Công dụng thuốc Nuradre

Nuradre là thuốc kê đơn được chỉ định trong đơn trị liệu động kinh cục bộ có hay không kèm theo các cơn toàn thể thứ phát cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Ngoài ra, thuốc cũng có thể được dùng điều trị hỗ trợ động kinh cục bộ ở trẻ em từ 3 tuổi hoặc đau do viêm các dây thần kinh ngoại biên.

1. Thuốc Nuradre là thuốc gì?

Thuốc Nuradre có thành phần chính là Gabapentin hàm lượng 400mg, bào chế dạng viên nang.

Gabapentin là một chất đồng loại về mặt cấu trúc với acid gamma - aminobutyric(GABA). Nhưng nó lại không phải là một chất có tác dụng đồng vận hay đối kháng của thụ thể GABA. Các nghiên cứu in vitro sử dụng thuốc Gabapentin đánh dấu bằng các chất phóng xạ đã cho thấy có một vị trí gắn peptid mới ở mô não chuột, gồm vùng vỏ não mới và ở vùng chân hải mã, đặc tính này có thể có liên quan đến tác dụng chống co giật của thuốc.

Gabapentin giúp làm giảm nhẹ sự phóng thích các chất dẫn truyền thần kinh có cấu trúc monoamin trên in vitro. Trên động vật, Gabapentin có thể đi vào não dễ dàng và ngăn ngừa các cơn động kinh do bị sốc điện hay các tác nhân hóa học khác.

2. Công dụng thuốc Nuradre

Thuốc Nuradre được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Đơn trị liệu trong điều trị động kinh cục bộ có hay không kèm theo các cơn toàn thể thứ phát ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
  • Điều trị hỗ trợ động kinh cục bộ có hoặc không có kèm theo các cơn toàn thể thứ phát ở trẻ em từ 3 tuổi.
  • Điều trị tình trạng đau do viêm các dây thần kinh ngoại biên (sau bệnh zona, đái tháo đường...) hay đau thần kinh tọa... cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên.

Không dùng thuốc Nuradre cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với Gabapentin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

3. Liều dùng của thuốc Nuradre

Cách dùng: Thuốc Nuradre được chỉ định dùng bằng đường uống. Có thể uống thuốc này trong hoặc ngoài bữa ăn.

Liều dùng:

Chống động kinh đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

  • Liều có hiệu quả thường dùng là từ 900mg - 1800mg mỗi ngày. Có thể khởi đầu với viên nang với hàm lượng 300mg hoặc 400mg, 3 lần ở ngày đầu. Hoặc dùng 300mg - 400mg, 1 lần trong ngày đầu tiên; 300mg - 400mg, dùng 2 lần trong ngày thứ 2; 300mg - 400mg, 3 lần trong ngày thứ 3.
  • Sau đó có thể tăng liều từng nấc để đạt hiệu quả điều trị thông thường là 900 – 1800mg, tối đa dùng thuốc này không quá 2400mg/ ngày chia làm 3 lần uống, khoảng cách mỗi lần không quá 12 giờ. Khi dùng liều cao có thể chia làm 4 lần uống. Có một số ít trường hợp dùng với liều 3600mg/ ngày cũng được sử dụng trong một thời gian tương đối ngắn có thể dung nạp tốt.

Đối với người suy thận: Cần chỉnh liều dùng cho những bệnh nhân suy thận tuỳ theo độ thanh thải creatinin như sau:

  • Độ thanh thải creatinin 50 - 70ml/ phút, tổng liều là 600 - 1200mg, chia 3 lần.
  • Độ thanh thải Creatinin 30 - 49ml/ phút, uống 300 - 600mg, chia làm 3 lần dùng.
  • Độ thanh thải creatinin 15 - 29ml/ phút, uống ngày 300mg, chia 3 lần
  • Độ thanh thải creatinin < 15ml/ phút, Uống 300mg cách ngày 1 lần, chia 3 lần.
  • Đối với người thẩm phân lọc máu: Liều nạp ban đầu là 300 - 400mg sau đó cần giảm xuống 200 - 300mg sau mỗi 4 giờ thẩm phân.

Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi:

  • Ngày đầu tiên: Uống 10mg/ kg/ ngày, chia 3 lần.
  • Ngày thứ hai: Uống 20mg/ kg/ ngày, chia 3 lần.
  • Ngày thứ ba: Uống 25mg - 35mg/ ngày, chia làm 3 lần.
  • Liều duy trì là 900mg/ ngày đối với trẻ cân nặng từ 26kg - 36kg và uống 1200mg/ ngày đối với trẻ cân nặng từ 37kg - 50kg. Tổng liều dùng trong ngày thường được chia làm 3 lần uống.

Trẻ em từ 3 - 6 tuổi:

  • Liều đầu tiên: Uống 10mg - 15mg/ kg/ ngày, chia 3 lần. Sau đó có thể tăng liều lên trong 3 ngày để có thể đạt liều 25 - 30mg/ kg/ ngày đối với trẻ 3 - 4 tuổi hoặc 25 - 30mg/ ngày cho trẻ 5 tuổi. Tổng liều dùng trong ngày được chia uống 3 lần.

Điều trị đau thần kinh ở bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên: Liều dùng không quá 1800mg/ ngày, chia làm 3 lần, cách xác định liều khởi đầu tương tự như liều trị động kinh ở người lớn. Sau đó có thể tăng liều lên đến tối đa 1800mg/ ngày.

Quá liều:

  • Chưa có báo cáo ngộ độc cấp của thuốc này gây đe dọa tính mạng với liều lên đến 49g. Các triệu chứng quá liều bao gồm chóng mặt, nhìn đôi, nói khó, buồn ngủ, ngủ lịm và tiêu chảy nhẹ. Điều trị hỗ trợ có thể giúp phục hồi hoàn toàn.

4. Tác dụng phụ của thuốc Nuradre

Khi sử dụng thuốc Nuradre bạn có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn:

  • Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, ngủ gà, run rẩy, rung giật nhãn cầu.
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Đau cơ, tăng cân, lú lẫn, trầm cảm.
  • Giảm thị lực, nhìn đôi, ho, viêm họng, viêm mũi.
  • Ban da, trứng cá.

Khi gặp phải các tác dụng phụ của thuốc, cần phải ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

5. Những điều cần lưu ý của thuốc Nuradre

  • Trước khi sử dụng thuốc bạn cần thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng thuốc và các bệnh lý kèm theo.
  • Gabapentin có thể được dùng phối hợp với các thuốc có tác dụng chống động kinh khác mà không cần quan tâm đến sự thay đổi của nồng độ Gabapentin hay nồng độ của các thuốc chống động kinh khác trong huyết tương.
  • Mọi sự giảm liều, ngưng sử dụng thuốc hay thay thế bằng các loại thuốc chống co giật khác cần phải được tiến hành một cách từ từ trong ít nhất 1 tuần để có thể tránh xảy ra các cơn động kinh liên tục cho bệnh nhân do ngưng thuốc đột ngột.
  • Mỗi ngày bạn nên dùng thuốc vào cùng một thời gian để có thể duy trì nồng độ Nuradre trong máu được ổn định.
  • Sử dụng thận trọng thuốc Nuradre cho những người có tiền sử rối loạn tâm thần, người suy thận, người thẩm phân máu hay vận hành tàu xe hoặc máy móc.
  • Thời kỳ mang thai: Chỉ được sử dụng thuốc này cho phụ nữ mang thai khi lợi ích điều trị mang lại vượt trội hơn những rủi ro tiềm tàng trên thai nhi.
  • Thời kỳ cho con bú: Thuốc này có thể đi vào sữa mẹ, sự ảnh hưởng trên trẻ bú mẹ chưa được biết rõ. Do đó chỉ nên dùng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ cho con bú khi thật cần thiết.

6. Tương tác thuốc

  • Dùng đồng thời với các thuốc kháng acid chứa muối nhôm và muối magnesi có thể làm giảm sinh khả dụng của Gabapentin khoảng 20%, do đó nên dùng thuốc cách xa nhau ít nhất khoảng 2 giờ.
  • Sự thanh thải của Gabapentin qua thận không bị ảnh hưởng bởi thuốc Probenecid.
  • Cimetidin có thể làm giảm nhẹ sự thanh thải của Gabapentin nhưng không có ý nghĩa lâm sàng.

Hy vọng, với những thông tin trên bạn đã biết thuốc Nuradre có tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào. Lưu ý đây là thuốc kê đơn, người bệnh không tự ý sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Gabalept 300
    Công dụng thuốc Gabalept 300

    Thuốc Gabalept 300 có thành phần chính là hoạt chất Gabapentin với hàm lượng 300mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị động kinh cục bộ ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Xcopri
    Công dụng thuốc Xcopri

    Thuốc Xcopri là thuốc được dùng trong điều trị co giật ở những bệnh nhân động kinh cục bộ. Thuốc này cũng như các loại thuốc chống động kinh khác, có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ ở ...

    Đọc thêm
  • usarpeti
    Công dụng thuốc Usarpeti

    Thuốc Usarpeti là thuốc gì? Usarpeti có thành phần chính là Gabapentin, được sử dụng trong điều trị bệnh động kinh và đau thần kinh. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng, cách dùng và những lưu ý ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Cadamide
    Công dụng thuốc Cadamide

    Thuốc Cadamide là thuốc kê đơn, có thể dùng điều trị đơn liều hoặc phối hợp để điều trị bệnh động kinh. Để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng thuốc Cadamide, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Kusapin
    Công dụng thuốc Kusapin

    Thuốc Kusapin là thuốc thuộc nhóm hướng tâm thần, có thành phần chính là Oxcarbazepine. Thuốc được chỉ định đầu tay trong đơn trị liệu hoặc kết hợp trong những cơn động kinh cục bộ, động kinh toàn thể nguyên ...

    Đọc thêm