Công dụng thuốc Hepazol E

Thuốc Hepazol E được sử dụng trong kết hợp thuốc kháng Retrovirus cho người lớn nhiễm HIV 1. Vậy thuốc Hepazol E có công dụng như thế nào? Liều dùng thuốc sao cho hiệu quả và cần lưu ý những gì khi sử dụng Hepazol E?

1. Thuốc Hepazol E là thuốc gì?

Thuốc Hepazol E thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim đóng theo hộp 1 vỉ x 10 viên.

Hepazol E có chứa thành phần chính là Tenofovir disoproxil fumarate hàm lượng 300mg và Emtricitabine hàm lượng 200mg. Ngoài ra có chứa các thành phần tá dược khác như: Cellulose vi tinh thể, Tale tinh khiết, Tinh bột Na Glycollat, Tinh bột bắp, Dibasic Calci Phosphat, Lactose, Povidone K-30, Polysorbate 80, Magnesi Stearat, Colloidal Anhydrous Silica, Natri Lauryl Sulphat, Natri Croscarmellose, Titan Dioxid, Indigo Carmine.

2. Thuốc Hepazol E có tác dụng gì - công dụng và chỉ định?

Thuốc Hepazol E được sử dụng kết hợp với thuốc kháng Retrovirus cho người bệnh bị nhiễm HIV-1.

Sự khẳng định lợi ích của thuốc phối hợp Emtricitabine và Tenofovir disoproxil fumarate trong điều trị kháng retrovirus dựa chủ yếu vào các nghiên cứu thực hiện trên người bệnh chưa từng điều trị trước đó.

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Hepazol E

Người bệnh nên bắt đầu dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ hoặc dược sĩ có kinh nghiệm trong điều trị nhiễm HIV. Nếu người bệnh khó nuốt, có thể phân tán viên Hepazol E kết hợp trong khoảng 100ml nước hoặc nước cam/nước nho và uống ngay sau khi pha.

Liều dùng của thuốc Hepazol E như sau:

Người lớn:

  • Liều dùng khuyến cáo là một viên Hepazol E, uống 1 lần/ngày. Để tối ưu hóa sự hấp thu của tenofovir, nên uống viên Hepazol E cùng với thức ăn. Thậm chí một lượng nhỏ thức ăn cũng làm tăng sự hấp thu của tenofovir từ viên kết hợp.
  • Khi cần phải ngừng điều trị một trong hai thành phần của viên Hepazol E kết hợp hoặc khi cần điều chỉnh liều, nên sử dụng các chế phẩm có chứa riêng từng thành phần emtricitabine và tenofovir disoproxil fumarate.

Trẻ em và vị thành niên:

  • Độ an toàn và hiệu quả dùng thuốc chưa được khẳng định ở người bệnh dưới 18 tuổi. Do đó, không nên dùng viên Hepazol E kết hợp cho trẻ em và thiếu niên.

Người già:

  • Không có đầy đủ dữ liệu chính xác để đưa ra khuyến cáo về liều dùng cho người bệnh trên 65 tuổi. Tuy nhiên, không cần thiết phải điều chỉnh liều Hepazol E khuyến cáo cho người lớn trừ khi có bằng chứng của tình trạng suy thận.

Trường hợp quá liều thuốc Hepazol E và xử trí:

Chưa có báo cáo về những triệu chứng khi dùng quá liều thuốc Hepazol E. Tuy nhiên, nếu có xảy ra tình trạng quá liều, ngộ độc thuốc, bệnh nhân cần được theo dõi các dấu hiệu ngộ độc. Trường hợp cần thiết nên sử dụng các biện pháp điều trị nâng đỡ cơ bản. Phương pháp thẩm phân máu có thể tách khoảng 54% Tenofovir loại trừ. Với liều đơn 300mg, có khoảng 10% liều dùng tenofovir disoproxil fumarat được loại trừ trong một kỳ thẩm phân máu kéo dài 4 giờ.

4. Chống chỉ định khi dùng thuốc Hepazol E

Thuốc Hepazol E không được sử dụng trong các trường hợp người bệnh bị quá mẫn hoặc dị ứng với Emtricitabine, Tenofovir disoproxil fumarate, Tenofovir hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

5. Tương tác thuốc Hepazol E

Thuốc Hepazol E kết hợp dùng chung với một số thuốc sau có thể xảy ra tình trạng tương tác thuốc như:

  • Các thuốc chịu ảnh hưởng hoặc chuyển hóa bởi men gan CYP450, CYP đồng phân 3A4, 2D6, 2C9, 2E1, 1A.
  • Các thuốc Acyclovir, Ganciclovir, Cidofovir, Valacyclovir, Valganciclovir,... khi dùng chung với Hepazol E làm giảm chức năng thận hoặc cạnh tranh đào thải qua ống thận, làm tăng nồng độ tenofovir huyết tương hoặc các thuốc dùng chung.
  • Thuốc ức chế proteaz HIV như Amprenavir, Atazanavir, Indinavir, Ritonavir, Saquinavir.
  • Thuốc ức chế men sao chép ngược không nucleosid như Nevirapin, Delavirdin, Efavirenz.
  • Thuốc ức chế men sao chép ngược nucleosid như Abacavir, Zalcitabin, Didanosin, Emtricitabin, Stavudin, Zidovudin, Lamivudin.
  • Các thuốc tránh thai đường uống chứa Ethinyl estradiol hoặc Norgestimat.

Trên đây không phải là danh sách đầy đủ những tương tác thuốc Hepazol E. Để đảm bảo an toàn, người bệnh hãy liệt kê tất cả những dòng thuốc( kê toa, không kê toa, thực phẩm chức năng, dược phẩm khác, vitamin,..) đang sử dụng và bệnh lý mình đang gặp phải cho bác sĩ dược sĩ biết.

6. Thuốc Hepazol E gây ra những tác dụng phụ nào?

Trong quá trình sử dụng thuốc Hepazol E, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Tác dụng thường gặp nhất như tiêu chảy, nôn/buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, chán ăn.
  • Nồng độ amylaz huyết thanh tăng cao và viêm tụy.
  • Giảm phosphat huyết
  • Phát ban da
  • Bệnh thần kinh ngoại vi, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, suy nhược, trầm cảm, ra mồ hôi và đau cơ.
  • Tăng men gan, tăng đường huyết, tăng nồng độ triglycerid máu và thiếu bạch cầu trung tính.
  • Suy thận, suy thận cấp và các tác dụng trên ống lượn gần( hội chứng Fanconi)
  • Nhiễm acid lactic
  • Chứng gan to nghiêm trọng
  • Nhiễm mỡ

Thông báo cho bác sĩ, dược sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Hepazol E.

7. Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Hepazol E

Thuốc có thể gây tăng sinh mô mỡ qua sự phân bố lại hoặc sự tích tụ mỡ trong cơ thể, bao gồm tàn phá thần kinh ngoại vi, sự béo phì trung ương. Khi dùng đồng thời tenofovir với lamivudin và efavirenz ở người bệnh bị nhiễm HIV cho thấy có sự tăng nồng độ hormon tuyến cận giáp trong huyết thanh, sự giảm mật độ khoáng của xương sống thắt lưng, sự tăng nồng độ của 4 yếu tố sinh hóa trong chuyển hóa xương. Cần theo dõi xương chặt chẽ ở những người bệnh nhiễm HIV có tiền sử gãy xương, hoặc có nguy cơ loãng xương. Mặc dù hiệu quả của việc bổ sung calci và vitamin D chưa được chứng minh nhưng việc bổ sung có thể có ích cho những người bệnh.

Phụ nữ có thai: Chưa có thông tin về việc sử dụng thuốc Hepazol E trong thời kỳ mang thai. Chỉ nên dùng khi lợi ích được chứng minh nhiều hơn nguy cơ đối với bào thai.

Phụ nữ đang cho con bú: Chưa có thông tin về sự bài tiết của thuốc Hepazol E fumarat qua sữa mẹ. Vì thế, không dùng tenofovir trường hợp này. Theo khuyến cáo chung, phụ nữ nhiễm HIV không nên cho con bú để tránh lây truyền HIV cho trẻ đang bú mẹ.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Hepazol E nếu trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân có thêm bất cứ thắc mắc gì có thể liên hệ bác sĩ để được tư vấn chuyên sâu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

72 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Combunox
    Công dụng thuốc Combunox

    Thuốc Combunox chứa 2 thành phần chính Oxycodone và Ibuprofen. Thuốc được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn để giảm đau nặng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thuốc Combunox qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Topogis 90
    Công dụng thuốc Topogis 90

    Thuốc Topogis 90 là thuốc tim mạch, có thành phần chính là Ticagrelor, hàm lượng 90mg. Thuốc có tác dụng điều trị cơn đau thắt ngực không ổn định đồng thời giúp phòng ngừa huyết khối do xơ vữa động ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Alphafoss
    Công dụng thuốc Alphafoss

    Thuốc Alphafoss có thành phần chính là Fosfomycin Natri, thường được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng. Cùng tìm hiểu công dụng, cách sử dụng cũng như lưu ý khi dùng thuốc Alphafoss qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • becazithro
    Tác dụng thuốc Becazithro

    Becazithro là thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Để hiểu rõ hơn về thành phần, tác dụng thuốc Becazithro cũng như biết cách sử dụng an toàn ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Grovatab
    Công dụng thuốc Grovatab

    Thuốc Grovatab được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Spiramycin. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với hoạt chất thuốc.

    Đọc thêm