thể biểu hiện như: Phù (phù mặt và chi), phù mạch, mệt mỏi, ngất, khó thở, dị cảm hoặc giãn mạch. Phản ứng phản vệ có thể sẽ xảy ra phổ biến hơn ở người bệnh có tiền sử về dị ứng penicillin. Những phản ứng quá mẫn có thể sẽ kéo dài trong khoảng vài tháng nhưng có thể rất hiếm.
  • Triệu chứng tiêu hóa thường xảy ra trong khoảng 2,5% người bệnh, thường là tiêu chảy (1 trên 70 trường hợp).
  • Những tác dụng khác cho thấy là liên quan đến việc trị liệu bằng kháng sinh gồm chứng tăng bạch cầu ưa eosine (1 trên 50 người bệnh), viêm âm đạo và ngứa bộ phận sinh dục.
  • Các bất thường sẽ tạm thời về những xét nghiệm lâm sàng cũng đã báo cáo dù nguyên nhân chưa được xác định là rõ ràng như: Tăng nhẹ AST (SGOT), phosphatase kiềm (1 trên 40), creatinine huyết thanh (ít hơn 1 trên 500), tăng nhẹ BUN hoặc là kết quả nước tiểu bất thường (ít hơn 1 trên 200).
  • Một số Oratid có thể gây ra bộc phát cơn động kinh, đặc biệt là ở những người bệnh suy thận khi không được giảm liều. Nếu mà xuất hiện cơn động kinh thì nên ngưng thuốc. Có thể là điều trị chống co giật nếu như trên lâm sàng thấy thật cần thiết.

Tác dụng phụ của Oratid có thể sẽ không giống nhau tùy vào cơ địa của mỗi người. Thông báo cho các bác sĩ các tác dụng không mong muốn khi gặp phải trong lúc đang dùng thuốc.

5. Tương tác thuốc Oratid

Oratid tương tác với những thuốc khác:

  • Nếu dùng đồng thời Oratid và Warfarin thì hiếm khi gây ra tăng thời gian prothrombin và cần điều chỉnh liều nếu như cần thiết.
  • Thuốc Probenecid làm tăng nồng độ của Oratid trong huyết thanh.
  • Oratid dùng với những thuốc kháng sinh như Aminoglycosid hay là thuốc lợi niệu Furosemid có thể làm tăng độc tính đối với thận.

Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Oratid thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Oratid phù hợp.

6. Cách bảo quản thuốc Oratid

  • Thuốc Oratid nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, khoảng từ 59 độ cho đến 86 độ F (15 độ đến 30 độ C).
  • Khi cất thuốc Oratid thì nên vặn nắp thật chặt và lắc kỹ trước khi sử dụng. Có thể cất thuốc Oratid trong vòng 14 ngày mà hiệu lực sẽ giảm không đáng kể.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Oratid, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Oratid là thuốc kê đơn, bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

58 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Haginir 100
    Công dụng thuốc Haginir 100

    Thuốc Haginir 100 được bào chế dưới dạng viên nang cứng với thành phần chính là Cefdinir. Thuốc được dùng để điều trị nhiều bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra tại hệ hô hấp, hệ bài tiết, ngoài ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • sagafixim 200
    Công dụng thuốc Sagafixim 200

    Thuốc Sagafixim 200 được sử dụng điều trị vấn đề liên quan đến nhiễm trùng hay viêm gây ra. Khi sử dụng thuốc bạn có thể gặp một vài phản ứng phụ ngoài ý muốn. Tuy nhiên nếu nắm rõ ...

    Đọc thêm
  • Miarotin
    Công dụng thuốc Miarotin

    Thuốc Miarotin thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, có tác dụng điều trị các cơn đau do co thắt cơ trơn như co thắt dạ dày, hội chứng ruột kích thích, cơn đau quặn mật, ... Thuốc Miarotin được sử ...

    Đọc thêm
  • cefurimaxx
    Công dụng thuốc Cefurimaxx

    Thuốc Cefurimaxx thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Vậy thuốc Cefurimaxx có tác dụng gì và cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng tìm hiểu thông tin về ...

    Đọc thêm
  • Capime 1g
    Công dụng thuốc Capime 1g

    Thuốc Capime 1g được bào chế dưới dạng bột pha tiêm với thành phần chính là Cefepime hydrochloride tương đương Cefepime 1g và tá dược. Vậy thuốc Capime 1g có tác dụng gì và cách sử dụng loại thuốc này ...

    Đọc thêm