Công dụng thuốc Hyvalor

Thuốc Hyvalor được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, có thành phần chính là Valsartan và được dùng để điều trị tăng huyết áp, suy tim (độ 2 đến độ 4), hỗ trợ bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim. Thuốc Hyvalor được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty TNHH United International Pharma (Việt Nam).

1. Thuốc Hyvalor có tác dụng gì?

Trong 1 viên thuốc Hyvalor có chứa 80mg Valsartan và các tá dược khác. Thuốc Hyvalor thường được chỉ định dùng cho các trường hợp:

  • Tăng huyết áp (đơn trị liệu hay kết hợp với các thuốc khác);
  • Hỗ trợ điều trị suy tim (độ 2 đến độ 4);
  • Điều trị cho bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim đã ổn định có suy giảm hay rối loạn chức năng thất trái.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Hyvalor cho các đối tượng:

  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc (đặc biệt là Valsartan);
  • Phụ nữ mang thai: thuốc Hyvalor tác động lên hệ rennin-angiotensin trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ gây suy giảm chức năng thận của thai nhi, làm tăng tỉ lệ tử vong của thai nhi. Do vậy không sử dụng thuốc này trong thai kỳ;
  • Trẻ em và thiếu niên <18 tuổi: độ an toàn và hiệu quả của thuốc Hyvalor chưa được xác định.

2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Hyvalor

Cách dùng: Người bệnh dùng thuốc Hyvalor bằng đường uống, dùng cùng hoặc không cùng bữa ăn.

Liều dùng gợi ý:

Điều trị tăng huyết áp

  • Liều khởi đầu và duy trì: Uống 1 viên thuốc Hyvalor 80mg hoặc 1 viên 160mg/lần mỗi ngày với đơn trị liệu ở bệnh nhân không bị giảm thể tích tuần hoàn.
  • Tác dụng giảm huyết áp sẽ thể hiện rõ ràng sau 2 tuần và phát huy tác dụng tối đa sau 4 tuần;
  • Nếu không đáp ứng có thể tăng liều Hyvalor lên đến tối đa 320mg/ngày, hay kết hợp thêm với thuốc lợi tiểu.

Điều trị suy tim

  • Liều khởi đầu: Uống 40mg mỗi 12 giờ;
  • Liều dùng tối đa là 80mg đến 160mg hai lần mỗi ngày nếu bệnh nhân có thể dung nạp được. Nên cân nhắc giảm liều nếu kết hợp với thuốc lợi tiểu.

Hỗ trợ điều trị sau nhồi máu cơ tim

  • Có thể dùng thuốc 12 giờ sau nhồi máu cơ tim;
  • Liều khởi đầu uống 20mg mỗi 12 giờ, có thể tăng liều đến 40mg chia 2 lần uống 1 ngày, duy trì trong 7 ngày;
  • Liều duy trì: có thể chỉnh liều đến 160mg uống mỗi 12 giờ nếu bệnh nhân có khả năng dung nạp.

3. Tác dụng phụ của thuốc Hyvalor

Trong quá trình sử dụng thuốc Hyvalor, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Tác dụng phụ ít gặp: đau bụng, tiêu chảy, đau khớp, đau họng, ho, đau đầu chóng mặt, mệt mỏi;
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: phù mạch, giảm bạch cầu trung tính, hạ huyết áp..

Cần thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải trong quá trình dùng thuốc Hyvalor.

4. Tương tác của thuốc Hyvalor

Một số lưu ý về tương tác thuốc Hyvalor với các thuốc khác:

  • Thuốc lợi tiểu: dùng phối hợp có thể làm tăng tác dụng phụ hạ huyết áp.
  • Thuốc giữ kali, các chế phẩm chứa kali: dùng đồng thời có thể làm tăng nồng độ kali trong huyết thanh;
  • Thuốc chống đông máu Warfarin: có thể làm tăng thời gian xét nghiệm prothrombin.
  • Thuốc kháng viêm NSAIDs: có thể suy giảm chức năng thận, gây suy thận cấp;
  • Muối lithi: dùng phối hợp với Hyvalor có thể làm giảm độ thanh thải lithi nên cần chú ý kiểm soát nồng độ lithi trong huyết thanh.

Trên đây là các thông tin quan trọng về thuốc Hyvalor, để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bệnh nhân nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi dùng.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan