Công dụng thuốc Labomin

Labomin có thành phần chính là Levofloxacin dưới dạng Levofloxacin hemihydrat 500mg. Đây là một loại thuốc kháng sinh, trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm.

1. Labomin có tác dụng gì?

Thuốc được sử dụng trong việc điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin, như:

  • Viêm xoang cấp
  • Viêm phổi cộng đồng
  • Điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Đợt cấp viêm phế quản mạn.
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Điều trị bệnh nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da kèm theo có biến chứng hoặc không có biến chứng.
  • Dự phòng sau khi phơi nhiễm và hỗ trợ trong điều trị bệnh than.
  • Nhiễm trùng da và cấu trúc da.

Cơ chế hoạt động:

Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Tuy nhiên, Labomin sẽ không có tác dụng hiệu quả đối với bệnh cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh nhiễm vi rút khác.

Chống chỉ định:

Người có tiền sử quá mẫn với Levofloxacin hoặc với các thuốc kháng sinh thuộc nhóm quinolon khác hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Không sử dụng thuốc đối với người bệnh bị động kinh, thiếu hụt G6PD, có tiền sử bệnh gân cơ. Không sử dụng cho trẻ em nhỏ hơn 18 tuổi.

2 .Liều lượng và cách dùng thuốc Labomin

2.1. Cách dùng

Dùng đường uống: Thời điểm uống levofloxacin có thể là trước hoặc sau bữa ăn, vì thuốc có thể dung nạp vào cơ thể mà không bị ảnh hưởng bởi lượng thức ăn có trong dạ dày. Không được dùng các antacid có chứa nhôm và magnesi, chế phẩm có chứa kim loại nặng như sắt và kẽm, sucralfat, didanosin trong vòng 2 giờ trước và sau khi uống levofloxacin.

2.2. Liều lượng

Liều dùng sau của Levofloxacin áp dụng cho cả đường uống và đường tĩnh mạch:

Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính sử dụng liều lượng là 500 mg, 1 lần/ngày trong 7 ngày.

Điều trị bệnh viêm phổi mắc phải tại cộng đồng sử dụng liều lượng là 500 mg, 1 -2 lần/ngày trong 7-14 ngày

Điều trị bệnh viêm xoang hàm trên cấp tính sử dụng liều lượng là 500 mg, 1 lần/ngày trong 10-14 ngày

Đối với trường hợp có biến chứng: 750 mg, 1 lần/ngày trong 7-14 ngày và không có biến chứng dùng 500 mg, 1 lần/ngày, thời gian điều trị là trong 7-10 ngày

Trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu với các trường hợp có biến chứng sử dụng liều 250mg, 1 lần/ngày trong 10 ngày, trường hợp không có biến chứng áp dụng liều 250mg/lần, sử dụng trong 3 ngày.

Với người bị viêm thận và bể thận cấp dùng liều điều trị 250mg, 1 lần/ngày trong 10 ngày.

Với người cần điều trị bệnh nhiễm khuẩn da và mô mềm 500mg, ngày 1 - 2 lần x 7 - 14 ngày.

Với người bệnh cần điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng kể cả viêm thận - bể thận: 250mg/ngày x 7 - 10 ngày.

  • Điều trị bệnh than:

Điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm với trực khuẩn than sử dụng liều uống 1 lần/ngày 500 mg, dùng trong 8 tuần.

Điều trị bệnh than: truyền tĩnh mạch, có thể dùng đường uống khi tình trạng người bệnh cho phép, liều 500 mg.

Trong điều trị bệnh tuyến tiền liệt sử dụng trong 500 mg/24 giờ, truyền tĩnh mạch. Sau vài ngày có thể chuyển sang đường uống.

  • Liều lượng cho người bệnh bị suy thận

Cần điều chỉnh dựa trên độ thanh thải creatinin, cụ thể như:

  • Độ thanh thải từ 20-49 ml/phút sử dụng liều ban đầu là 500 mg, liều duy trì là 125mg mỗi 24 giờ.
  • Độ thanh thải từ 10-19 ml/phút sử dụng liều ban đầu là 500 mg, liều duy trì là 125mg mỗi 24 giờ.
  • Độ thanh thải từ 50-80 ml/phút không cần điều chỉnh liều lượng thuốc, áp dụng như trường hợp bình thường.
  • Liều lượng cho người bệnh bị suy thận điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu và viêm bể thận cấp:

Độ thanh thải > 20ml/phút sử dụng liều ban đầu là 250 mg, liều duy trì là 250 mg mỗi 24 giờ.

Độ thanh thải từ 10-19 ml/phút sử dụng liều ban đầu là 250 mg, liều duy trì là 250 mg mỗi 48 giờ.

3. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Labomin

Phản ứng phụ thường gặp như: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, tăng enzym gan, mất ngủ, đau đầu, phản ứng trên da kích ứng nơi tiêm.

Tác dụng phụ ít gặp như: Hoa mắt, căng thẳng, kích động, lo lắng, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn, táo bón, tăng bilirubin huyết. Phản ứng liên quan đến đường sinh dục như viêm âm đạo, nhiễm nấm candida sinh dục. Phản ứng thường thấy trên da như ngứa, phát ban.

Phản ứng hiếm gặp như: Tăng hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp, viêm đại tràng màng giả, khô miệng, viêm dạ dày, phù lưỡi. Phản ứng liên quan đến cơ xương-khớp như đau khớp, yếu cơ, đau cơ, viêm tủy xương, viêm gân Achille. Phản ứng liên quan đến hệ thần kinh: Co giật, giấc mơ bất thường, trầm cảm, rối loạn tâm thần. Phản ứng dị ứng như choáng phản vệ, gặp hội chứng Stevens - Johnson và Lyelle.

4. Thận trọng dùng thuốc Labomin

Sử dụng thuốc có thể dẫn đến bệnh viêm gân: Đặc biệt là gân gót chân, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới đứt gân. Các đối tượng có nguy cơ gồm có người lớn tuổi trên 65 tuổi, người bệnh đang dùng thuốc chứa corticoid. Biến chứng này thường xảy ra sau 48 giờ đầu tiên khi dùng thuốc. Vậy nên người bệnh nên điều chỉnh liều lượng thuốc hàng ngày ở người bệnh lớn tuổi theo mức lọc cầu thận.

Ảnh hưởng trên hệ cơ xương: Levofloxacin có thể gây thoái hoá sụn ở khớp. Do đó không nên sử dụng Ievofloxacin cho trẻ em dưới 18 tuổi.

Nhược cơ: Thận trọng dùng thuốc ở người bệnh bị bệnh nhược cơ vì các biểu hiện của bệnh có thể nặng lên.

Tác dụng trên thần kinh trung ương: Đã có các trường hợp gặp phản ứng như rối loạn tâm thần, tăng áp lực nội sọ, kích thích thần kinh trung ương dẫn đến co giật, run rẩy, bồn chồn, đau đầu...Nếu gặp các phản ứng bất lợi này trong khi sử dụng Ievofloxacin, cần dừng thuốc và có các biện pháp xử trí triệu chứng thích hợp. Đặc biệt cẩn thận trọng khi sử dụng thuốc cho người bệnh gặp vấn đề về thần kinh trung ương như động kinh, xơ cứng mạch não vì làm tăng nguy cơ co giật.

Viêm đại tràng màng giả do Clostridium difficile: Phản ứng này thường gặp các loại thuốc kháng sinh, trong đó có levofloxacin, có thể xảy ra ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Do đó, đối với trường hợp có phản ứng bị tiêu chảy trong thời gian dài, người bệnh nên đi khám để có biện pháp xử trí thích hợp.

Tác dụng trên chuyển hoá: Cũng như các thuốc quinolon khác, levofloxacin có thể gây ra rối loạn chuyển hoá đường, bao gồm tăng và hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường đang sử dụng levofloxacin. Do đó cần giám sát đường huyết thường xuyên đối với các trường hợp này và nếu cần thiết thì nên ngừng sử dụng levofloxacin.

Kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ: Sử dụng thuốc có thể gây kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ ở một số người bệnh, cần tránh sử dụng trên nhóm người bệnh có khoảng QT kéo dài, người bệnh hạ kali máu, người bệnh đang sử dụng các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA (quinidin, procainamid...) hoặc nhóm III (amiodaron, sotalol..).

Thận trọng khi sử dụng levofloxacin cho người bệnh đang trong các tình trạng nhịp chậm và thiếu máu cơ tim cấp.

5. Tương tác thuốc Labomin

Antacid, sucralfat, ion kim loại, multivitamin: Khi sử dụng đồng thời có thể làm giảm hấp thu levofloxacin, cần uống các thuốc này cách levofloxacin ít nhất 2 giờ.

Theophylin: Một số nghiên cứu cho thấy không có tương tác giữa 2 loại thuốc này với nhau. Tuy nhiên, do nồng độ trong huyết tương và AUC theophylin thường bị tăng khi sử dụng đồng thời với các thuốc nhóm quinolon. Vậy nên người bệnh vẫn cần giám sát chặt chẽ nồng độ theophylin và điều chỉnh liều khi cần khi sử dụng chung với levofloxacin.

Warfarin: Do Warfarin làm tăng tác dụng phụ khi dùng cùng với levofloxacin, cần giám sát các chỉ số về đông máu khi sử dụng đồng thời hai thuốc này.

Các thuốc chống viêm không steroid: Sử dụng chung levofloxacin với loại thuốc này có khả năng làm tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và co giật.

Các thuốc hạ đường huyết: Kết hợp levofloxacin với thuốc hạ đường huyết có thể làm tăng nguy cơ rối loạn đường huyết.

Hy vọng với những chia sẻ về thuốc Labomin sẽ giúp quá trình sử dụng, điều trị ở bệnh nhân được hiệu quả và an toàn. Nếu có thêm những thắc mắc khác cần tư vấn người bệnh có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ kê đơn để có chỉ định phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

65 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Philtadol
    Công dụng thuốc Philtadol

    Philtadol là kháng sinh nhóm Cephalosporin, được chỉ định trong các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường sinh dục - tiết niệu,... do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Vậy cơ chế tác dụng, ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • baczoline 1000
    Công dụng thuốc Baczoline 1000

    Thuốc Baczoline 1000 được sản xuất dưới dạng lọ bột pha tiêm truyền tĩnh mạch, sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành. Vậy thuốc Baczoline 1000 thuốc gì? Thuốc Baczoline 1000 có tác dụng ...

    Đọc thêm
  • Cefdivale Injection
    Công dụng thuốc Cefdivale Injection

    Thuốc Cefdivale Injection là thuốc kê đơn có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Với thành phần chính chứa Cefazolin được dùng để điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Tuy nhiên, vì dược ...

    Đọc thêm
  • Ninzats
    Công dụng thuốc Ninzats

    Thuốc ninzats được chỉ định trong những trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, nhiễm khuẩn da và mô mềm, bệnh lậu,... Vậy công dụng thuốc ninzats là gì?

    Đọc thêm
  • Tazocla
    Công dụng thuốc Tazocla Tab

    Thuốc Tazocla được chỉ định bởi bác sĩ trong một số tình trạng nhiễm khuẩn. Cùng tìm hiểu nội dung sau đây để làm rõ công dụng Tazocla, liều dùng và chỉ định của thuốc Tazocla.

    Đọc thêm