Công dụng thuốc Moxydar

Thuốc Moxydar là một loại thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý đường tiêu hóa. Vậy tác dụng thuốc Moxydar là gì, cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

1. Tác dụng thuốc Moxydar

Thuốc Moxydar thuộc nhóm thuốc kháng acid, chống trào ngược và chống loét. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính trong mỗi gói thuốc là:

  • Aluminium hydroxide 500mg;
  • Magnesium hydroxide 500mg;
  • Aluminium phosphate 300mg.

Moxydar là sản phẩm kết hợp ba thành phần khoáng chất có tác dụng kháng acid cùng với một thành phần có nguồn gốc từ thực vật có tính kháng acid nhẹ và nó có tính đệm giữa 11 và 1 để chuẩn bị hình thành hỗn dịch.

Thuốc Moxydar có các đặc tính sau đây:

  • Tính kháng acid chủ yếu do tính đệm trên một quãng pH rộng với 3 vùng pH chủ yếu đó là 3.5, 2.0-1.5, 1.0.
  • Thuốc có khả năng hấp thụ các muối mật và lysolecithin trong môi trường kiềm ở đường ruột.
  • Tác dụng chống loét.

Thuốc Moxydar được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị triệu chứng đau trong các bệnh lý ở thực quản, dạ dày, tá tràng;
  • Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.

Thuốc Moxydar chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Suy thận nặng;
  • Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Moxydar

Thuốc Moxydar được sử dụng bằng đường uống, hòa tan một viên thuốc trong nửa ly nước trước khi uống.

Liều dùng thuốc Moxydar cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, liều thuốc tham khảo cho các trường hợp cụ thể như sau:

Điều trị triệu chứng đau trong các bệnh lý thực quản, dạ dày, tá tràng:

  • Sử dụng 01 viên khi có cơn đau, không quá 4 lần mỗi ngày.

Điều trị triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản:

  • Trong giai đoạn tấn công: Sử dụng liều 1 viên x 3 lần mỗi ngày sau 3 bữa ăn và 1 viên bổ sung khi đau, uống thuốc trong 4 đến 6 tuần.
  • Trong điều trị duy trì: Sử dụng liều 1 viên khi có cơn đau.

Nếu bạn quên một liều thuốc Moxydar, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu đã gần với thời điểm sử dụng liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm bình thường như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định để bù cho liều thuốc đã quên.

3. Tác dụng phụ của thuốc Moxydar

Trong quá trình sử dụng thuốc Moxydar, bạn có thể gặp các tác dụng phụ của thuốc như:

  • Tiêu chảy;
  • Táo bón;
  • Mất phospho trong trường hợp sử dụng thuốc Moxydar kéo dài hoặc liều dùng cao.

Trong quá trình sử dụng thuốc Moxydar, nếu bạn nhận thấy cơ thể xuất hiện những phản ứng bất thường, hoặc những phản ứng có khả năng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bạn cần ngưng sử dụng thuốc.

Cùng với đó bạn cần nhanh chóng báo cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hướng xử lý kịp thời.

4. Tương tác thuốc Moxydar với các loại thuốc khác

Để đề phòng, bạn nên uống thuốc Moxydar cách xa một số thuốc khác. Nếu có thể, nên uống thuốc Moxydar cách xa hơn 2 giờ với thời điểm uống các loại thuốc sau:

  • Kayexalate. Sử dụng đồng thời làm giảm khả năng gắn kết resin vào kali, cùng với nguy cơ nhiễm kiềm chuyển hóa trên bệnh nhân suy thận;
  • Thuốc kháng sinh chống lao như Ethambutol, Isoniazid;
  • Kháng sinh nhóm cyclin;
  • Kháng sinh nhóm lincosamid;
  • Kháng sinh nhóm fluoroquinolone;
  • Thuốc kháng histamin;
  • Atenolol;
  • Metoprolol;
  • Propranolol;
  • Chloroquine;
  • Diflunisal;
  • Digitalis;
  • Digoxin;
  • Diphosphonate;
  • Sắt;
  • Florua natri;
  • Glucocorticoid;
  • Indomethacin;
  • Ketoconazole;
  • Lansoprazole;
  • Thuốc an thần kinh phenothiazin;
  • Penicillamine.

Khi uống thuốc Moxydar cùng lúc với các loại thuốc này sẽ làm giảm hấp thu những thuốc này ở đường tiêu hóa.

Sử dụng phối hợp thuốc Moxydar với Salicylate làm tăng bài tiết salicylat ở thận do kiềm hóa nước tiểu.

Trên đây là công dụng, liều dùng thuốc Moxydar. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa hiệu quả điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

43K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan