Công dụng thuốc Kaciflox

Thuốc Kaciflox chứa hoạt chất là kháng sinh Moxifloxacin được chỉ định trong điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm như viêm xoang cấp, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, nhiễm khuẩn da và mô mềm... Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Kaciflox qua bài viết dưới đây.

1. Công dụng của thuốc Kaciflox

“Thuốc Kaciflox có tác dụng gì?”. Thuốc Kaciflox chứa hoạt chất Moxifloxacin 400mg – kháng sinh thuộc nhóm Quinolon. Tác dụng của Moxifloxacin giống như với các kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolon khác là ức chế Toipoisomerase II – enzym cần thiết cho quá trình phiên mã, sao chép và tu sửa ADN vi khuẩn.

Moxifloxacin tác dụng được trên hầu hết các vi khuẩn: Streptococcus Agalactiae, Staphylococcus Epidermidis, Streptococcus Viridans, Haemophilus Influenzae, Klebsiella Pneumoniae, Chlamydia Pneumoniae, Legionella Pneumophila...

Thuốc Kaciflox được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Viêm xoang cấp gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm: Haemophilus Influenza, Streptococcus Pneumoniae, Moraxella Catarrhalis;
  • Đợt cấp viêm phế quản mạn tính gây ra bởi các vi khuẩn sau: Haemophilus Influenzae, Klebsiella Pneumonia, Streptococcus Pneumoniae, Moraxella Catarrhalis, Staphylococcus Aureus, Haemophilus Parainfluenzae;
  • Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng mức độ nhẹ đến trung bình gây ra bởi vi khuẩn Haemophilus Influenzae, Streptococcus Pneumoniae, Mycoplasma Pneumoniae, Moraxella Catarrhalis, Chlamydia Pneumoniae;
  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm do vi khuẩn Streptococcus Pyogenes, Staphylococcus aureus.

2. Liều dùng của thuốc Kaciflox

Liều dùng của thuốc Kaciflox được chỉ định bởi bác sĩ điều trị dựa vào tình trạng bệnh. Người bệnh lưu ý sử dụng thuốc theo đúng liều lượng, thời gian chỉ định. Không tự ý ngưng thuốc khi cảm thấy triệu chứng bệnh đã thuyên giảm hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc, vì sẽ làm tăng nguy cơ đề kháng thuốc.

Liều thuốc Kaciflox ở người trưởng thành trong tất cả các chỉ định được khuyến cáo là 400mg/ngày uống một lần trong ngày. Người bệnh nên uống viên thuốc với một lượng nước vừa đủ, có thể uống cùng với bữa ăn hoặc không.

Thời gian điều trị bằng Kaciflox phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh, đáp ứng lâm sàng của người bệnh và sẽ được chỉ định bởi bác sĩ điều trị. Thông thường với điều trị đợt cấp viêm phế quản mạn tính là 5 ngày, viêm phổi mắc phải ở cộng đồng và viêm xoang cấp là 10 ngày, nhiễm khuẩn da và mô mềm là 7 ngày.

Đối với người bệnh suy thận, suy gan nhẹ và người cao tuổi không cần hiệu chỉnh liều thuốc Kaciflox.

3. Tác dụng phụ của thuốc Kaciflox

Thuốc Kaciflox có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Thường gặp: Chóng mặt, nôn, tiêu chảy;
  • Ít gặp: Khó tiêu, khô miệng, rối loạn vị giác ở mức độ nhẹ, co giật, đau đầu, ngủ gà, buồn ngủ.

Thông thường các tác dụng không mong muốn sẽ hết khi ngưng sử dụng thuốc. Vì vậy nếu người bệnh gặp phải tác dụng không mong muốn nặng cần ngưng điều trị bằng Kaciflox và thông báo cho bác sĩ điều trị để được thăm khám.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Kaciflox

4.1. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Kaciflox trong những trường hợp sau:

  • Người bệnh mẫn cảm với các kháng sinh thuộc nhóm Quinolon, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Kaciflox;
  • Không sử dụng thuốc Kaciflox ở trẻ em dưới 18 tuổi vì nguy cơ gây thoái hóa sụn khớp chịu trọng lực;
  • Người bệnh có tiền sử kéo dài khoảng QT và đang điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1A (Procainamid, Quinidin) và nhóm III (Sotalol và Amiodaron).

4.2. Thận trọng khi sử dụng

Hoạt chất Moxifloxacin có thể gây kéo dài khoảng QT nên cần thận trọng khi sử dụng thuốc Kaciflox ở người bệnh đang điều trị bằng các thuốc kéo dài khoảng QT như: Erythromycin, Cisaprid, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Thận trọng khi dùng thuốc Kaciflox ở người bệnh mắc các bệnh lý thần kinh trung ương như động kinh, xơ vữa động mạch não nặng, vì nguy cơ gây cơn co giật.

Thuốc có thể gây ra các phản ứng có hại gây tàn tật và không hồi phục bao gồm viêm gân, bệnh lý thần kinh ngoại biên, đứt gân, tác dụng xấu trên thần kinh trung ương.

Đối với phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú: Moxifloxacin có thể qua hàng rào máu não và bài tiết được vào sữa mẹ, vì vậy chống chỉ định sử dụng Kaciflox ở các đối tượng này.

Hiện chưa có nghiên cứu về tác động của Moxifloxacin trên khả năng lái xe, vận hành máy móc của người bệnh. Tuy nhiên các kháng sinh thuộc nhóm Quinolon có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như chóng mặt, bất tỉnh... Nên người bệnh cần thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc.

5. Tương tác thuốc Kaciflox

Một số thuốc làm giảm hấp thu của Moxifloxacin nên cần phải uống cách xa thuốc Kaciflox ít nhất 2 giờ như sau: Có chế phẩm chứa sắt, thuốc kháng acid, Multivitamin có chứa kẽm, Didanosin dạng viên nhai, Sucrafat.

Thuốc Kaciflox làm tăng tác dụng chống đông máu của Wafarin.

Sử dụng đồng thời Kaciflox và thuốc kháng viêm steroid làm tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và gây co giật.

Thận trọng khi sử dụng đồng thời Kaciflox với các thuốc kéo dài khoảng QT như Erythromycin, Cisaprid, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, vì nguy cơ hiệp đồng tác dụng gây kéo dài khoảng QT.

Tương tác thuốc xảy ra làm giảm tác dụng điều trị của Kaciflox, tăng nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn. Vì vậy trước khi điều trị bằng thuốc Kaciflox, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm bổ sung đang sử dụng để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Ngoài những thông tin đã được chia sẻ trên nếu trong quá trình dùng thuốc Kaciflox người bệnh có bất cứ vấn đề gì cần tư vấn có thể liên hệ bác sĩ, dược sĩ kê đơn để được giải đáp phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Tác dụng của thuốc Delafloxacin
    Tác dụng của thuốc Delafloxacin

    Delafloxacin là 1 kháng sinh thuộc nhóm quinolon, được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn da và viêm phổi. Dưới đây là thông tin chi tiết về thuốc Delafloxacin là thuốc gì và lưu ý khi sử dụng.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Tinforova
    Công dụng thuốc Tinforova

    Tinforova thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng virus và nấm. Thuốc có thành phần chính là Spiramycin 3.000.000 IU, giúp điều trị và dự phòng các bệnh lý nhiễm khuẩn như viêm phổi phế quản, ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Philenasin
    Công dụng thuốc Philenasin

    Philenasin là thuốc có chứa hoạt chất Levofloxacin với công dụng điều trị một số trường hợp nhiễm khuẩn. Vậy cần sử dụng thuốc Philenasin như thế nào cho đúng cách, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Letristan
    Công dụng thuốc Letristan

    Thuốc Letristan có hiệu quả trong điều trị bệnh viêm xoang cấp, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da. Letristan là thuốc kê đơn, để đảm bảo hiệu quả khi ...

    Đọc thêm
  • Rovacent
    Công dụng thuốc Rovacent

    Thuốc Rovacent dạng viên nén bao phin, được chỉ định sử dụng cho các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, nhiễm khuẩn đường sinh dục, xương khớp hoặc phòng ngừa tái phát thấp khớp cấp tính.

    Đọc thêm