Công dụng thuốc Leranis

Thuốc Leranis là một loại viên uống tránh thai dành cho phụ nữ. Trong một vỉ thuốc 28 viên sẽ 2 loại đó là viên màu trắng và viên màu nâu, thành phần chính của 2 loại này khác nhau. Vậy thuốc Leranis có tác dụng gì và cách sử dụng thuốc như thế nào?

1. Thuốc Leranis có tác dụng gì?

Thuốc Leranis là một loại viên uống tránh thai dành cho phụ nữ. Thành phần công thức thuốc Leranis như sau:

  • Mỗi viên nén bao phim màu trắng có chứa thành phần chính là: Levonorgestrel 0,15mg và Ethinylestradiol 0,03mg
  • Mỗi viên nén bao phim màu nâu có chứa thành phần chính là: Sắt fumarat 75mg.

Levonorgestrel là một dạng progestin tổng hợp có tác dụng làm dày lớp niêm dịch cổ tử cung, khiến cho tinh trùng không thể xâm nhập. Đồng thời ngăn ngừa sự tăng sinh của lớp nội mạc tử cung, khiến cho trứng có được thụ tinh cũng không thể làm tổ được. Ở liều cao, hoạt chất này có tác dụng ức chế sự rụng trứng do làm giảm lượng hormone LH ở giữa chu kỳ kinh nguyệt.

Ethinylestradiol có tác dụng làm tăng estradiol trong huyết tương, làm giảm nồng độ FSH và LH, gây ức chế tiêu xương do tế bào hủy xương, làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần và lipoprotein tỷ trọng thấp, đồng thời làm tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao trong huyết thanh, bảo tồn chức năng biểu mô và có tác dụng bảo vệ tử cung.

Sự kết hợp của 2 hoạt chất này giúp cho hiệu quả tránh thai được cao hơn.

Sắt fumarat là nguồn sắt dễ hấp thu nhất khi điều trị thay thế, đây là dạng muối sắt với một acid hữu cơ, ít gây kích ứng đường tiêu hóa. Cung cấp sắt cần thiết cho thể trong quá trình tạo hemoglobin, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Leranis

Thuốc Leranis được chỉ định trong các trường hợp sau:

Leranis chống chỉ định trong các trường hợp sau:

Viên màu trắng:

  • Phụ nữ cho con bú: Dưới 6 tuần sau khi sinh.
  • Tiền sử bị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch hoặc có các yếu tố nguy cơ của tình trạng này.
  • Tiền sử hoặc đang bị rối loạn huyết khối động mạch như tai biến mạch máu não, bệnh động mạch vành; hoặc có các tiền triệu chứng như là đau thắt ngực, thiếu máu cục bộ thoáng qua.
  • Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên hút trên 15 điếu thuốc mỗi ngày.
  • Tăng huyết áp nặng không kiểm soát.
  • Rối loạn đông máu
  • Huyết khối ở van tim
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Tiền sử bị đau nửa đầu có triệu chứng thần kinh khu trú.
  • Đái tháo đường có các biến chứng về mạch máu.
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Sự có mặt của một yếu tố nguy cơ nghiêm trọng hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ gây huyết khối động mạch hay tĩnh mạch.
  • Tiền sử hoặc đang bị bệnh gan nặng mạn tính hoặc cấp tính, các chỉ số đánh giá chức năng gan không trở về mức bình thường.
  • Tiền sử hoặc đang bị u gan.
  • Đang bị hoặc nghi ngờ bị ung thư vú hoặc khối u ác tính phụ thuộc estrogen.
  • Ra máu âm đạo không rõ nguyên nhân.
  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Viên màu nâu:

  • Tiểu ra hemoglobin vào ban đêm.
  • Nhiễm hemosiderin.
  • Nhiễm sắc tố sắt mô.
  • Loét dạ dày thể hoạt động
  • Truyền máu lặp lại
  • Viêm ruột
  • Viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Bệnh thiếu máu không phải nguyên nhân do thiếu sắt.
  • Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Leranis trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang cho con bú từ tuần thứ 6 đến dưới 6 tháng sau khi sinh.
  • Sau khi sinh (đối với phụ nữ không cho con bú): Dưới 21 ngày.
  • Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên và hút dưới 15 điếu thuốc mỗi ngày.
  • Bệnh tim mạch.
  • Tăng huyết áp kiểm soát được.
  • Tăng lipid máu.
  • Đau nửa đầu
  • Tiền sử ung thư vú không có triệu chứng bệnh trong 5 năm trở lại.
  • Đái tháo đường.
  • Bệnh túi mật
  • Bệnh ứ mật
  • Viêm gan siêu vi cấp tính hoặc bùng phát.

Cần ngừng dùng thuốc Leranis ngay trong các trường hợp sau:

  • Xuất hiện chứng đau nửa đầu ở bệnh chưa từng bị bệnh này.
  • Chứng đau nửa đầu sẵn có trở nên trầm trọng hơn.
  • Bất kỳ cơn đau đầu nào có tần suất bất thường hoặc nghiêm trọng.
  • Bất kỳ rối loạn thị giác cấp tính nào.
  • Nghi ngờ huyết khối hoặc nhồi máu cơ tim gồm có các triệu chứng bất thường hoặc sưng chân, đau nhói khi hít thở, ho dai dẳng hoặc ho ra máu, đau hoặc tức ngực.
  • Tăng huyết áp đáng kể.
  • Vàng da.
  • Trầm trọng thêm các tình trạng được biết khi sử dụng thuốc.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Leranis

Thuốc Leranis được sử dụng bằng đường uống. Liều dùng thuốc cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, liều thuốc thông thường như sau:

  • Tránh thai: Uống 1 viên mỗi ngày, lần lượt theo chiều mũi tên trên vỉ thuốc cho đến hết. Cần uống thuốc vào một thời điểm nhất định trong ngày để giữ khoảng cách giữa các lần uống thuốc khoảng 24 giờ. Bắt đầu uống thuốc vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi ngày uống 1 viên thuốc màu trắng trong 21 ngày. Sau đó mỗi ngày uống 1 viên màu nâu trong 7 ngày. Sau khi uống hết vỉ thuốc cần chuyển sang vỉ thuốc mới, không được nghỉ ngày nào, kể cả đang còn trong giai đoạn hành kinh.
  • Lạc nội mạc tử cung: Sử dụng 2 viên/ngày.
  • Đau bụng kinh do co thắt, căng thẳng tiền kinh nguyệt: Sử dụng như mực đích tránh thai.
  • Chảy máu tử cung: Sử dụng liều 2 viên/ngày, dùng theo chu kỳ như là dùng thuốc để tránh thai. Trong 1 hoặc 2 chu kỳ đầu có thể uống 4 viên nếu cần.
  • Cấp cứu trường hợp chảy máu tử cung cấp: Sử dụng liều ban đầu là 4 viên, nếu cần có thể dùng tới 4 - 8 viên/ngày.

Xử trí trường hợp quên uống viên thuốc Leranis màu trắng:

  • Nếu bạn quên uống thuốc < 12 giờ so với giờ uống thuốc hàng ngày, bạn nên uống viên thuốc bị quên ngay khi nhớ ra. Sau đó uống các viên thuốc tiếp theo như bình thường.
  • Nếu bạn đã quên uống thuốc quá 12 giờ so với giờ uống thuốc hàng ngày, nên uống thuốc bị quên ngay khi nhớ ra, thậm chí ngay cả trường hợp phải uống 2 viên thuốc trong 1 ngày. Sau đó tiếp tục uống thuốc như thường lệ. Đồng thời sử dụng các biện pháp tránh thai khác như bao cao su trong vòng 7 ngày tiếp theo.

Quá liều thuốc Leranis có thể gây buồn nôn và rong kinh. Điều trị theo triệu chứng và theo dõi bệnh nhân tích cực.

4. Tác dụng phụ của thuốc Leranis

4. 1. Tác dụng phụ của viên thuốc Leranis màu trắng

Tác dụng phụ rất thường gặp của viên thuốc Leranis màu trắng gồm có:Đau đầu; Âm đạo ra máu đột ngột/rỉ máu.

Tác dụng phụ thường gặp của viên thuốc Leranis màu trắng gồm có: Viêm âm đạo, trầm cảm, lo lắng, thay đổi ham muốn, chóng mặt, đau ngực, căng tức ngực, vú to thêm...

Tác dụng phụ ít gặp của viên thuốc màu trắng gồm có: Thay đổi sự thèm ăn, tiêu chảy, phát ban, mày đay

Tác dụng phụ hiếm gặp của viên thuốc Leranis màu trắng gồm có: Phản ứng phản vệ, phù mạch di truyền trầm trọng, thay đổi dung nạp glucose, kích ứng kính áp tròng, thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch và động mạch....

Tác dụng phụ rất hiếm gặp của viên thuốc Leranis màu trắng gồm có: Ung thư cổ tử cung, Ung thư vú, Lupus ban đỏ hệ thống trầm trọng, rối loạn chuyển hóa porphyrin trầm trọng....

4. 2. Tác dụng phụ của viên thuốc Leranis màu nâu

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng viên thuốc Leranis màu nâu bao gồm: Đau thượng vị, táo bón, tiêu chảy...

Trong quá trình sử dụng thuốc Leranis, nếu bạn thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn cần báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

5. Tương tác của thuốc Leranis với các loại thuốc khác

  • Sử dụng Leranis cùng với Paracetamol làm cho paracetamol bị đào thải nhanh hơn và tác dụng giảm đau của thuốc có thể bị giảm, đồng thời làm tăng hấp thu ethinylestradiol từ ruột khoảng 20%.
  • Sử dụng thuốc Leranis cùng với các chất cảm ứng enzym gan như thuốc điều trị bệnh động kinh, an thần (phenytoin, barbiturat, primidone, phenobarbital, carbamazepine), bệnh lao (rifampicin) và thuốc kháng sinh (griseofulvin) có thể làm tăng nguy cơ chảy máu bất thường và giảm tác dụng tránh thai.
  • Sử dụng Leranis cùng với các thuốc kháng sinh (như ampicilin, tetracyclin, penicilin) có thể làm giảm tác dụng của thuốc, do can thiệp vào hệ vi khuẩn đường ruột.
  • Ethinylestradiol trong thuốc Leranis có thể làm tăng tác dụng chống viêm của hydrocortison, tăng nồng độ của cyclosporin khi sử dụng chung.
  • Sử dụng Leranis cùng với thuốc Lamotrigine có thể làm giảm nồng độ của loại thuốc này trong huyết tương, dẫn tới giảm khả năng kiểm soát cơn động kinh. Vì vậy cần điều chỉnh liều thuốc Lamotrigine khi sử dụng cùng thuốc Leranis.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

53 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan