Công dụng thuốc Mepatyl

Thuốc Mepatyl được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng tai ngoài hay còn gọi là viêm tai ngoài, thuộc nhóm thuốc dùng điều trị tai, mắt, mũi họng. Vậy thuốc Mepatyl có tác dụng gì?

1. Công dụng thuốc Mepatyl

Thuốc Mepatyl hay còn được gọi là acid axetic thuộc nhóm thuốc điều trị mắt, tai, mũi họng, có tác dụng trong điều trị nhiễm trùng ngoài tai hay viêm tai ngoài. Bên cạnh những công dụng đó, thuốc Mepatyl có thể còn được sử dụng điều trị một số bệnh lý khác mà không được liệt kê ở trên. Do vậy, trước khi sử dụng thuốc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và sử dụng thuốc hiệu quả.

2. Cách sử dụng thuốc Mepatyl

Thuốc Mepatyl được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ tai, nên được sử dụng bằng cách nhỏ từ 3-5 giọt, ngày 3-4 lần. Đối với trẻ em trên 3 tuổi nhỏ từ 3-4 giọt mỗi lần, ngày 3-4 lần. Để có được hiệu quả điều trị tốt nhất cần loại bỏ bất kỳ ráy tai trước khi sử dụng thuốc, chèn bông được thấm đẫm dung dịch thuốc sau khi chèn bằng cách nhỏ thêm dung dịch vào bông. Giữ cho bông trong tai ít nhất 24 giờ và giữ ấm bằng cách nhỏ thêm 3-5 giọt sau từ 4-6 giờ. Sau 24 giờ cần gỡ bông và tiếp tục nhỏ thêm 5 giọt vào mỗi bên tai. Cần lưu ý không được chạm đầu nhỏ giọt vào tai hay bất kỳ bề mặt nào có thể gây ra nhiễm khuẩn. Hãy lau sạch đầu nhỏ giọt bằng khăn giấy sạch, không rửa lại với nước hoặc xà phòng.

Sử dụng thuốc Mepatyl thường xuyên để có được nhiều lợi ích nhất từ nó. Để sử dụng thuốc an toàn hãy uống thuốc Mepatyl theo đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không sử dụng quá liều, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định. Tuyệt đối không tự ý tăng liều lượng của thuốc hay lạm dụng thuốc quá lâu trong thời gian dài. Điều này không làm cho tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng không mong muốn.

3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Mepatyl

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Mepatyl bao gồm:

  • Nóng trong ống tai tạm thời
  • Đau tai
  • Ngứa thoáng qua
  • Sưng bên trong hoặc quanh tai

Trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích và hiệu quả mà thuốc Mepatyl đem lại nhiều hơn nguy cơ mắc tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số trường hợp khi dùng Mepatyl vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn. Vì vậy, khi xuất hiện những triệu chứng bất thường, đặc biệt là khi xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng với những dấu hiệu kèm theo như nóng đỏ, sưng đau trong tai. Trong trường hợp này, người bệnh cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được can thiệp ngay lập tức.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Mepatyl

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Mepatyl bao gồm:

  • Thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử dị ứng với Mepatyl hay bất kỳ dị ứng nào khác. Mepatyl có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Thông báo các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm, thuốc nhuộm hay chất bảo quản.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc Mepatyl với bệnh nhân thủng màng nhĩ, trẻ em dưới 3 tuổi.
  • Không sử dụng thuốc nếu đã quá 7 ngày mở nắp
  • Nếu cơn đau xuất hiện trong thời gian dùng thuốc hoặc có triệu chứng xấu đi sau 48 giờ hoặc tình trạng thính giác trở nên suy yếu cần dừng nhỏ thuốc và tới cơ sở y tế.
  • Thuốc Mepatyl có chứa benzalkonium clorid, do vậy có thể gây kích ứng và phản ứng da.

Hãy bổ sung lại liều thuốc đã quên trong thời gian sớm nhất có thể. Tuy nhiên, nếu thời gian bạn nhớ ra gần với thời gian của liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng thuốc như lịch trình ban đầu. Không được tự ý bổ sung gấp đôi liều dùng thuốc nhiều hơn so với phác đồ điều trị. Sử dụng thuốc quá liều Mepatyl có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, nôn, đau bụng, suy nhược cơ thể,...

5. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc Mepatyl, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc khác mà bạn đang dùng. Khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ không nên tự ý dừng, bắt đầu hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào.

6. Cách bảo quản thuốc Mepatyl

Bảo quản thuốc Mepatyl ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và tránh những nơi ẩm ướt. Không bảo quản Mepatyl ở nơi ẩm thấp hay trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có những cách bảo quản khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc Mepatyl trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Để thuốc Mepatyl tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi trong gia đình.

Tóm lại, thuốc Mepatyl có tác dụng trong điều trị nhiễm trùng tai ngoài hay còn gọi là viêm tai ngoài. Tuy nhiên, Mepatyl có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc, vì vậy hãy thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng để giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ và đồng thời làm tăng hiệu quả cho quá trình điều trị.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan