Công dụng thuốc Khavetri

Thuốc Khavetri chứa hoạt chất Levocetirizine là một loại thuốc kháng histamine được sử dụng để làm giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa mắt, mũi và hắt hơi, mắt đỏ, mày đay mạn tính. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin về công dụng của Khavetri.

1. Công dụng thuốc Khavetri

Khavetri chứa thành phần Levocetirizine hydrochloride 5mg được sử dụng chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn như viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa. Khavetri cũng được sử dụng để giảm triệu chứng ngứa và phát ban.

2. Liều lượng và cách dùng

2.1. Cách dùng

Đây là thuốc có dạng viên nén sử dụng để uống trước hoặc sau ăn, dùng mỗi ngày 1 lần. Khuyến cáo nên uống cả viên không nên nhai hay nghiền nát thuốc trước khi nuốt.

Thuốc Khavetri dùng trong ngắn hạn hay dài hạn sẽ tùy thuộc vào một số yếu tố như thời gian và diễn biến triệu chứng của bệnh. Cụ thể, với bệnh sốt cỏ khô thường điều trị trong thời gian ngắn dưới 1 tuần và người bệnh bị phơi nhiễm phấn hoa thời gian điều trị thường từ 3-6 tuần. Vậy nên người bệnh không tự ý tự ý ngưng sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.

2.2. Liều lượng

  • Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều khuyến cáo sử dụng Levocetirizine hydrochloride 5mg mỗi ngày một lần vào buổi tối. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng liều lượng cao hơn như liều 2,5 mg/ngày.
  • Đối với trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: Sử dụng liều lượng thuốc là 2,5mg/ngày. Không được sử dụng vượt quá liều lượng trên.
  • Đối với trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi: Liều lượng thuốc khuyến cáo là 1,25 mg/ngày.
  • Không dùng thuốc Khavetri cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi

Liều dùng với bệnh nhân bệnh thận, sẽ phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh, cụ thể:

  • Giai đoạn suy thận nhẹ với độ thanh thải là ClCr 58-80mL/phút thì sử dụng mỗi viên/lần/ngày.
  • Giai đoạn suy thận vừa với độ thanh thải là ClCr 30-35/phút thì sử dụng mỗi viên/lần/ngày.
  • Giai đoạn suy thận nặng với độ thanh thải là ClCr 10-30/phút thì sử dụng mỗi viên/lần uống và sử dụng 2 lần/tuần.
  • Suy thận giai đoạn cuối đang phải chạy thận nhân tạo với độ thanh thải là ClCr nhỏ hơn 10ml/phút thì không nên sử dụng thuốc.

Đối với bệnh nhân bị suy gan có thể tham khảo liều lượng sử dụng trên, tuy nhiên nếu người bệnh vừa bị bệnh gan vừa bị bệnh thận nên có sự tư vấn của bác sĩ về liều lượng sử dụng.

Khi sử dụng quá liều, thời gian đầu người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như buồn ngủ, kích động và bồn chồn. Nếu xảy ra trường hợp uống quá liều thì người bệnh nên điều trị theo triệu chứng và nếu xảy ra phản ứng nghiêm trọng hơn thì nên liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế gần nhất. Hiện nay chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho Khavetri.

3. Chống chỉ định

  • Không sử dụng thuốc cho người bị dị ứng với thành phần Levocetirizine hydrochloride hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc, khi dị ứng với thành phần thuốc, người bệnh có thể sẽ xuất hiện một số phản ứng như nổi mề đay hoặc là sốc phản vệ.
  • Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị bệnh suy thận giai đoạn cuối đang chạy thận nhân tạo.
  • Không sử dụng thuốc Khavetri cho trẻ em bị suy giảm chức năng thận.

Cần lưu ý cẩn trọng khi dùng thuốc đối các trường hợp sau:

  • Người thường xuyên uống rượu
  • Phụ nữ có thai
  • Phụ nữ cho con bú: Hiện nay chưa thể xác định được mức độ an toàn của thuốc, tuy nhiên theo báo cáo thì chất...có thể bài tiết qua sữa mẹ, nên trường hợp mẹ đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
  • Cơ thể bệnh nhân không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose.
  • Người đang lái xe hoặc vận hành máy móc: Trong một số thử nghiệm lâm sàng sau khi sử dụng thuốc, Khavetri gây ra tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi vậy nên bệnh nhân không nên lái xe hoặc vận hành máy móc, tham gia vào các công việc cần có sự tỉnh táo.

4. Phản ứng phụ

  • Tim mạch: Tác phụ lên tim mạch thường ít gặp hơn, biểu hiện thường thấy là đánh trống ngực
  • Da liễu: Một số biểu hiện như phát ban, ngứa, phù mạch thần kinh, nổi mề đay
  • Tiêu hóa: Tác dụng phụ phổ biến như khô miệng, buồn nôn, nôn.
  • Mẫn cảm: bao gồm có phản ứng quá mẫn và sốc phản vệ
  • Hệ thần kinh: Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, co giật, suy nhược cơ thể, buồn ngủ. Phản ứng nghiêm trọng hơn có thể gặp là dị cảm và chóng mặt.
  • Gan: Phản ứng phụ liên quan đến gan có thể ít xảy ra hơn, tuy nhiên nếu có nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng của gan.
  • Mắt: Gây rối loạn thị giác
  • Tâm thần: Tích cách thay đổi bất thường, nóng tính, kích động
  • Cơ xương khớp: Gây ra tình trạng đau cơ
  • Hệ tiết niệu: Gây ra chứng bí tiểu.

Nếu bất kỳ tác dụng nào kéo dài hoặc các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn ngay lập tức.

5. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể thay đổi công dụng, hiệu quả của các loại thuốc khác hoặc làm tăng nguy cơ gặp các phản ứng phụ nghiêm trọng. Vậy nên người bệnh cần báo với bác sĩ các loại thuốc mình đang sử dụng bao gồm thuốc theo toa, không kê đơn và các sản phẩm thảo dược.

Không tự ý ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

Hãy báo với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ như thuốc giảm đau opioid hoặc thuốc giảm ho như codeine, hydrocodone, thuốc ngủ, thuốc giãn cơ như carisoprodol, cyclobenzaprine hoặc thuốc kháng histamine khác như diphenhydramine, promethazine.

Không dùng chung với bất kỳ loại thuốc kháng histamine nào khá, bôi ngoài da như kem diphenhydramine, thuốc mỡ, thuốc xịt vì có thể làm gia tăng các phản ứng phụ.

Thuốc Khavetri có thể ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm như xét nghiệm da dị ứng, có thể gây ra kết quả xét nghiệm sai. Vậy nên hãy đảm bảo rằng người bệnh đã thông báo cho bác sĩ biết mình đang sử dụng loại thuốc này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan