Công dụng thuốc Mianpangic

Thuốc Mianpangic có thành phần chính thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và được sử dụng để điều trị cơn đau nhẹ đến trung bình như viêm xương khớp, đau sau phẫu thuật, đau cấp tính bao gồm đau cơ và đau lưng, đau răng và đau bụng kinh.

1. Thuốc Mianpangic là thuốc gì?

Thuốc Mianpangic là thuốc gì? Mianpangic có thành phần chính là Acid mefenamic 250mg, thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Mianpangic thường bác sĩ chỉ định sử dụng để giảm các chứng đau của cơ thể và các chứng đau do thần kinh từ nhẹ đến trung bình như đau do chấn thương, nhức đầu, đau nửa đầu, đau sau sinh, đau sau phẫu thuật, đau răng, đau và sốt theo sau các chứng viêm, đau bụng kinh, chứng rong kinh kèm với đau do co thắt hay đau hạ vị.

Cơ chế hoạt động: Thành phần Acid mefenamic có hoạt tính kháng viêm, giảm đau và hạ sốt. Nó hoạt động bằng cách ngừng sản xuất chất gây đau, sốt và viêm của cơ thể bằng cách ngăn chặn sự tổng hợp của prostaglandin và giải phóng chất này trong suốt quá trình điều trị viêm.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Mianpangic

Cách dùng: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng và sử dụng bằng đường uống, sau khi ăn để tránh ảnh hưởng không tốt đến dạ dày và ruột.

Liều lượng thuốc:

Liều dùng được kê sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh và mức độ hấp thụ thuốc của cơ thể. Để giảm nguy cơ xuất huyết dạ dày và các tác dụng phụ khác, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên dùng thuốc Mianpangic ở liều thấp nhất và dùng trong thời gian ngắn nhất có thể. Bệnh nhân không tự ý tăng liều thuốc lên hoặc dùng trong thời gian dài hơn so với quy định.

Liều thông thường áp dụng từ 250 mg - 500 mg x 3 lần/ngày. Các đợt trị liệu bằng thuốc Mianpangic không nên kéo dài quá 7 ngày.

Chống chỉ định:

  • Không dùng cho bệnh nhân bị mắc suy thận và suy gan
  • Không dùng cho người bệnh bị dị ứng với thành phần Acid mefenamic hay bất kỳ thành phần nào của thuốc Mianpangic.
  • Axit mefenamic được chống chỉ định ở những người đã có tiền sử phản ứng quá mẫn với thuốc này hoặc với các NSAID khác (ví dụ như aspirin ) với các biểu hiện như mày đay và hen suyễn.
  • Không dùng thuốc với những người bị loét dạ dày tá tràng hoặc viêm mãn tính của đường tiêu hóa, suy tim; sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

3. Quá liều và biện pháp xử lý

Quá liều: Các triệu chứng của quá liều bao gồm suy thận, gặp các vấn đề về đường tiêu hóa hay chảy máu, phát ban, lú lẫn, ảo giác, chóng mặt, co giật và mất ý thức.

Biện pháp điều trị: Đa số các trường hợp xử lý quá liều sẽ được điều trị bằng cách gây nôn, rửa dạ dày, kiểm soát chất điện giải.

4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Mianpangic

  • Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và khó tiêu; nổi ban, ngứa, nhức đầu, chóng mặt, trầm cảm và giảm bạch cầu tạm thời.
  • Các tác dụng phụ nghiêm trọng tiềm ẩn có thể bao gồm thủng đường tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng, nôn ra máu, phản ứng da (phát ban, ngứa, sưng tấy; trong một số trường hợp hiếm gặp là hoại tử biểu bì nhiễm độc.
  • Trường hợp bệnh nhân đang bị bệnh hen suyễn khi sử dụng thuốc có thể khiến cho bệnh suyễn trầm trọng hơn.
  • Với người bệnh bị động kinh khi dùng liều cao, thuốc có thể dẫn đến co giật, do đó nên tránh dùng trong trường hợp người bệnh động kinh.

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Mianpangic

  • Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có sử dụng rượu và thuốc lá hàng ngày có thể gây chảy máu dạ dày, tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày. Do đó cần hạn chế rượu, hút thuốc trong thời gian này.
  • Thận trọng sử dụng thuốc ở người cao tuổi, do có nhiều nguy cơ bị chảy máu dạ dày và ruột, gặp các vấn đề về thận, tình trạng đau tim và đột quỵ khi sử dụng thuốc này.
  • Với phụ nữ có thai: Tất cả các loại thuốc chống viêm không steroid đều gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến thai nhi và gây ra các vấn đề như chuyển dạ, thiếu nước ối. Do đó, mà Mianpangic không được khuyến khích sử dụng cho thai kỳ từ 20 tuần cho đến khi sinh.
  • Với phụ nữ đang cho con bú: Thuốc có thể bài tiết trong sữa mẹ, do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu mình bị hoặc đã từng mắc bệnh về hen suyễn, đặc biệt nếu người bệnh thường xuyên gặp tình trạng nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi hoặc polyp mũi (sưng bên trong mũi); suy tim; sưng bàn tay, bàn chân, mắt cá chân.

6. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:

  • Warfarin: Dùng kết hợp với các thuốc chống đông, Acid mefenamic làm tăng phản ứng phụ không mong muốn.
  • Ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm: Trong thời gian sử dụng thuốc, Mianpangic có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bilirubin trong nước tiểu.
  • Ciclosporin và Tacrolimus: Mianpangic có thể làm tăng độc tính trên thận của ciclosporin và tacrolimus.
  • Thuốc hạ huyết áp: Khi kết hợp với thuốc hạ huyết áp như thuốc ức chế men chuyển, thuốc sartan và thuốc lợi tiểu có thể làm giảm hiệu quả cũng như tăng nguy cơ nhiễm độc trên thận.
  • Abacavir: Axit mefenamic có thể làm giảm tốc độ bài tiết của Abacavir, điều này có thể dẫn đến nồng độ trong huyết thanh cao hơn
  • Abametapir: Nồng độ trong huyết thanh của axit Mefenamic có thể được tăng lên khi nó được kết hợp với Abametapir
  • Abatacept: Sự chuyển hóa của axit Mefenamic có thể được tăng lên khi kết hợp với Abatacept
  • Abiraterone: Nồng độ trong huyết thanh của axit Mefenamic có thể được tăng lên khi nó được kết hợp với Abiraterone
  • Abatacept: Sự chuyển hóa của axit Mefenamic có thể được tăng lên khi kết hợp với Abatacept
  • Acebutolol: Axit mefenamic có thể làm giảm hoạt động hạ huyết áp của Acebutolol: Mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ có thể tăng lên khi axit Mefenamic được kết hợp với Aceclofenac
  • Aceclofenac: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của các tác dụng ngoại ý có thể tăng lên khi axit Mefenamic được kết hợp với Aceclofenac
  • Acenocoumarol: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của chảy máu và xuất huyết có thể tăng lên khi axit Mefenamic được kết hợp với Acenocoumarol
  • Acetohexamide: Khả năng liên kết với protein của Acetohexamide có thể bị giảm khi kết hợp sử dụng với thành phần axit Mefenamic.
  • Axit acetylsalicylic: Hiệu quả điều trị của axit Acetylsalicylic có thể giảm khi sử dụng kết hợp với axit Mefenamic.

Thuốc Mianpangic có thành phần chính thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và được sử dụng để điều trị cơn đau nhẹ đến trung bình. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Nguồn tham khảo: webmd.com

29 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan