Công dụng thuốc Hemasite

Hemasite thuộc nhóm thuốc gây tê, được chỉ định trong gây tê phong bế, gây tê ngoài màng cứng cho bệnh nhân. Cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về công dụng thuốc Hemasite.

1. Hemasite là thuốc gì?

Hemasite là thuốc thuộc nhóm thuốc gây tê, được phát triển và sản xuất bởi Công ty Myungmoon Pharma Co., Ltd, lưu hành ở Việt Nam với số đăng ký VN-16522-13.

Thuốc Hemasite được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, đóng gói hộp 10 ống x 4ml.

Thành phần của thuốc:

  • Bupivacain hydrochloride 21,12mg: Đây là thuốc gây tê tại chỗ thuộc nhóm amid, có thời gian tác dụng kéo dài. Thuốc có tác dụng phong bế có hồi phục sự dẫn truyền xung thần kinh do làm giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh đối với ion Na+
  • Glucose: 290,92mg.
  • Các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc nhà cung sản xuất cung cấp.

2. Thuốc Hemasite có tác dụng gì?

Hemasite được chỉ định trong các trường hợp:

3. Chống chỉ định dùng Hemasite khi nào?

  • Bệnh nhân mẫn cảm, dị ứng với Hemasite hoặc các thuốc gây tê tại chỗ dạng Amid.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Ung thư vú đã xác định hoặc nghi ngờ.
  • Có những yếu tố của tiền ung thư hoặc nghi ngờ ung thư do ảnh hưởng của steroid sinh dục.
  • Các rối loạn huyết khối tĩnh mạch sâu thể hoạt động, huyết khối tắc mạch hoặc có tiền sử những bệnh này.
  • Đối với gây tê ngoài màng cứng chống chỉ định dùng cho bệnh nhân bị xuất huyết nghiêm trọng hoặc sốc, viêm hoặc nhiễm trùng ở vùng dự định tiêm.

4. Cách dùng, liều dùng thuốc Hemasite

  • Chỉ dùng thuốc tiêm Hemasite cho người lớn.

Liều dùng thuốc:

  • Người lớn: Liều tối đa 2mg/kg cho mỗi lần sử dụng. Liều sử dụng phụ thuộc vào vị trí gây tê, độ tuổi và thể trạng của bệnh nhân.

Gây tê phong bế:

  • Phong bế đám rối thần kinh vùng nách: 10-20ml thuốc tiêm Hemasite (50-100mg Bupivacaine Hydrochloride).
  • Phong bế thần kinh liên sườn: < 5ml thuốc tiêm Hemasite (< 25mg Bupivacaine Hydrochloride).

Gây tê ngoài màng cứng:

  • Gây tê ngoài màng cứng: 15-20ml thuốc tiêm Hemasite (75- 100mg).
  • Duy trì gây tê ngoài màng cứng: Lần tiêm đầu 10ml, sau đó tiêm 3, 5, 8ml sau mỗi 4-6 giờ để duy trì. Liều sử dụng tùy theo mức độ tác động phối hợp giảm đau an thần mong muốn và tuổi tác của bệnh nhân.

Gây tê đốt sống cùng:

  • Khi thời gian gây tê kéo dài, kết hợp Epinephrine 0.005mg vào mỗi 1ml dung dịch tiêm (Epinephrine 1:20).
  • Liều dùng có thể tăng hay giảm một cách thích hợp tùy theo tuổi tác, bộ phận gây tê, vị trí mô, triệu chứng, thể trạng bệnh nhân.

5. Tác dụng phụ của thuốc Hemasite

  • Gây sốc: Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận vì sốc có thể xảy ra. Cần ngừng sử dụng thuốc và tiến hành các biện pháp thích hợp như hô hấp nhân tạo, liệu pháp oxy, sử dụng dịch truyền natri cacbonat và các thuốc tăng huyết áp... Trong trường hợp xảy ra các phản ứng không mong muốn như tụt huyết áp, da xanh tái, mạch bất thường và trụy hô hấp.
  • Các phản ứng trên hệ thần kinh trung ương: Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ vì có thể xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc như run, co giật. Ngừng điều trị và sử dụng Diazepam hoặc các Barbiturat tác dụng cực ngắn (Thiopental Sodium) khi xảy ra các triệu chứng này.
  • Gan: Bệnh nhân phải được theo dõi thận trọng vì có thể xảy ra tăng các chỉ số AST, ALT, ALP khi sử dụng thuốc thời gian dài xuất hiện các dấu hiệu không mong muốn, cần ngừng dùng thuốc ngay lập tức và tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp.

6. Xử trí khi quên liều hoặc uống quá liều thuốc Hemasite

Quên liều Hemasite:

  • Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.

Quá liều Hemasite:

  • Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
  • Nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường khi quá liều, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế để được xử lý kịp thời.

7. Thận trọng khi dùng thuốc Hemasite

Với phụ nữ đang mang thai:

  • Trong quá trình mang thai, sử dụng thuốc Hemasite có thể gây ra các tình huống xấu như sảy thai, quái thai, dị tật thai nhi... đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu. Chính vì vậy tốt nhất là không nên dùng thuốc Hemasite đối với phụ nữ có thai. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định.

Với phụ nữ đang trong thời gian cho con bú:

  • Sử dụng thuốc Hemasite có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ. Tốt nhất là không nên hoặc hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Rất nhiều loại thuốc chưa xác định hết các tác động của thuốc trong thời kỳ này, vì vậy bà mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Bảo quản thuốc đúng cách:

  • Để thuốc ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ C, nơi khô ráo, tránh ẩm.
  • Để xa thuốc ngoài tầm với trẻ em, thú nuôi.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Hemasite, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Hemasite điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

16 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan