Công dụng thuốc Mucapten

Mucapten thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, điều trị gout và các bệnh xương khớp, được bào chế ở dạng dung dịch tiêm truyền. Thành phần chính của thuốc Mucapten là Paracetamol, được chỉ định điều trị các chứng đau vừa và nhẹ kèm theo sốt. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc Mucapten có thể gặp một số tác dụng phụ không như buồn nôn và nôn, viêm chỗ tiêm... Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Mucapten người bệnh cần tìm hiểu thông tin một cách kỹ lưỡng.

1. Mucapten là thuốc gì?

Thành phần thuốc Mucapten là Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt không steroid, một chất chuyển hoá hoạt tính của Phenacetin hữu hiệu có thể sử dụng thay thế Aspirin. Mặc dù vậy, thuốc Mucapten không có hiệu quả trong điều trị viêm.

Paracetamol với liều điều trị nhỏ có thể tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid base, không gây kích ứng, chảy máu dạ dày. Những hợp chất này không tác dụng trên tiêu hóa hoặc thời gian chảy máu.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Mucapten

Thuốc Mucapten chỉ định điều trị trong các cơn đau vừa và nhẹ có thể kèm theo cả sốt. Bao gồm đau đầu, đau răng, đau bụng kinh. Thuốc có hiệu quả nhất là khi giảm đau với cường độ thấp có nguồn gốc không phải là nội tạng. Thuốc không có tác dụng trị thấp khớp và có thể thay thế Salicylat để giảm đau, hạ sốt. Thành phần của thuốc Mucapten được sử dụng để giảm thân nhiệt ở người sốt, không ảnh hưởng đến tiến trình cơ bản của bệnh nhưng có thể che lấp tình trạng bệnh của người bệnh.

Mucapten chống chỉ định với những trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc các trường hợp người bệnh bị thiếu máu nhiều lần, bệnh tim, phổi, thận hoặc gan, những người bị thiếu hụt glucose 6 phosphat dehydrogenase.

3. Liều lượng và cách thức sử dụng thuốc Mucapten

Thuốc Mucapten được chỉ định trong tiếp bắp và tiêm tĩnh mạch. Với người lớn liều khuyến nghị sử dụng thuốc Mucapten là 1 đến 2 gam/ lần, nếu cần lặp liều thì 2 liều nên cách nhau 4 giờ, sử dụng liều tối đa là 6 gam/ ngày.

Tiêm bắp ở dạng sâu và chậm, tiêm tĩnh mạch trong 2 phút, truyền tĩnh mạch với 125ml NaCl 0.9% hoặc glucose 5% trong 15 phút. Khoảng cách giữa 2 lần tiêm tối tiểu là 4 giờ.

Trường hợp điều trị suy thận nên thực hiện khoảng cách giữa 2 lần tiêm tối tiểu là 8 giờ.

Điều trị có trẻ em có cân nặng trên 17kg và khoảng 4 tuổi trở lên liều lượng sử dụng thuốc Mucapten là 30mg/kg/lần và nếu cần lặp lại liều thì cần cách nhau tối tiểu là 6 tiếng, liều Mucapten sử dụng tối đa cho trẻ là 120mg/kg/ngày.

Cần lưu ý: Liều điều trị với thuốc Mucapten theo khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Mucapten, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Mucapten

Thuốc Mucapten có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì tác dụng phụ của thuốc Mucapten có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.

Một số tác dụng phụ thường gặp do Mucapten gây ra bao gồm: Buồn nôn và nôn, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nổi mụn... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Mucapten. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Mucapten có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.

Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Mucapten có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Mucapten hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Ban da và phản ứng dị ứng, mày đay, tổn thương niêm mạc, giảm bạch cầu trung tính/ tiểu cầu/ toàn thể huyết cầu, rối loạn tạo máu, thiếu máu, bệnh thận độc tính thận khi lạm dụng thuốc dài ngày.... thì người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc Mucapten và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Mucapten gồm:

  • Đối với phụ nữ đang mang thai và nuôi con bú nên thận trọng khi sử dụng Mucapten, nếu có thể thì nên tránh sử dụng thuốc này. Người bệnh cần được tư vấn sử dụng Mucapten từ bác sĩ, đồng thời phân tích kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc.
  • Thuốc Mucapten có thể thay đổi khả năng hoạt động cũng như gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ. Vì vậy, để tránh tình trạng tương tác thuốc Mucapten người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ danh sách thuốc sử dụng trước đó, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, thảo dược,...
  • Khi sử dụng Mucapten cần lưu ý các các biểu hiện dị ứng với thuốc. Người bệnh cần báo bác sĩ các phản ứng gặp phải để có thể điều trị kịp thời.
  • Thuốc Mucapten có thể khiến cho người bệnh có cảm giác chóng mặt, đau đầu. Vì vậy, những người thực hiện vận hành máy móc hoặc lái xe nên chú ý khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Mucapten, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Mucapten là thuốc kê đơn nên người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

153 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan