Công dụng thuốc Khouma

Khouma thuộc nhóm thuốc tim mạch, bào chế ở dạng viên nén bao phim. Thành phần chính của Khouma là Nebivolol, thuốc được chỉ định trong điều trị tăng huyết áp vô căn. Tuy nhiên, thuốc Khouma cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, hoa mắt, khó thở, táo bón...Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi sử dụng thuốc Khouma

1. Cơ chế tác dụng của thuốc Khouma

Thành phần chính của thuốc Khouma là hoạt chất Nebivolol. Hoạt chất này vốn là hỗn hợp Racemic gồm có hai dạng đồng phân. Cả hai dạng này đều phối hợp với tác động dược lý: Chẹn thụ thể beta chọn lọc và cạnh tranh với tác động do đồng phân d-nebivolol. Thuốc Khouma cũng có những đặc tính giãn mạch nhẹ do có sự tương tác với L-arginine.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Khouma

Tác dụng của thuốc Khouma là để điều trị tăng huyết áp vô căn và suy tim ổn định nhẹ đến trung bình ở những người bệnh có độ tuổi từ 70 trở lên. Có thể kết hợp Khouma với các phương pháp điều trị khác.

Tuy nhiên, Khouma cũng chống chỉ định với một số trường hợp sau:

  • Quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Người bị suy gan hoặc suy giảm chức năng gan.
  • Người bị suy tim cấp tính hoặc sốc tim.
  • Người đang mắc hội chứng rối loạn khả năng dẫn truyền ở nút xoang.
  • Người có tiền sử co thắt phế quản hoặc hen phế quản, nhiễm toan chuyển hoá, hạ huyết áp, nhịp tim chậm hoặc rối loạn tuần hoàn ngoại vi nặng.

3. Liều lượng và cách thức sử dụng thuốc Khouma

  • Thuốc Khouma sử dụng trong điều trị tăng huyết áp ở người lớn được áp dụng với liều 5mg/ ngày. Người bệnh nên sử thuốc vào cùng 1 thời điểm trong ngày. Thuốc Khouma có tác dụng hạ huyết áp rõ sau 1 đến 2 tuần điều trị. Đôi khi, có thể cần tới 4 tuần mới đạt được tác dụng tối ưu.
  • Đối với người cao tuổi có thể áp dụng liều Khouma khởi đầu là 2.5mg/ ngày và nếu cần có thể tăng liều lên 5mg/ ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp này cần phải cẩn trọng và theo dõi người bệnh thật chặt chẽ.
  • Điều trị suy tim mãn tính dùng liều Khouma khởi đầu là 1.25mg/ ngày và thực hiện tăng liều từng bước dựa trên khả năng dung nạp của người bệnh. Thời gian tăng liều Khouma có thể cách nhau 1 đến 2 tuần. Có thể tăng lên 2.5mg/ ngày và tiếp đó tăng lên 5mg/ ngày và 10mg/ ngày.

Cần lưu ý: Liều điều trị với thuốc Khouma theo khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Khouma, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

4. Xử trí quá liều thuốc Khouma

  • Nếu quên liều Khouma, hãy sử dụng khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa liều Khouma quên và liều tiếp theo quá gần nhau thì hãy bỏ qua liều quên. Người bệnh không nên sử dụng gấp đôi liều Khouma, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc. Để khắc phục tình trạng bỏ lỡ liều thuốc Khouma, người bệnh có thể thực hiện đặt chuông báo thức hoặc nhờ người thân nhắc nhở.
  • Trong trường hợp vô tình sử dụng thuốc Khouma quá liều so với quy định và xuất hiện một số dấu hiệu không mong muốn thì cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay.

5. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Khouma

Thuốc Khouma có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì tác dụng phụ của thuốc Khouma có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.

Một số tác dụng phụ thường gặp do Khouma gây ra bao gồm: Đau bụng, đau dạ dày, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, ... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Khouma. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Khouma có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.

Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Khouma có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Khouma hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Ác mộng, trầm cảm, co thắt phế quản, bệnh vảy nến nặng thêm, phù mạch thần kinh, phản ứng quá mẫn, rối loạn tâm thần, hội chứng Raynaud, suy tim mãn tính, ...thì người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc Khouma và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Khouma gồm:

  • Đối với phụ nữ đang mang thai và nuôi con bú nên thận trọng khi sử dụng Khouma và nếu có thể thì nên tránh sử dụng thuốc này. Người bệnh cần được tư vấn sử dụng Khouma từ bác sĩ, đồng thời phân tích kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc.
  • Thuốc Khouma có thể thay đổi khả năng hoạt động cũng như gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ. Vì vậy, để tránh tình trạng tương tác thuốc Khouma người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ danh sách thuốc sử dụng trước đó, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, thảo dược,...
  • Khi sử dụng Khouma cần lưu ý các các biểu hiện dị ứng với thuốc. Người bệnh cần báo bác sĩ các phản ứng gặp phải để có thể điều trị kịp thời.
  • Thuốc Khouma có thể khiến cho người bệnh có cảm giác chóng mặt, đau đầu. Vì vậy, những người thực hiện vận hành máy móc hoặc lái xe nên chú ý khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Khouma, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Khouma là thuốc kê đơn nên người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan